Kỹ năng phân tích thông tin tuyển dụng

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng tìm việc (Trang 20 - 32)

CHƯƠNG 1.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÌM VIỆC

1.7. Kỹ năng phân tích thông tin tuyển dụng

Sinh viên cần nắm rõ quy trình tuyển dụng của doanh nghiệp để có thể hiểu mình sẽ có những bước chuẩn bị nào cho từng giai đoạn tuyển dụng.

Quy trình tuyển dụng

Sơ đồ 4.1: Qui trình tuyển dụng Thông báo tuyển dụng

Hiện nay việc thông báo tuyển dụng không còn khó khăn nữa, các nhà tuyển dụng chỉ cần soạn một thông báo tuyển dụng chi tiết về các yêu cầu của công ty, những quyền lợi ứng viên được hưởng và đăng lên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Nhờ vào những thông báo này, các ứng viên sẽ biết được công việc đó có phù hợp với mình hay không và sẽ nộp hồ sơ ứng tuyển. Về phía sinh viên, để tiếp cận với nhu cầu công việc phù hợp cần hiểu biết những kiến thức cơ bản về:

- Các nguồn thông tin tuyển dụng - Các website việc làm

- Kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm Thu nhận và chọn lọc hồ sơ

Khi một vị trí công việc được thông báo, đăng tải chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ nhận được nhiều hồ sơ ứng tuyển gửi về. Tuy nhiên, không phải hồ sơ nào cũng phù hợp với yêu cầu công việc, chưa kể sẽ có nhiều ứng viên cứ nhắm mắt gửi đại dù vị trí công việc không hề phù hợp với mình. Chính vì lý do này nên nhà tuyển dụng phải chọn

Thông báo tuyển dụng

Phỏng vấn tuyển chọn

Thử việc và quyết định tuyển dụng

Kiểm tra Trắc nghiệm

Phỏng vấn sơ bộ

Thu nhận Và chọn lọc hồ sơ

QUY TRÌNH TUYỂN DỤNG

lọc hồ sơ. Việc chọn lọc hồ sơ cũng giống như phỏng vấn sơ tuyển, nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn những hồ sơ phù hợp nhất cho vị trí công việc sau đó lên kế hoạch phỏng vấn.

Việc làm này sẽ giúp nhà tuyển dụng tiết kiệm được rất nhiều thời gian của mình trong quá trình tuyển dụng.

Trong giai đoạn này sinh viên cần nộp một bộ hồ sơ tìm việc đúng:

- Sơ yếu lý lịch - Thư ứng tuyển

- Các loại giấy tờ cần nộp khác Phỏng vấn sơ bộ

Sau khi đã nhận và lựa chọn hồ sơ ứng viên, bước tiếp theo của nhà tuyển dụng là hẹn lịch phỏng vấn đối với những hồ sơ được lựa chọn. Vòng phỏng vấn này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định lại các thông tin trong hồ sơ của ứng viên, đồng thời cũng là cách để tiếp tục loại những ứng viên không đạt yêu cầu.

Kiểm tra, trắc nghiệm

Phần này để đánh giá năng lực thực tế của ứng viên về chuyên môn, thông thường sẽ là kiểm tra IQ, logic, test trình độ ngoại ngữ và kiểm tra chuyên môn của ứng viên.

Vòng kiểm tra này sẽ giúp nhà tuyển dụng tiếp tục loại bỏ được những ứng viên không đủ tiêu chuẩn đi tiếp vào vòng tiếp theo.

Phỏng vấn tuyển chọn

Vòng phỏng vấn này nhằm đánh giá ứng viên ở nhiều khía cạnh, phương diện trình độ và khả năng tiếp nhận công việc. Bên cạnh đó nhà tuyển dụng cũng cần chuẩn bị những câu hỏi để khai thác thêm các thông tin về tính cách và phẩm chất cá nhân có phù hợp với doanh nghiệp hay không. Trong vòng phỏng vấn này, đối với những ứng viên được chọn thử việc nhà tuyển dụng cũng cần đề cập đến vấn đề lương thưởng, chế độ của công ty để ứng viên được biết và quyết định có làm việc cùng công ty hay không.

