Các nguyên nhân gây thoái hóa đất

Một phần của tài liệu Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất: Phần 1 - Lê Đình Huy (Trang 68 - 73)

CHƯƠNG 3 SUY THOÁI ĐẤT, NGUYÊN NHÂN VÀ TIẾN TRÌNH

3.2. Các nguyên nhân gây thoái hóa đất

Các nguyên nhân thoái hoá đất có thể được chia thành các nguyên nhân tự nhiên và tác động từ phía con người, bao gồm: các nguyên nhân trực tiếp và các nguyên nhân cơ bản.

Các nguyên nhân tự nhiên là những điều kiện môi trường tự nhiên dẫn đến tình trạng thoái hoá đất đai cao, ví dụ độ dốc cao là một nguyên nhân của xói mòn đất. Các nguyên nhân trực tiếp bao gồm việc sử dụng đất đai không phù hợp và thực tiễn quản lý đất đai không thích hợp, ví dụ canh tác trên đất dốc không có các biện pháp bảo vệ đất. Các nguyên nhân cơ bản là những lý do tại sao các cách sử dụng và quản lý đất đai không thích hợp mà vẫn được thực hiện; ví dụ, các đất dốc có độ dốc cao vẫn được canh tác bởi vì những người dân nghèo khổ không có ruộng đất, còn các biện pháp bảo vệ đất không được thực hiện bởi vì những người nông dân nghèo này không có sự bảo đảm quyền tiếp tục được thuê đất hoặc họ không có tiền để thực hiện.

3.2.1. Các nguyên nhân thoái hoá đất tự nhiên

Các nguyên nhân gây thoái hoá đất tự nhiên bao gồm:

* Đối với xói mòn do nước:

+ lượng mưa lớn , cường độ mưa cao, sự phân bố mưa không đều, tập trung vào một số thời điểm nhất định

+ Các loại đất có tính chống chịu kém đối với xói mòn do nước + Mật độ che phủ thấp

* Đối với hiện tượng sa mạc hóa: tác động của biến đổi khí hậu.

* Đối với xói mòn do gió:

+ Khí hậu bán khô hạn đến khô hạn;

+ Các loại đất có tính chống chịu kém đối với xói mòn do gió (ví dụ đất cát).

+ Lớp phủ thực vật tự nhiên thưa.

* Đối với sự suy giảm độ phì nhiêu của đất:

+ Sự rửa trôi dinh dưỡng và mùn diễn ra mạnh trong điều kiện khí hậu ẩm ướt;

+ Các đất có độ chua cao và/hoặc có độ phì nhiêu tự nhiên thấp.

* Đối với sự úng nước: khả năng tiêu nước kém của các loại đất vùng đồng bằng hoặc các vùng trũng ở sâu trong nội địa.

* Đối với sự mặn hoá và sodic hóa:

+ Khí hậu từ bán khô hạn đến khô hạn với cường độ rửa trôi thấp;

+ Sự tiêu nước ngầm kém của các loại đất vùng đồng bằng hoặc các vùng trũng ở sâu trong nội địa.

+ Sự xâm thực của nước biển.

* Đối với sự hạ thấp của mực nước ngầm: Khí hậu vùng bán khô hạn đến khô hạn có tốc độ phục hồi nước ngầm chậm.

Trong một số trường hợp, các thoái hoá do nguyên nhân tự nhiên gây ra đủ mạnh đến mức làm cho đât mất khả năng sản xuất mà không cần có sự can thiệp của con người. Ví dụ các đất mặn tự nhiên xuất hiện ở các đất trũng ở sâu trong nội địa của các vùng khí hậu khô hoặc các vùng bị xói mòn rãnh tự nhiên.

