CHƯƠNG VI NGHỆ THUẬT NÓI CHUYỆN CỦA PHỤ NỮ
3. HÃY NÓI LỜI “CẢM ƠN”
“Tài năng đáng quý nhất là sử dụng một từ nhưng có thể nói rõ được vấn đề không cần dùng đến hai từ”.
Có một câu chuyện cười: Tiểu Huệ lên 7 tuổi cầm que kem vui vẻ chạy về nhà nói với bố: “Bố ơi chú Trương mua cho con que kem này”.
Bố cô bé hỏi: Con đã nói “cảm ơn” chú chưa?
Tiểu Huệ: “Con chưa nói”
Bố cô bé lại nói: “Thế thì mất lịch sự quá. Con nhanh đến chỗ chú Trương cảm ơn chú đi”
Một lúc sau, cô bé quay về. Bố cô bé hỏi “Con đã cảm ơn chưa?”
“Con cảm ơn rồi nhưng không còn tác dụng gì nữa”. Cô bé trả lời.
Tại sao?
“Chú Trương nói là con không cần phải cảm ơn”.
Câu chuyện cười này chứa rất nhiều gợi ý. Trong giao tiếp giữa người với người, có nhiều phụ nữ đã là cô bé Tiểu Huệ với nhiều cấp độ khác nhau. Họ thường có hai khuyết điểm ở vấn đề này: Một là cho rằng mình không cần phải có lời “Cảm ơn!”. Hai là họ thực sự không biết nói lời “Cảm ơn!”. Trong hai trường hợp trên thì với trường hợp trước tư tưởng nhận thức có vấn đề, với trường hợp sau thì khả năng giao tiếp có vấn đề, nhưng đều để lại những hậu quả xấu trong quan hệ với mọi người và cần phải thay đổi sớm.
Nói tóm lại, “Cảm ơn” bao gồm những chức năng sau:
a. Thể hiện quy tắc lễ nghi
Trong xã hội hiện đại, cảm ơn ý tốt và sự giúp đỡ của người khác là tiêu chí văn minh, là một quy tắc của xã hội. Chỉ có như vậy một người phụ nữ mới được coi là có giáo dục, có đức hạnh, xã hội mới là một xã hội văn minh và yên ổn.
b. Biểu đạt tình cảm cái tôi
Con người khi đã chấp nhận lời nói và hành động thiện ý của người khác thì thường cảm thấy rất cảm động, tình cảm ấy sẽ chuyển thành lời. Câu “cảm ơn” thường là cách tự nhiên bày tỏ tình cảm này của con người.
c. Gia tăng thiệ n cảm của đối phương
Các nhà nghiên cứu cho rằng: Con người với con người quan hệ với nhau là một quá trình tương hỗ, hành động thiện chí của một bên tất sẽ khơi dậy “sự tạ ơn” của bên còn lại và được thể hiện bằng lời cảm ơn. “Sự tạ ơn” này sẽ tăng thêm thiện cảm của đối phương và sẽ làm họ có những hành vi thiện chí mới. Như vậy sẽ làm cho quan hệ của hai người hòa hợp với nhau hơn.
d. Điều tiế t khoảng cách của đôi bên
Bất cứ mối quan hệ giao tiếp, hoặc lần nói chuyện nào cũng đều được tiến hành trong khoảng cách tâm lý do hai bên tạo ra. Khoảng cách tâm lý vừa phải là một điều kiện tất yếu để hai người giao tiếp thành công, còn lời nói cảm ơn chính là một nghệ thuật để điều tiết khoảng cách ấy của đôi bên.
Trong các trường hợp bình thường, cảm ơn có tác dụng rút ngắn khoảng cách giữa hai người. Nhưng nhiều khi, cảm ơn lại kéo rộng khoảng cách của hai người. Nhiều khi trong mối quan hệ giao tiếp đặc biệt như người yêu, người thân, bạn thân nếu chúng ta sử dụng những câu cảm ơn lịch sự, tiêu chuẩn thường dùng cho các mối quan hệ xã giao sẽ là một cách bày tỏ thái độ lạnh nhạt của mình với đối phương, rộng khoảng cách tâm lý với đối phương.
Trong quan hệ giao tiếp, bạn cần phải biết vận dụng tốt thủ thuật giao tiếp này, hãy nói
“cảm ơn” để hoàn thành nhiệm vụ giao tiếp đặc biệt của mình.
e. Thỏa mãn nhu cầu tâm lý của đối phương
Trong nhiều tình huống, “cảm ơn” là cách để thỏa mãn nhu cầu tâm lý của đối phương.
Mỗi người đều có nhu cầu tâm lý khác nhau. Có người mong muốn bạn cảm ơn lời nói hay hành động của họ, có người muốn bạn cảm ơn những hiệu quả hoặc hành động của lời nói của họ, có người lại muốn bạn cảm ơn bản thân con người họ.
