Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động

Một phần của tài liệu Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 2 - TS. Nguyễn Trung Hải (Trang 20 - 24)

a. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động của dự án trong giai đoạn xây dựng

* Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường không khí - Trong thời gian thi công xây dựng để tránh ảnh hưởng của việc thi công xây dựng các công trình của dự án đến các khu vực xung quanh, chủ dựa án sẽ áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, máy móc thiết bị thi công hiện đại (máy đào, máy xúc, máy trộn vữa, máy lu, máy đầm, cần cẩu…) trong quá trình thi công.

138

- Lập hàng rào cao trên 2 m chắn cách ly mặt bằng tổ chức thi công xây dựng với khu vực xung quanh để chắn bụi và vật liệu rơi vãi.

- Các loại vật tƣ, thiết bị đƣợc tập kết dần từng đợt tùy theo yêu cầu tiến độ của công trình; không tập kết vật tư, vật liệu với số lượng lớn để tránh gây ô nhiễm về môi trường trong quá trình lưu giữ tại công trường; bố trí thời gian xe ra vào hợp lý, đồng thời hạn chế vận chuyển vật tư, thiết bị vào giờ cao điểm có mật độ người qua lại cao, tránh ảnh hưởng đến dân cư xung quanh.

- Vật tư, vật liệu, máy móc thiết bị thi công sẽ được vận chuyển về công trường bằng đường thủy và đường bộ. Việc vận chuyển phải được thực hiện trong điều kiện thời tiết khô ráo. Xe chuyển vật liệu phải đƣợc phủ bạt và che chắn cẩn thận để tránh rơi vãi trên đường vận chuyển và các xe vận chuyển vật liệu không được chở quá tải. Sau mỗi ngày thi công sẽ bố trí đội dọn dẹp vệ sinh để quét dọn đường.

- Trong quá trình thi công tuyệt đối tuân thủ theo theo đúng hồ sơ thiết kế thi công, phương án thi công đã được phê duyệt.

- Giảm thiểu tác động do tiếng ồn: Phương tiện, thiết bị trước khi đi vào vận hành phải đạt tiêu chuẩn của Cục Đăng kiểm; có chế độ bảo dƣỡng định kỳ các máy móc, thiết bị thi công đảm bảo xe ôtô, máy móc có tiếng ồn nằm trong giới hạn cho phép.

- Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại, sắp xếp thời gian làm việc và có chế độ điều tiết xe phù hợp, giảm tốc độ khi đi qua khu vực dân cƣ. Hạn chế vận chuyển và thi công những hạng mục công việc có khả năng gây ồn ào vào ban đêm.

- Tiến hành phun ẩm trên tuyến đường vận chuyển những đoạn đi qua khu dân cư bình quân 02 - 03 lần/ngày.

* Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường nước

- Đối với nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt của công nhân sẽ được xử lý bằng nhà vệ sinh tự hoại di động bằng vật liệu composite ở khu lán trại công nhân. Chủ đầu tƣ cần hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom bùn định kỳ để xử lý.

- Đối với nước thải xây dựng: Chủ dự án sẽ bố trí các bể thu nước xử lý cặn và bùn lắng để không gây hiện tượng bồi lắng và yêu cầu các đơn vị thi công thường xuyên nạo vét kênh thoát nước, không để xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ và không xả nước thải trực tiếp xuống kênh rạch trong khu vực dự án.

- Đối với nước mưa chảy tràn: Triển khai xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải xong trước. Phải thi công từ hạ lưu ngược lên để bảo đảm thoát nước tốt cho khu vực đang thi công, thi công các hạng mục đường giao thông, hệ thống thoát nước một cách song song để đảm bảo tính liên tục, đồng bộ tránh gây chồng chéo.

139

- Các cống thoát nước mưa được bố trí lưới lọc rác trước các miệng cống để tách rác, giảm tắc nghẽn cống trong quá trình thoát nước; trên đường thoát bố trí các hố ga để lắng và tách các loại cặn nhƣ đất đá, bùn cát,... sinh ra do quá trình rửa trôi bề mặt của nước mưa (lượng bùn cặn, cát sạn cuốn theo nước mưa là rất đáng kể, nhất là trong thời gian thi công).

- Khu vực kho chứa nguyên liệu có nền cao hơn so với khu vực xung quanh: nguyên vật liệu dự trữ trong công trường cần được che phủ bằng bạt, tránh hiện tượng bị rửa trôi do nước mưa.

- Sử dụng bể rửa bánh xe cho các phương tiện vận chuyển nhằm giảm lượng nước sử dụng hoặc lượng nước rửa phun trực tiếp vào từng bánh xe. Có thể tích trữ nước mƣa để phục vụ cho các mục đích này.

* Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường đất

- Chất thải rắn sinh hoạt: Chủ dự án yêu cầu đơn vị thi công thu gom và lưu trong thùng chứa có nắp đậy chất thải sinh hoạt và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom xử lý, định kỳ 03 lần/tuần sẽ đến thu gom và mang đi xử lý theo quy định.