Tập sự thử việc

Mặc dù đã được tuyển dụng, nhưng các ứng viên phải trải qua giải đoạn thử thách, đó là giai đoạn thử việc. Đây là khoảng thời gian mà ứng viên sẽ được tiếp xúc

thực tế với công việc, là cơ hội để thể hiện khả năng, trình độ của mình có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không. Từ đó nhà tuyển dụng ra đưa ra quyết định cuối cùng.

Quyết định tuyển dụng

Sau thời gian thử việc, nhà tuyển dụng ra đưa ra quyết định cuối cùng để chọn những ứng viên phù hợp nhất với công việc, và loại bỏ những ứng viên không đáp ứng được yêu cầu trong công việc. Sau khi quyết định tuyển dụng, công việc cuối cùng trong quy trình tuyển dụng đó là ký kết hợp đồng, giải thích và trả lời các câu hỏi của ứng viên về các chế độ của công ty để ứng viên hiểu rõ.

Quy trình tuyển dụng nhân sự không phức tạp, nhưng cần có sự chuẩn bị để đảm bảo không quá trình tuyển dụng không xảy ra sai sót nào, đảm bảo chọn được những ứng viên xuất sắc nhất, phù hợp nhất trong công việc.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

Câu 1: Liệt kê những điểm mạnh của bản thân và tìm kiếm sự phù hợp về năng lực và tính cách của bản thân với công việc mà Anh/Chị đang tìm kiếm.

Câu 2: Để đạt được công việc mong đợi, Anh/Chị tự đánh giá bản thân cần phải bổ sung những kiến thức và kỹ năng gì? Tại sao?

BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 1

Bài tập 1: Anh/Chị hãy tự đánh giá chính bản thân mình? Danh sách này có làm Anh/Chị nghĩ đến môi trường làm việc nào thích hợp hoặc không thích hợp cho tuýp người như Anh/Chị?

Hãy liệt kê những năng lực và tính cách Anh/Chị muốn thêm vào danh sách này để đáp ứng tốt hơn với công việc mà Anh/Chị đang hướng tới. Lưu lại danh sách này và đề ra cách thức để học tập hoặc rèn luyện để có được nó.

Bài tập 2: Hãy liệt kê những điều Anh/Chị tự đánh giá theo bảng dưới đây và sau đó đối chiếu với những nhận xét của người khác (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp) về Anh/Chị cũng dựa trên 05 yếu tố này.

05 lĩnh vực tìm hiểu bản

thân

Tự đánh giá Người khác đánh giá (1)

Người khác đánh giá (2)

Người khác đánh giá (3),…

1. Tính cách 2. Giá trị 3. Thói quen 4. Nhu cầu 5. Cảm xúc

Bài tập 3: Anh/chị hãy (có thể tham khảo những tính cách và năng lực dưới đây) tự đánh giá chính mình. Không cần quan tâm thứ tự, mức độ đáp ứng với công việc.

Có thể làm việc độc lập

Dễ cộng tác Linh hoạt Có động lực

Chính xác Tận tụy Thân thiện Lạc quan

Thích nghi nhanh Thạo việc Tự tin Có khả năng phán đoán

Hoàn thành đúng hạn

Có đầu óc tổ chức Nhạy cảm Kiên nhẫn

Cảnh giác Hợp tác Quản lý giỏi Cảm giác tốt

Nghiêm túc Dễ tiếp cận Sáng tạo Lịch sự

Tinh nhạy Ăn nói lưu loát Quyết đoán Hài hước

Chủ động Vững chãi Cống hiến Đúng giờ

Học nhanh Đổi mới Năng động Bình tĩnh

Trung thành Tế nhị Chu đáo Đáng tin cậy

Có trách nhiệm Nhiệt tình Có năng lực Khéo léo trong giao tiếp

Đa năng Thận trọng Có phương pháp Chủ động

Sinh động Kiên định Lạc quan Có ý chí

Có nhiều mối quan hệ

Cập nhật Sức khỏe tốt Không ngại khó

Bằng cách khoanh tròn những đặc điểm về năng lực và tính cách mà anh/chị cho rằng mình có trong bảng trên đây, anh/chị có thể đặt ra những câu hỏi xung quanh công việc, để tìm kiếm một việc làm, vị trí phù hợp với mình.

Bài tập 4: Thiết lập mục tiêu và các chỉ tiêu phấn đấu. Hãy xác định các chỉ tiêu bạn A. cần phải đạt được để hoàn thành mục tiêu đã đề ra ở trên. Từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện.

