Nhiều phụ nữ trách móc những người làm công tác tổ chức không nhìn nhận được những lỗ lực của họ, và những người công nhân, cũng thường suy nghĩ như vậy.
Thực ra, những người xung quanh chúng ta biết lôi cuốn sự chú ý của người khác, được thăng chức tăng lương không phải vì họ có những phẩm chất gì đặc biệt mà họ cũng bình thường như chúng ta. Nếu muốn thay đổi tình hình này thì bạn có thể quan hệ mật thiết với cấp trên trực tiếp của mình với các hình thức khác nhau. Quan trọng là bạn phải biết nhấn mạnh công việc của mình để cấp trên chú ý đến sự tồn tại của bạn.
Bạn đã cố gắng để nâng cao trình độ chuyên môn của mình chưa? Nếu bạn có chuyên môn nào cần được nâng cao thì buổi tối nên dành thời gian để học. Nhiều vị trí quản lý rất cần đến những kiến thức tính toán, tài chính. Bạn dành thời gian học những phần mềm máy tính mà sếp bạn đang sử dụng, làm như vậy cũng để họ biết rằng bạn đang cố gắng. Chủ động hỏi sếp xem bạn có thể giúp gì cho sếp trong việc tính toán, dự trù, đó cũng là cơ hội để bạn mở rộng kiến thức.
Nhiều người không biết rằng thông tin trên mạng Internet vô cùng phong phú, ích rất có ích cho công việc của bạn. Hãy cố gắng làm một nhà nghiên cứu giỏi, hãy đọc nhiều sách về chuyên môn của mình để nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên thảo luận với
mọi người về những tình huống mới nhất liên quan đến công việc. Bạn không cần phải cái gì cũng biết hết, nhưng ít ra cũng phải biết những vấn đề liên quan đến công việc của bạn.
Bạn có thể tìm tòi những tài liệu mới nhất để tập hợp và gửi cho sếp, làm như vậy để sếp hiểu được tình hình mới nhất và biết được bạn là người chủ động học hỏi, biết nắm vững thông tin, như vậy họ sẽ rất thích bạn.
Nhiều cấp trên khi được hỏi về vấn đề mình thích đều nói dù tuổi tác thế nào, đó là tính hài hước, biết cân bằng cuộc sống, đối xử công bằng với cấp dưới. Ngoài ra bạn nên làm tốt công việc, vui vẻ nói chuyện với cấp dưới, lắng nghe suy nghĩ của họ, để cho họ cảm nhận rằng bạn rất giàu tình cảm. Điều này đòi hỏi phải có nghệ thuật. thực ra thì ai cũng làm được điều này. Quan trọng là ngay từ khi mới bắt đầu đã phải lên cho mình mục đích, luôn luôn hướng tới mục đích đó. Bạn cần tỉnh táo nhận ra những điểm còn thiếu của mình để làm mình hoàn thiện hơn.
11. THUYẾT PHỤC CẤP TRÊN TĂNG LƯƠNG CHO BẠN
Tăng lương và thăng chức luôn là vấn đề gai góc được mọi công nhân viên chức quan tâm nhất. Nhiều người không được tăng lương thăng chức không phải là vì họ không có năng lực làm việc, mà là không biết thể hiện bản thân. Ngày nay, các cấp lãnh đạo bận quá nhiều việc, không thể lúc nào cũng chú ý đến biểu hiện của bạn, là cấp dưới, bạn cần phải chủ động, lúc thích hợp bạn cần phải thể hiện mình, chỉ có như vậy thì mới có được hiệu quả như ý muốn. Tất nhiên, cách thể hiện con người của mỗi người rất khác nhau, điểm quan trọng là phải thể hiện đúng lúc.
Tăng lương, đó là việc anh Lý mong ước bấy lâu. Nói đến thời gian làm việc thì anh đã làm ở trong xưởng được 4 năm, thái độ làm việc cũng tàm tạm, chưa mắc sai lầm gì nhưng sếp vẫn chưa có ý tăng lương cho anh. Anh Lý cảm thấy rằng giá trị bản thân của mình chưa được coi trọng nên trong lòng rất buồn. Trong nhiều buổi họp tổng kết công tác anh đã ngầm nói với sếp nhưng sếp không có phản ứng gì. Anh định nêu yêu cầu trực tiếp với sếp nhưng lại ngại và sợ bị sếp từ chối, nhưng không nói thì anh không cam lòng, cuối cùng anh đã lấy can đảm và lựa lời nói rõ ý tứ của mình. Thật ngạc nhiên là sau vài tuần quan sát anh làm việc, sếp đã đồng ý tăng lương cho anh, vấn đề thật đơn giản. Anh Lý cho rằng chỉ cần đó là quyền lợi chính đáng của mình thì nên cố gắng giành lấy.
Tất nhiên khi nêu vấn đề tăng lương với sếp bạn cũng cần phải chú ý đến nghệ thuật ăn nói. Tôi đã được một bài học xương máu. Tôi làm việc tại một công ty gần được 3 năm, tôi thành thạo công việc của mình nhưng sếp vẫn chưa có ý tăng lương cho tôi. Khi ấy do tuổi đời còn trẻ chưa suy nghĩ kỹ càng, thấu đáo nên tôi đã ép sếp tăng lương vì cho rằng mình rất thạo việc. Bây giờ nghĩ lại mới thấy hành động của mình hồi đó thật tệ hại. Kết quả là lương không được tăng mà quan hệ của tôi và sếp cũng bị trục trặc nên tôi đành phải bỏ làm.