Do đó, trước hết người cảm ơn cần phải biết đáp ứng được nhu cầu tâm lý này. Nhất là khi các chàng trai cảm ơn những người phụ nữ lớn tuổi hơn mình thì cần phải có thái độ cẩn trọng. Như những lời đại loại như sau sẽ dẫn đến hiểu nhầm “Cảm ơn chị, không ngờ chị vẫn luôn nhớ đến tôi.”, thà rằng chỉ cảm ơn hành vi của đối phương là được. Do đó, cảm ơn cần phải xuất phát chính từ nhu cầu tâm lý của đối phương.
Ngoài ra, cảm ơn còn phải áp dụng những biện pháp tương ứng căn cứ vào đặc điểm thân phận khác nhau của đối phương. Người già thường tự tin, kinh nghiệm của họ luôn có
tác dụng nhất định đối với thanh niên, vì vậy khi cảm ơn, thanh niên cần cảm ơn kết quả của hành vi và lời nói của họ. “Cảm ơn bác, những lời của bác đã làm cho cháu hiểu được nhiều điều...”, như vậy sẽ làm người già cảm thấy hài lòng.
Phụ nữ thường cho rằng trái tim lương thiện, chăm sóc người khác là sự hấp dẫn độc đáo của mình. Vì vậy khi cảm ơn họ, nói “em thật tốt” sẽ hay hơn nhiều “cảm ơn em”; nói “may mắn có em giúp anh nghĩ được việc đó” tốt hơn là “em nghĩ được điều ấy thật khó khăn”.
f. Cần phải thể hiệ n tình cảm xác đáng
“Cảm ơn” nên là cách biểu lộ tự nhiên tình cảm biết ơn ở trong lòng mình, vì vậy, nội dung chủ yếu của cảm ơn là tình cảm chân thành, lời nói thể hiện cho tấm lòng. Với tình cảm chân tình như vậy thì chúng ta cần phải thể hiện rõ ở ngôn ngữ, biểu hiện được chân thực lòng mình.
Trước hết ngữ điệu phải vui vẻ, rõ ràng, không nên quá trầm, nặng nề, thứ hai lời nói phải rõ ràng, không được lẫn lộn, ấp úng, cuối cùng là mắt phải nhìn thẳng vào người mình cảm ơn, khuôn mặt biểu lộ sự chân thành, sinh động, phối hợp với các cử chỉ đúng mức. Về vấn đề này chúng ta cần phải tránh hai điểm: khoa trương và cứng nhắc.
Bạn thử nghĩ xem, nếu bạn khoa chân múa tay, cử chỉ nông nổi, lúc vỗ vai đối phương, lúc lại kéo tay đối phương khi xin lỗi; hoặc thể hiện tình cảm khô cứng, cúi đầu, nhìn ra chỗ khác. Cách biểu lộ tình cảm và cử chỉ của bạn như vậy thực tế đã hạ thấp lời nói của bạn, tình cảm của bạn không những không có hiệu quả tích cực mà thậm chí còn tạo ra hậu quả tiêu cực.
g. Cần phải chú ý đế n nơi giao tiếp và quan hệ giao tiế p
Khi cảm ơn cần phải chú ý đến nơi diễn ra giao tiếp. Khi chỉ có bạn với đối phương thì bạn cảm ơn người ta sẽ có hiệu quả tốt nhất, nhưng trong đám đông bạn chọn ra một người để cảm ơn thì sẽ có xảy ra tình trạng là dường như bạn đang lạnh nhạt với người khác và sẽ đẩy người được cảm ơn vào hoàn cảnh khó xử. “Cảm ơn” cũng cần phải chú ý đến quan hệ của đôi bên. Nếu hai người là chỗ quen biết hoặc là đồng nghiệp thì có thể cảm ơn trực tiếp như “cảm ơn anh”, “rất cảm ơn anh”... nhưng hai người chỉ là quan hệ bạn bè bình thường thì ít dùng “cảm ơn anh” mà nên dùng những câu đại loại như “rất cảm ơn anh”. Bạn cũng có thể bày tỏ ý cảm ơn của mình bằng những câu khen ngợi hoặc là trần thuật, chẳng hạn như con gái có thể nói với mẹ: “Mẹ! mẹ thật tốt, mẹ là người mẹ tốt nhất trên đời này”.
Nhiều khi, cảm ơn cũng có thể lợi dụng quan hệ giao tiếp giữa con người với con người.
Ví dụ bạn rất muốn cảm ơn ai đó thì bạn có thể bày tỏ lòng cảm ơn của mình với những người có thiện cảm với người đó như bố mẹ, bạn gái hoặc cấp trên của anh ấy. Như vậy lời
cảm ơn của bạn sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với việc bạn trực tiếp cảm ơn anh ấy.
h. Cần phải chú ý đến loại hình và cách thức cảm ơn:
Từ những góc độ khác nhau thì cảm ơn cũng có những loại khác nhau, có loại cảm ơn cá nhân, có loại cảm ơn tập thể, có loại cảm ơn hành vi, có loại cảm ơn nhân phẩm, có loại cảm ơn giữa cá nhân với nhau, có loại cảm ơn giữa tập thể, giữa các quốc gia với nhau, có cảm ơn bằng miệng, có cảm ơn qua điện thoại, có cảm ơn qua thư từ...