Mục tiêu Chỉ tiêu Giải pháp

(Ví dụ: Bạn A. đang là sinh viên năm 3 khoa Kế Toán.

Mục tiêu của bạn khi ra trường là trở thành Kiểm toán viên của tập đoàn KPMG – là công ty kiểm toán nổi tiếng thế giới)

Bài tập 5: Anh/chị hãy thiết lập mục tiêu và các chỉ tiêu phấn đấu cho bản thân.

Mục tiêu Chỉ tiêu Giải pháp

………...

………

……….

Bài tập 6: Anh/chị hãy làm trắc nghiệm MBTI trong phiếu trắc nghiệm dưới đây:

Phiếu trắc nghiệm MBTI (Myer Brig Test Indicator)

Trong phần này, mỗi câu đưa ra hai lựa chọn. Nhiều câu bạn có thể thấy cả hai lựa chọn đều phù hợp (nhiều hay ít). Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng lựa chon câu phù hợp hơn đối với bạn và khoanh vào câu đó.

1. ở các bữa tiệc bạn thường

a) nói chuyện với nhiều người, kể cả người lạ b) nói chuyện với số ít những người quen thân 2. Bạn thấy mình là người thuộc loại nào nhiều hơn?

a) thực tế b) mơ mộng

3. Bạn quan tâm đến điều gì nhiều hơn?

a) Dữ liệu, thực tế b) Các câu chuyện

4. Bạn thường đối xử như thế nào nhiều hơn?

a) Công bằng

b) Đối xử tốt, theo tình cảm

5. Bạn thường a) vô tư, không thiên vị b) cảm thông

6. Bạn thích làm việc theo kiểu nào nhiều hơn?

a) theo đúng thời hạn b) theo hứng

7. Bạn sẽ lựa chọn a) rất cẩn thận

b) phần nào theo cảm nhận 8. Tại các bữa tiệc, bạn thường

a) ở lại muộn, cảm thấy ngày càng khỏe khoắn cao hứng hơn

b) ra về sớm và cảm thấy mỏi mệt dần 9. Bạn là người

a) nhạy cảm

b) suy nghĩ cẩn trọng 10. Bạn thích

a) dữ liệu, sự kiện thực tế b) các ý tưởng khác nhau 11. Về bản chất bạn thường a) công bằng với mọi người b) tốt với mọi người

12. Lần đầu tiên tiếp xúc bạn thường a) im lặng và cảm thấy xấu hổ

b) nói nhiều và tỏ ra thân thiện 13. Thường thì bạn là người a) đúng giờ, chuẩn mực b) thong thả

14. Trường hợp nào bạn cảm thấy nóng ruột, bồn chồn hơn?

a) khi mọi việc chưa hoàn thành b) khi mọi việc đã hoàn thành

15. Với những người bạn của mình, bạn thường a) biết điều gì đang xảy ra đối với mọi người b) biết những điều đó cuối cùng

16. Bạn thường quan tâm tới a) những chi tiết cụ thể b) ý tưởng, khái niệm 17. Bạn thích những tác giả a) nói thẳng điều định nói

b) dùng nhiều câu chuyện để minh họa cho điều họ định nói

18. Về bản chất bạn thường a) vô tư, không thiên vị b) hay thương người

19. Khi đánh giá, bạn thường

a) không để tình cảm cá nhân ảnh hưởng b) đa cảm, hay động lòng

20. Bạn thường a) sắp đặt công việc

b) khuyến khích các phương án khác nhau 21. Bạn thường muốn

a) các buổi hẹn có sắp đặt trước b) để mọi việc tự do, thoải mái 22. Khi gọi điện thoại bạn a) cứ gọi bình thường

b) chuẩn bị trước những điều sẽ nói

23. Sự kiện thực tế a) tự nói lên mọi điều

b) thường cần có lời giải thích 24. Bạn thích làm việc với a) những thông tin thực tế b) những ý tưởng trừu tượng 25. Bạn là người

a) trầm tĩnh, lạnh lùng b) sôi nổi, sốt sắng 26. Bạn thường là người

a) thực tế, vô tư hơn là thương xót, cảm thông b) thương xót cảm thông hơn là vô tư, thực tế 27. Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi a) lập thời gian biểu rõ ràng