3.2.2. Tác động của con người:

3.2.2.1. Các nguyên nhân trực tiếp:

+ Sự phá rừng: Sự phá rừng là một nguyên nhân chủ yếu của xói mòn do nước, đặc biệt trên các đất dốc của vùng khí hậu ẩm ướt. Nó cũng là một nguyên nhân góp phần cho xói mòn do gió, sự suy giảm độ phì nhiêu và mặn hoá.

Sự đốn cắt quá mức thảm thực vật: Người dân nông thôn thường đốn cắt các

quá tốc độ tái sinh tự nhiên của rừng. Tình trạng này xảy ra rộng khắp ở vùng khí hậu bán khô hạn, nơi sự thiếu củi đốt xảy ra rất nghiêm trọng. Sự làm kiệt quệ thảm cây lấy gỗ và cây bụi là một yếu tố chủ yếu dẫn đến sự xói mòn do nước và xói mòn do gió.

+ Luân canh, tăng vụ cây trồng không có thời gian bỏ hoá thích hợp: Trước đây, là một hình thức sử dụng đất đai thích hợp do trong thời gian đó mật độ dân số thấp cho phép một thời gian bỏ hoang cho cây rừng đủ dài để hồi phục lại các đặc tính của đất. Sự tăng dân số và thời gian bỏ hoá buộc phải co ngắn lại đã làm cho nó trở nên không bền vững. Canh tác kiểu luân canh ở các vùng đồi của phía bắc Ấn Độ là nguyên nhân của xói mòn do nước và suy giảm độ phì nhiêu của đất. Hiện tượng trồng lúa 3 vụ/năm ở một số tỉnh miền Trung Việt Nam làm cho đất bị kiệt quệ dinh dưỡng.

+ Chăn thả quá mức. Chăn thả quá mức là chăn thả súc vật trên các đồng cỏ tự nhiên vượt quá khả năng của chúng dẫn đến làm giảm trực tiếp số lượng và chất lượng của lớp cỏ che phủ. Điều này là nguyên nhân dẫn đến không chỉ xói mòn do nước mà cả xói mòn do gió ở các vùng đất khô. Cả thoái hoá lớp phủ thực vật (cỏ) lẫn xói mòn dẫn đến sự suy giảm chất hữu cơ và các đặc tính vật lý và từ đó làm suy giảm tính chống chịu đối với xói mòn.

+ Không thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ đất. Các biện pháp quản lý bảo vệ đất có thể được chia thành các nhóm:

- Các biện pháp sinh học: Duy trì một lớp phủ trên mặt đất bằng thực vật hoặc rơm rạ, băng chắn bằng thực vật bao gồm hàng cây hoặc dải cỏ theo đường đồng mức và các hàng cây chắn gió, nông lâm kết hợp...

- Các biện pháp công trình: làm ruộng bậc thang, đắp bờ, đào rãnh…

- Duy trì tính chống chịu của đất đối với xói mòn ( bồi dưỡng đất ): Chủ yếu là duy trì chất hữu cơ và kết cấu của đất.

Một ví dụ rất điển hình trong sản xuất chè ở vùng đất đồi của Sri Lanka, các nông trại được quản lý tốt, duy trì lớp che phủ đất bằng thực vật kiểm soát được xói mòn ngay cả trên đất có độ dốc cao; những nông trại quản lý kém, mưa đã tác động rất mạnh đến các vùng đất trống làm đất đai bị thoái hoá nghiêm trọng.

+ Mở rộng canh tác trên các đất có khả năng thoái hoá tự nhiên (hoặc thoái hoá tiềm tàng) cao. Sự tăng dân số đã dẫn đến việc sử dụng rộng rãi các loại đất có nguy cơ bị thoái hoá cao đó là những loại đất có độ phì nhiêu thấp hoặc đất dễ bị thoái hoá. Những loại đất này bao gồm:

- Các đất tầng mỏng hoặc đất nhiều cát, hoặc đất có nhiều kết von;

- Đất bán khô hạn và đồng cỏ bán khô hạn dễ biến thành xa mạc.

