Các biện pháp giảm thiểu tác động

Một phần của tài liệu Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 2 - TS. Nguyễn Trung Hải (Trang 40 - 43)

4.3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

4.3.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động

a. Trong giai đoạn giải phóng và san lấp mặt bằng

Giải phóng mặt bằng là hoạt động chủ yếu liên quan đến môi trường xã hội: Thu hồi và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, bồi thường chuyển hóa lao động trực tiếp tác động đến cuộc sống người dân. Vì vậy, cần có một giải pháp bồi thường hợp lý theo hướng vừa bồi thường đất ở, đất nông nghiệp vừa ưu tiên lợi ích của dự án có thể đem lại cho các hộ dân.

Công tác đền bù diện tích đất đai cho người dân theo các quy định của pháp luật về thu hồi đất phục vụ các dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

b. Trong giai đoạn xây dựng

Những biện pháp tổng hợp cần thiết mà nhà thầu và chủ đầu tƣ cần áp dụng bao gồm:

- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trên công trường.

- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa quá trình thi công nhằm hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn cho người lao động.

- Có biện pháp quản lý, thu gom và kịp thời vận chuyển toàn bộ chất thải xây dựng đến nơi quy định.

- Phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe ngay khi lập đồ án thiết kế thi công. Để đạt đƣợc kết quả tốt, việc chọn biện pháp thi công nên:

+ Lập kế hoạch thi công và bố trí nhân lực hợp lý, tuần tự tránh chồng chéo giữa các giai đoạn thi công.

+ Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và quá trình thi công đến mức tối đa.

158

- Phần tổ chức thi công phải có các giải pháp thích hợp để bảo vệ an toàn lao động và vệ sinh môi trường, cụ thể là:

+ Tuân thủ các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức thi công nhƣ các biện pháp thi công đất, vấn đề bố trí máy móc thiết bị; biện pháp phòng ngừa tai nạn điện; thứ tự bố trí các kho, bãi nguyên vật liệu, lán trại tạm, vấn đề chống sét.

+ Các biện pháp an toàn lao động khi lập tiến độ thi công nhƣ: thời gian và trình tự thi công phải đảm bảo sự ổn định của các bộ phận công trình; thứ tự thi công những công trình ngầm, bố trí các tuyến thi công hợp lí để ít di chuyển; bố trí mặt bằng thi công hợp lý để không gây cản trở lẫn nhau.

+ Tại mặt bằng thi công phải đảm bảo: các cơ sở vật chất phục vụ cho công nhân thi công xây dựng nhà ăn, nghỉ ngơi, tắm rửa, y tế vệ sinh; bố trí hợp lý các tuyến đường vận chuyển và đi lại; phải lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ; lắp đặt các thiết bị chống ồn cho những khu vực có mức độ ồn cao nhƣ máy phát điện…; che chắn những khu vực phát sinh bụi; đất, cát, vật liệu xây dựng phải đƣợc đổ đống gọn và đƣợc che chắn nhất là vào mùa mƣa để giảm tối đa lượng đất cát bị cuốn trôi theo nước mưa; xây dựng các công trình xử lý nước tạm thời (bể tự hoại kiểu thấm), quy định bãi rác,… tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường do công nhân xây dựng thải ra.

+ Nhà thầu xây dựng sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu dọn, vận chuyển thường xuyên chất thải ra khỏi khu vực xây dựng dự án.

c. Trong giai đoạn vận hành

* Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí - Biện pháp quy hoạch.

Quy hoạch là một trong những biện pháp rất quan trọng trong công tác giảm thiểu tác hại của dự án đến môi trường. Trong quy hoạch dự án, quỹ đất dành cho cây xanh và các công trình khác phải phù hợp. Tổ chức thực hiện trồng cây xanh, cây cảnh bao quanh các đường đi nội bộ của dự án mang lại hiệu quả thiết thực trong việc giảm thiểu các tác động đến môi trường không khí như: Tạo bóng mát, cảm giác mát mẻ cho người dân, ngoài ra còn điều hòa vi khí hậu tại khu vực. Cây xanh còn có tác dụng che nắng, giữ bớt bức xạ mặt trời, hút và giữ bụi, lọc sạch không khí, che chắn tiếng ồn.

- Biện pháp quản lý

Các hoạt động giao thông trong nội bộ đường giao thông gây ra khói và bụi có thể hạn chế bằng các biện pháp sau: Vệ sinh bụi ở trên tuyến đường nội bộ, bãi đậu xe,…

thường xuyên phun nước trong khu vực xung quanh, đặc biệt là vào thời điểm nắng nóng; ban hành nội quy chung của khu dân cƣ.

159

* Giảm thiểu tác động đến môi trường nước

- Thu gom và thoát nước mưa: trong toàn bộ các dự án mạng lưới thoát nước được bố trí theo từng khu vực, phụ thuộc vào địa hình cụ thể để chia các lưu vực thoát nước hợp lí nhất. Dọc theo đường giao thông, bố trí mương thu nước hai bên đường. Tại các tuyến giao thông hai bên đường có độ dốc lớn cần có tường chắn chống sạt lở.

- Thu gom và thoát nước: Xây dựng mạng lưới thu nước bẩn trong từng khu vực của dự án tập trung về trạm xử lý nước thải. Hệ thống thoát nước thải được xả vào hệ thống thoát nước sinh hoạt chung của khu vực. Hệ thống thoát nước vệ sinh được xử lý sơ bộ trước khi cho qua hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải sinh hoạt.

Hệ thống thu gom và thoát nước của khu đô thị được xây dựng và thiết kế độc lập giữa nước thải và nước mưa chảy tràn. Đối với nước mưa, hệ thống thu gom, thoát nước bao gồm các rãnh thu nước quanh các công trình, mương bê tông có tấm đan thu nước mưa trên mặt bằng và mương bê tông hộp thoát nước chính.

Nước mưa sau khi được thu từ các mái nhà, mặt bằng sẽ tập trung vào hệ thống cống chính và thoát ra hệ thống thoát nước chung của thị xã. Trên cống có bố trí các hố ga (30 - 40 m/hố) vừa để thu nước mưa đồng thời lắng đất cát.

Đối với nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt được xử lý theo hai cấp: Cấp 1 - Nước thải nhà vệ sinh được xử lý cục bộ tại các công trình (nhà ở, khu thương mại, khách sạn, chợ…) thông qua bể tự hoại (ba ngăn) rồi thải ra mương thoát nước chung của khu dân cư; cấp 2 - Nước thải sau khi xử lý cục bộ được dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung đạt TCVN 6772: 2000 (mức B) rồi thoát ra mương thoát nước chung của thị xã.

* Giảm tác động đến môi trường đất

- Thu gom rác, đựng vào bao bì và để đúng nơi quy định.

- Chính quyền địa phương phối hợp với ban quản lý thường xuyên phổ biến các quy định về vệ sinh môi trường. Yêu cầu các hộ dân và khu dịch vụ thực hiện nghiêm túc các quy định, đóng kinh phí vệ sinh môi trường đầy đủ, kịp thời.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Phân tích các tác động chính đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của một dự án thủy điện.

2. Phân tích các tác động chính lên môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của một nhà máy sản xuất xi măng.

160

3. Phân tích các tác động lên môi trường kinh tế - xã hội và các biện pháp giảm thiểu của một dự án xây dựng khu đô thị.

4. Phân tích các tác động của một dự án xây dựng đường cao tốc dài 100 km.

Một phần của tài liệu Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 2 - TS. Nguyễn Trung Hải (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)