b) cứ để mọi việc tự nhiên

28. Bạn cảm thấy thoải mái hơn với a) bản thỏa thuận viết lên giấy

b) thỏa thuận bằng lời và những cái bắt tay 29. ở nơi làm việc bạn thường

a) là người bắt đầu các câu chuyện b) ngồi chờ người khác đến với mình 30. Những nguyên tắc truyền thống a) thường đáng tin cậy

b) thường làm ta sai phương hướng 31. Trẻ em thường không

a) hoạt động có ích hết khả năng chúng có b) mơ mộng như đáng có

32. Bạn có thường

a) suy nghĩ luận giải chặt chẽ b) dễ xúc động

33. Bạn có thường

a) chắc chắn, chặt chẽ hơn là mềm mỏng, dễ dãi b) mềm mỏng dễ dãi hơn là chắc chắn chặt chẽ 34. Bạn có sắp xếp mọi thứ

a) trật tự ngăn nắp

b) để chúng thoải mái, tự do 35. Bạn thấy điều gì có giá trị hơn a) điều chắc chắn, đã xác định b) điều chưa chắc chắn, còn thay đổi 36. Những mối quan hệ giao tiếp mới với người khác

a) khuyến khích và thúc đẩy bạn

b) làm bạn cảm thấy bạn cần tìm một chỗ khác để nghỉ và suy nghĩ

37. Bạn thường xuyên là người a) gắn với thực tế

b) gắn với ý tưởng trừu tượng

38. Bạn bị cuốn hút vào việc gì nhiều hơn a) xem xét và hiểu các sự kiện

b) phát triển ý tưởng mới

39. Điều gì làm bạn thỏa mãn hơn a) thảo luận mọi khía cạnh của một vấn đề b) tiến tới thỏa thuận về một vấn đề 40. Điều gì thúc đẩy bạn nhiều hơn a) trí óc của bạn

b) trái tim của bạn

41. Bạn thấy thoải mái hơn với những công việc

a) theo hợp đồng

b) theo phong thái thoải mái tự nhiên 42. Bạn thích công việc được a) chuẩn xác và ngăn nắp

b) mở cho nhiều giải thích khác nhau 43. Bạn thích

a) nhiều bạn bè với những cuộc trao đổi ngắn b) một bạn mới với cuộc nói chuyện dài 44. Bạn bị cuốn hút bởi

a) nhiều thông tin

b) những giả thiết tuyệt vời 45. Bạn quan tâm nhiều hơn tới a) sản xuất

b) nghiên cứu

46. Bạn cảm thấy thoải mái hơn khi bạn a) khách quan

b) tính tới tình cảm cá nhân

47. Bạn tự đánh giá mình là người a) rõ ràng và chắc chắn

b) sẵn sàng hy sinh

48. Bạn cảm thấy thoải mái hơn với a) lời phát ngôn cuối cùng

b) những ý kiến kiến nghị, thảo luận 49. Bạn cảm thấy thoải mái hơn a) sau một quyết định

b) trước một quyết định 50. Bạn có

a) nói được nhiều chuyện, dễ dàng, với người lạ b) thấy chẳng có gì nhiều để nói với người lạ cả 51. Bạn có thường quan tâm tới

a) dữ liệu, sự kiện của một tình huống cụ thể b) các tình huống chung

52. Bạn có cảm thấy mình là người a) chân chất hơn là khéo léo, hay

b) khéo léo hơn là chân chất 53. Bạn thực sự là người của a) những luận giải rõ ràng b) cảm nhận tình cảm mạnh mẽ 54. Bạn có thiên hướng hơn về a) suy luận vô tư, công minh b) cảm thông

55. Điều hoàn hảo nói chung là

a) đảm bảo rằng mọi việc đều được sắp xếp có quy củ

b) cứ để mọi việc xảy ra tự nhiên 56. Có phải cách làm việc của bạn là a) mọi việc cần được giải quyết đúng hạn b) trì hoãn giải quyết công việc