Chúng ta nói ý đồ của mình với sếp với giọng thương lượng, tâm sự thì sếp sẽ lắng nghe và sẽ hỏi chúng ta có gặp vấn đề gì trong công việc không. Cuối cùng thì chúng ta cũng
được tăng lương.
Thực ra, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới là quan hệ bình đẳng. Chỉ cần bạn cho rằng tăng lương là hợp lý thì bạn có quyền nêu ý kiến. Nhưng bạn cần chú ý đến cách ăn nói, tốt nhất là hãy truyền đạt ý của mình thật khéo léo, nếu sếp không chấp nhận thì cũng không làm cho đôi bên lâm vào hoàn cảnh khó xử để ảnh hưởng đến mối quan hệ sau này.
Giữa thành tích và địa vị, có người cho rằng chỉ cần có địa vị, quyền lực và quyền thế trước thì mới có thành tích. Thực ra cần phải có thành tích trước thì mới có địa vị, đó là vì:
Thứ nhất, thường thì cấp trên đánh giá năng lực, phẩm chất và thái độ của cấp dưới qua những thành tích của họ. Do đó, nếu bạn muốn nổi bật trong công ty thì chỉ có cách hoàn thành xuất sắc công việc của mình chứ không còn cách nào khác.
Thứ hai, bạn làm việc bằng thực lực của mình thì người khác cũng đồng tình với mình và dễ được đồng nghiệp tôn trọng, đó là sự bảo đảm có sức thuyết phục để bạn được thăng chức, tăng lương.
Một số công ty có chế độ lương bổng theo quy định, đánh giá cấp dưới rất khách quan, họ chú ý đến từng sự trưởng thành, tiến bộ của cấp dưới. Làm việc trong những công ty này thì nhân viên chỉ cần chăm chỉ, tích cực, chủ động làm việc và đợi đến ngày tăng lương chứ không cần phải lo lắng đến việc bao giờ sếp sẽ tăng lương cho mình.
12. HÃY LẮNG NGHE CẤP TRÊN NÓI
Nhiều khi bạn sẽ nghe thấy những lời thầm thì nho nhỏ của mọi người “Đừng tin hoàn toàn lời ông Trưởng phòng, nếu không sẽ hố to”, “Ai bảo anh nghe lời ông ta nói, cần phải suy ngẫm kỹ càng”.
Biết thấu hiểu ý tứ trong lời nói của cấp trên đó là năng lực cần có của mỗi người cấp dưới.
Cấp trên “Khách sáo”
Có một số cấp trên luôn miệng nói những lời khách sáo, thường tâng bốc và khen ngợi không đúng với sự thật. “Nếu không có cậu thì tôi không biết phải làm sao”, “Tất cả phải dựa vào cậu thôi”, bạn cần phải chú ý đặc biệt với những lời nói này, nghiền ngẫm để hiểu được ý tứ của lời nói để có những phản ứng phù hợp.
Bạn có thể tùy cơ ứng biến, khi thích hợp có thể đồng tình với cấp trên, chấp nhận
nhiệm vụ nặng nề “Tất cả phải dựa vào cậu thôi”, khi việc qua rồi mới giả vờ như không biết để cấp trên vô tình rơi vào bẫy của mình. Như bạn nói “Cảm ơn sự tin tưởng của anh, tôi sẽ cố gắng làm”. Cách làm này rất thông minh và tạo cho mình có tương lai phát triển.
Đứng trước thiện ý của cấp trên
Có một số cấp trên rất tôn trọng cấp dưới, vì vậy mà khi từ chối đề xuất của cấp dưới họ thường suy nghĩ đến lòng tự trọng và nhiệt tình công việc của cấp dưới chứ không muốn trực tiếp sổ toẹt tất cả, họ thường khẳng định bạn trước sau đó mới chỉ ra những ý kiến không đúng của bạn. Làm việc với những người cấp trên như vậy bạn phải hiểu ý họ.
Như khi bạn nêu ý kiến với cấp trên, cấp trên nói “ý kiến của cậu cũng được nhưng có chút mâu thuẫn với ý kiến chung của tập thể” thì bạn phải hiểu ý của sếp, không nên nhấn mạnh ý kiến của mình hợp lý như thế nào, chủ trương đúng ra sao, không nên ép cấp trên phải có thái độ rõ ràng.
Lúc này bạn nên nói “Đó chẳng qua là cách nhìn của cá nhân tôi, nếu có mâu thuẫn với tập thể thì thôi vậy”.
Như vậy thì cấp trên sẽ cảm ơn bạn vì bạn là người thấu tình đạt lý, quan hệ của hai người sẽ tốt đẹp hơn.
13. CẤP TRÊN ĐÙN ĐẨY TRÁCH NHIỆM
Một số cấp trên thích nói “tốt” trước mặt bạn, nhưng lập tức lại nêu đến cấp trên cao hơn thì bạn cần phải hiểu rõ ý của từ “tốt” này.
Bản thân không có biểu hiện gì là người luôn đùn đẩy trách nhiệm, bạn cần phải chú ý đến ý nghĩa lời nói của những người này. Bề ngoài họ tỏ ra rất hiểu ý cấp dưới nhưng thực ra không phải như vậy, chỉ đến lúc thể nói không thể thì họ sẽ lấy cớ “Không phải tôi đã nói với cậu rồi hay sao?” Với những người cấp trên như thế thì không đáng tin tưởng và bạn cần hết sức cẩn thận.
CHƯƠNG VIII