Những loại đất này đòi hỏi phải được quản lý ở trình độ cao, nhưng đáng tiếc, hiện nay những loại đất này thườg được những nông dân nghèo khổ khai thác sử dụng.

+ Sự luân phiên cây trồng không thích hợp. Do kết quả của sự tăng dân số, thiếu đất đai và áp lực kinh tế, những người nông dân ở một số vùng đã áp dụng luân phiên cây trồng cao độ chỉ giữa các cây ngũ cốc, đặc biệt là dựa vào cây lúa nước và lúa mì ở những nơi lẽ ra phải áp dụng luân phiên cây ngũ cốc với cây họ đậu thì tốt hơn. Điều này là nguyên nhân góp phần làm suy giảm độ phì nhiêu của đất.

+ Việc sử dụng phân bón không cân đối. Ví dụ khi sử dụng nhiều phân đạm, trong một thời gian ngắn giúp cây sinh trưởng nhanh và tăng năng suất cây trồng.

Tuy nhiên do chỉ tăng lượng phân đạm nên tỷ lệ của N và P cũng như tỷ lệ giữa N với các chất dinh dưỡng khác sẽ tăng lên. Khi đó trong đất sẽ xuất hiện sự thiếu của P và các chất dinh dưỡng khác như S, Zn, …

+ Các vấn đề phát sinh do tưới tiêu không hợp lý: sử dụng nước tưói không đúng se ảnh hưởng tới mực nước ngầm (sử dụng quá nhiều nước tưới làm nâng cao mực nước ngầm), chất lượng nước ảnh hưởng tới tính chất của đất (nước chứa muối làm đất bị mặn hoá, nước tưới chứa nhiều Na làm đất dễ bị mặn kiềm hoá…)

+ Sử dụng quá mức nước ngầm sẽ dẫn đến sự hạ thấp mực nước ngầm (diễn ra ở Iran, Ấn Độ, Pakistan).

3.2.2.2. Các nguyên nhân thoái hoá cơ bản

+ Thiếu đất đai: Do đất đai là một tài nguyên hạn chế nên dễ nhận thấy sự thiếu đất đai, đặc biệt trong thời gian gần đây ảnh hưởng của sự thiếu đất đai càng rõ. Trước đây, sự thiếu lương thực và đói nghèo có thể được chống lại bằng cách khai thác những vùng đất đai mới, chưa sử dụng để canh tác. Hiện nay sự tăng dân số ở các vùng nông thôn đã dân đến làm giảm diện tích đất nông nghiệp trên một đầu người ở nhiều nước, đặc biệt các nước ở vùng khí hậu ẩm ướt của châu Á. Ví dụ sự giảm một cách tương đối diện tích đất đai trên một đầu người trong giai đoạn 1980 – 1990 là 14% đối với Ấn Độ và 22% đối Pakistan. Ở Iran, tốc độ tăng dân số nông thôn thấp hơn, vì vậy tỷ lệ đất đai/người gần như không thay đổi.

Những người nông dân sẽ không tự nguyện đầu tư vào các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai nếu như quyền sử dụng nguồn tài nguyên này trong tương lai của họ không được bảo đảm. Có hai loại quyền sở hữu dẫn đến tình trạng này đó là sự thuê và quyền sử dụng không hạn chế đất đai. Mặc dù những sự cố gắng của pháp luật và các chương trình cải cách ruộng đất đã trải qua nhiều năm nhưng việc thuê đất trồng trọt vẫn còn rất phổ biến. Những người chủ đất hiện nay thường ở các thành phố, còn đất đai thì được trồng trọt bởi những người thuê đất. Quan hệ giữa chủ đất và người thuê thường tốt và trong thực tế, việc thuê đất tồn tại ở nông thôn trong nhiều năm. Tuy nhiên, việc thuê đất như vậy không khuyến khích duy trì đất đai lâu dài, mà chủ yếu là quan tâm cho thu hoạch trước mắt.