- Chất thải rắn thông thường: Chất thải rắn thông phát sinh trong quá trình xây dựng chủ yếu là vật liệu hƣ hỏng nhƣ gạch vụn, xi măng chết, gỗ cốt pha hỏng, các phế liệu bảo vệ bên ngoài thiết bị nhƣ vỏ bao bì, mẩu sắt thép hỏng đƣợc bán cho các đơn vị thu mua phế liệu tại địa phương.

- Chất thải nguy hại: Đối với chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình xây dựng, chủ dự án yêu cầu đơn vị thi công phân loại, lưu chứa trong các thùng và đặt tại khu vực riêng biệt có mái che, đặt biển cảnh báo chất thải nguy hại và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý đúng quy định.

* Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến kinh tế - xã hội

- An ninh trật tự: Bố trí hợp lý khu vực lán trại của công nhân. Ƣu tiên tuyển chọn công nhân xây dựng ở gần khu vực dự án để giảm lƣợng công nhân ở trong lán trại, giảm lƣợng chất thải phát sinh và ô nhiễm, hạn chế các tác động xã hội tiêu cực tại khu vực dự án.

- An toàn giao thông: Xe ra vào công trường hợp lý, tránh tình trạng gây tắc nghẽn giao thông tại khu vực. Che chắn bạt khi vận chuyển nguyên vật liệu. Đi đúng làn đường, tốc độ quy định; hạn chế xe lưu thông vào giờ cao điểm.

b. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động trong quá trình lắp đặt máy móc, thiết bị

- Công đoạn hàn xì kết cấu:

+ Đối với khói hàn, bố trí hàn ở nơi thông thoáng, các máy hàn bố trí cách xa nhau từ 4 -5 m khi thực hiện.

140

+ Công nhân trực tiếp thực hiện công đoạn hàn phải đƣợc trang bị kính hàn phòng tia phóng xạ, đeo khẩu trang có bộ lọc khí, lọc bụi thích hợp. Thợ hàn phải đƣợc học tập về biện pháp an toàn nghề hàn.

- Công đoạn sơn phủ bề mặt:

+ Khu vực thực hiện công đoạn sơn phủ bề mặt đƣợc che chắn, không gian đủ lớn thuận lợi cho việc thao tác khi sơn. ung dịch sơn khi pha xong phải đƣợc sơn ngay nhằm hạn chế dung môi bốc hơi ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng sơn.

+ Các dụng cụ chứa xăng dầu phải có nắp đậy kín, bố trí cất riêng, tránh xa các nguồn nhiệt, điện.

- Lắp đặt máy móc thiết bị:

+ Thực hiện theo hướng dẫn lắp đặt bản vẽ thiết kế của các thiết bị máy móc.

+ Công nhân lắp ráp phải đƣợc đào tạo, có kinh nghiệm lắp ráp máy móc.

+ Dọn dẹp vệ sinh sau mỗi lần lắp ráp hoàn chỉnh. Bao bì, thùng hàng sẽ đƣợc thu gom và giao cho đơn vị có chức năng xử lý.

c. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động của dự án trong giai đoạn hoạt động

* Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

- Để giảm thiểu ô nhiễm bụi, nhiệt thừa trong khu vực nhà xưởng sản xuất, công ty sẽ trang bị hệ thống làm mát và quạt hút gắn trên tường theo từng dãy nhằm hút bụi, hơi khí độc ra ngoài.

- Áp dụng quy trình sơn hợp lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm hơi sơn và dung môi trong công đoạn phun sơn.

- Khống chế ô nhiễm do phương tiện vận chuyển bao gồm các công đoạn giảm thiểu bụi do phương tiện giao thông và giảm thiểu các chất ô nhiễm trong khí thải các phương tiện giao thông.

- Giảm thiểu mùi hôi từ khu vực tập kết rác thải tạm thời và hệ thống thu gom.

* Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nước Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong giai đoạn hoạt động của dự án bao gồm nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án. Các biện pháp thu gom và xử lý nước thải và nước mưa trước khi thải ra môi trường được thể hiện trong Bảng 4.8.

141

Bảng 4.8. Các biện pháp xử lý nước thải của dự án STT Nguồn gây ô nhiễm Các biện pháp xử lý cục bộ nước thải

1 Nước thải sinh hoạt Nước thải từ nhà ăn, nhà vệ sinh  Bể tự hoại  Hệ thống thu gom nước thải  Trạm XLNT tập trung của KCN Nhơn Trạch III - giai đoạn 2.

2 Nước mưa chảy tràn Nước mưa chảy tràn  Tách rác  Hố ga  Hệ thống thoát nước mưa của nhà máy  Hệ thống thoát nước mưa của KCN Nhơn Trạch III - giai đoạn 2.

* Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường đất Vấn đề khống chế ô nhiễm do chất thải rắn bao gồm việc thu gom, phân loại và xử lý triệt để rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại. Trên cơ sở phân tích thành phần chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của nhà máy, chủ đầu tƣ sẽ áp dụng các biện pháp khống chế chủ yếu đƣợc trình bày trong Hình 4.1 nhƣ sau:

Hình 4.1. Các phương pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn của dự án

Một phần của tài liệu Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 2 - TS. Nguyễn Trung Hải (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)