57. Khi chuông điện thoại reo, bạn có a) trả lời điện thoại trước

b) hy vọng ai đó sẽ trả lời

58. Điều gì có giá trị hơn? nếu có a) cảm nhận tốt về hiện thực b) trí tưởng tượng phong phú 59. Bạn có thiên hướng về a) sự kiện, dữ liệu

b) suy luận

60. Khi đánh giá bạn thường a) trung lập

b) độ lượng, khoan dung

61. Bạn có thấy mình thiên về bên nào hơn a) suy nghĩ rõ ràng, cẩn trọng

b) có ý chí mạnh mẽ 62. Bạn có

a) lập thời gian biểu cho các công việc b) việc gì đến thì làm

63. Bạn là người có thiên hướng nào nhiều hơn a) làm việc theo nền nếp hàng ngày

b) tự do

64. Bạn là người a) dễ tiếp xúc, làm quen b) kín đáo

65. Bạn thấy vui sướng với

a) những kinh nghiệm được người khách trao đổi b) những ý tưởng kỳ quặc

66. Khi viết, bạn thích a) sự rõ ràng, trong sáng b) những ý tưởng thông minh

67. Bạn thường a) không định kiến b) thương người

68. Bạn thực sự là người a) công minh hơn là nhân hậu b) nhân hậu hơn là công minh

69. Bạn là người

a) hay đưa ra những đánh giá bất ngờ b) trì hoãn việc đánh giá

70. Bạn có xu hướng

a) cẩn trọng, chín chắn hơn là tự do b) tự do hơn là cẩn trọng, chín chắn

Bảng phân tích kết quả

Xin hãy đánh dấu câu trả lời của bạn vào bảng kết quả dưới đây và tính điểm theo mẫu ở bảng ví dụ:

a b a b a b a b a b a b a b

1 2 3 4 5 6 7

8 9 10 11 12 13 14

15 16 17 18 19 20 21

22 23 24 25 26 27 28

29 30 31 32 33 34 35

36 37 38 39 40 41 42

43 44 45 46 47 48 49

50 51 52 53 54 55 56

57 58 59 60 61 62 63

64 65 66 67 68 69 70

E I S N T F J P

Ví dụ:

a b a b a b a b a b a b a b

1 ´ 2 ´ 3 ´ 4 ´ 5 ´ 6 ´ 7 ´

8 ´ 9 ´ 10 ´ 11 ´ 12 ´ 13 ´ 14 ´ 15 ´ 16 ´ 17 ´ 18 ´ 19 ´ 20 ´ 21 ´ 22 ´ 23 ´ 24 ´ 25 ´ 26 ´ 27 ´ 28 ´ 29 ´ 30 ´ 31 ´ 32 ´ 33 ´ 34 ´ 35 ´ 36 ´ 37 ´ 38 ´ 39 ´ 40 ´ 41 ´ 42 ´ 43 ´ 44 ´ 45 ´ 46 ´ 47 ´ 48 ´ 49 ´

50 ´ 51 ´ 52 ´ 53 ´ 54 ´ 55 ´ 56 ´

57 ´ 58 ´ 59 ´ 60 ´ 61 ´ 62 ´ 63 ´

64 ´ 65 ´ 66 ´ 67 ´ 68 ´ 69 ´ 70 ´

6 4 7 3 5 5 7 3 4 6 5 5 2 8

7 3 7 3 5 5

6 4 12 8 11 9 7 13

E I S N T F J P

E (do 6>4) S (do 12>8) T (do 11>9) P (do 13>7)

Kết quả là ESTP

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1

[1]. Robert Heller (2004), Nghệ thuật tuyển dụng Nhân sự, NXB Văn hóa – Thông tin.

[2]. Rebecca Tee (2005), Phát triển nghề nghiệp, NXB Tổng hợp Tp.HCM.

[3]. Word Economic Forum (2018), The Future of Jobs Report, Tải xuống ngày 22/09/2018 từ http://www3.weforum.org/docs/WEF_Future_of_Jobs_2018.pdf

CHƯƠNG 2

CHUẨN BỊ HỒ SƠ TÌM VIỆC

Mục tiêu chương:

Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:

Về mặt kiến thức

- Trình bày được khái niệm về hồ sơ tìm việc

- Phân biệt được hồ sơ tìm việc, thư ứng tuyển và sơ yếu lý lịch - Giải thích được tầm quan trọng của hồ sơ ứng tuyển

Về mặt kỹ năng

- Soạn thảo được thư ứng tuyển và sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh Về thái độ

- Chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc xây dựng và soạn thảo bộ hồ sơ tìm việc

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng tìm việc (Trang 20 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)