Quyền sử dụng không hạn chế đất đai là những quyền cho bất cứ ai, trong thực tế là những người nghèo và những người không có đất đai, có thể sử dụng, không cần có các quyền hoa lợi hoặc chiếm hữu. Điều này chủ yếu áp dụng cho đất lâm nghiệp, trên danh nghĩa quyền sử hữu của chính phủ

Có sự khác biệt giữa sở hữu công cộng và quyền sử dụng không hạn chế đất đai. Trong sở hữu công cộng đất đai việc sử dụng bị hạn chế đối với các thành viên của cộng đồng, làng hoặc xã và thường lệ thuộc vào những nguyên tắc được áp dụng có tính xã hội. Ví dụ, những người chăn cừu thường có thói quen khi những diện tích nhất định bị ngừng chăn thả, dân làng sẽ hạn chế chặt cây ở những đất công cộng. Đối với quyền sử dụng đất không hạn chế không có những nguyên tắc như vậy. Không có cơ sở pháp lý đối với quyền sử dụng đất đai của họ ngoài nhu cầu trước mắt là sự thiếu đất đã khuyến khích họ khai thác đất. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phá rừng, kéo theo sự xói mòn

+ Các áp lực và quan điểm kinh tế

Việc sở hữu ít đất đai đã dẫn đến những áp lực kinh tế rất khốc liệt đối với nông dân để đạt được lượng lương thực và thu nhập khác đáp ứng cho các nhu cầu trước mắt. Do áp lực nhu vậy nên trong thời gian ngắn các nguồn lao động, đất đai và tài chính không thể dư ra để đầu tư cho việc chăm sóc đất đai, ví dụ như bón phân hữu cơ hoặc duy trì cấu trúc đất. Đây cũng là lý do cơ bản đối với hai nguyên nhân trực tiếp khác đã được trình bày ở trên, luân canh cây trồng không thích hợp và sử dụng phân bón không cân đối.

Một nhân tố phụ là sự thay đổi các quan điểm về kinh tế thường không được người theo dõi bên ngoài đánh giá đúng. Trong thời gian trước đây, hầu hết những người nông dân chấp nhận hoàn cảnh mà họ phải chịu đựng ngay cả khi nó rất

các nguyện vọng và yêu cầu hợp lý về thu nhập, vì thế đã làm tăng các áp lực về kinh tế.

+ Sự nghèo nàn

Nhiều nước đang phát triển có tiến bộ rất lớn trong phát triển kinh tế, đạt được sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người. Vấn đề là liệu những cải thiện có tương ứng với phúc lợi xã hội thực tế của lớp dân nghèo nông thôn không. Phần lớn những người nông dân vẫn giữ ở mức độ gần hoặc dưới mức nghèo đói đã được định nghĩa dựa trên các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Sự nghèo đói dẫn đến sự thoái hoá đất đai. Một thực tế hầu như được khẳng định chắc chắn rằng những người nông dân khá giả hơn duy trì đất của họ tốt hơn những nông dân nghèo.

+ Sự tăng dân số

Cùng với sự thiếu về đất đai, nguyên nhân cơ bản thứ hai của sự thoái hoá là sự tăng liên tục của dân số nông nghiệp ở nông thôn. Ví dụ, tỷ lệ tăng dân số từ 1980-1990 đối với sáu nước trong khu vực nam Á dao động từ 2,1 đến 3,6% trong một năm, chỉ ở Srrilanca có cố gắng làm giảm tỷ lệ tăng dân số với mức tăng khoảng 1,4%.

Dân số ở vùng thành phố đang tăng nhanh hơn ở vùng nông thôn. Tuy nhiên, xu hướng đô thị hoá không đủ để làm đảo ngược một quy luật đó là dân số ở nông thôn vẫn không ngừng tăng lên.

Một phần của tài liệu Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất: Phần 1 - Lê Đình Huy (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)