Đánh giá mức độ bạc màu đất

Một phần của tài liệu Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất: Phần 1 - Lê Đình Huy (Trang 75 - 79)

CHƯƠNG 3 SUY THOÁI ĐẤT, NGUYÊN NHÂN VÀ TIẾN TRÌNH

3.4. Đánh giá mức độ bạc màu đất

Từ các kết quả nghiên cứu và sự thảo luận ở các hội thảo quốc tế cho thấy đến nay chưa có một phương pháp nào được coi là hoàn thiện để định lượng, đánh giá mức độ bạc màu đất. Đó là do đất là một thực thể thống nhất nên không thể phân lập thành các đơn vị cá thể độc lập để nghiên cứu từ đó đưa ra các nhận định cụ thể.

Tuy nhiên, việc định lượng tổn thất gây ra bởi bạc màu đất là một nhu cầu tất yếu. Do vậy, thông qua các số liệu thu thập được từ các phương pháp nghiên cứu bạc màu đất và căn cứ vào các tiêu chí sau chúng ta có thể đánh giá một cách tương đối mức độ bạc màu đất.

3.4.1. Căn cứ vào sự suy giảm các đặc tính của đất:

Bảng 3.2. Ước tính diện tích đất bị thoái hóa (triệu km2) ở các vùng khô hạn (Dregne và Chou, 1994)

Lục địa Tổng diện tích Diện tích bị thoái hoá † % bị thoái hoá

Châu Phi 14,326 10,458 73

Châu Á 18,814 13,417 71

Úc và châu đại dương 7,012 3,759 54

Châu Âu 1,456 0,943 65

Bắc Mỹ 5,782 4,286 74

Nam Mỹ 4,207 3,058 73

Tổng số 51,597 35,922 70

Bao gồm đất đai và thảm thực vật.

Bảng 3.2. chỉ ra rằng các đất bị thoái hoá ở các vùng khô hạn của thế giới lên đến 3,6 tỷ ha hoặc 70% tổng diện tích của cả vùng này (5,2 tỷ ha). Trong khi đó ở bảng 3.3, Oldeman (1994) chỉ ra rằng quy mô toàn cầu của thoái hoá đất (bao gồm tất cả các quá trình và các vùng sinh thái) chỉ khoảng 1,9 tỷ ha. Sự khác nhau cơ bản giữa hai ước tính này là do tình trạng của thảm thực vật. Mặc dù ước tính của của Dregme và Chou chỉ tính đối với các vùng khô hạn bao gồm cả tình trạng thực vật trên đất chăn thả.

Bảng 3.3. Ước tính quy mô (triệu km2) thoái hoá đất toàn cầu (Oldeman, 1994).

Loại thoái hoá Nhẹ Trung bình Mạnh và cực mạnh Tổng số

Xói mòn do nước 3,43 5,27 2,24 10,94

Xói mòn do gió 2,69 2,54 0,26 5,49

Thoái hoá hoá học 0,93 1,03 0,43 2,39

Thoái hoá vật lý 0,44 0,27 0,12 0,83

Tổng số 7,49 9,11 3,05 19,65

Có sự khác nhau trong thuật ngữ sử dụng để biểu thị mức độ khốc liệt của thoái hoá đất. Dregne và Chou sử dụng các thuật ngữ nhẹ (slight), trung bình, khốc liệt và rất khốc liệt để định rõ tính khốc liệt của sự thoái hoá. Oldeman đã sử dụng các thuật ngữ nhẹ (light), trung bình, mạnh và cực mạnh và những thuật ngữ này không thể so sánh với những thuật ngữ của Dregne và Chou. Oldeman cộng sự (1992) trên cơ sở đánh giá của các nhà chuyên môn đã tiến hành phân biệt thoái hoá tự nhiên với thoái hoá do con người. Eswaran và Reich (1998) đã đánh giá mức độ tổn thất đối với thoái hoá và sa mạc hoá. Sự khác nhau về thuật ngữ và phương pháp cũng như diện tích cũng bao hàm trong đánh giá, có nghĩa là các ước tính của ba nhóm tác giả trên khó mà có thể so sánh với nhau (bảng 3.2, 3.3 và 3.4)

Bảng 3.4. Thiệt hại do sa mạc hoá, xói mòn do gió và xói mòn do nước

(Eswaran và Reich, 1998). Ở các vùng khô hạn, bán khô hạn, bán ẩm ướt diện tích thoái hoá (triệu km2) được tính theo định nghĩa của UNEP.

Tính khốc liệt Sa mạc hoá Xói mòn do nước Xói mòn do gió

Thấp 14,653 17,331 9,250

Trung bình 13,668 15,373 6,308

Cao 7,135 10,970 7,795

Rất cao 7,863 12,196 9,320

Tổng số 43,319 55,870 32,373

3.4.2. Thoái hoá đất đai và năng suất cây trồng

Một khiếm khuyết lớn của các số liệu thống kê hiện có về thoái hoá đất đai là thiếu mối quan hệ nhân - quả giữa tính nghiêm trọng của thoái hoá và năng suất. Tiêu chuẩn để chỉ rõ các mức độ khác nhau của thoái hoá đất đai (ví dụ thấp, trung bình, cao) thường dựa trên cơ sở các đặc tính của đất đai hơn là ảnh hưởng của chúng đến năng suất. Trong thực tế, việc đánh giá ảnh hưởng của thoái hoá đất đai đến năng suất là một nhiệm vụ thách thức (Lal, 1998). Những khó khăn trong việc thu thập các ước tính trên phạm vi toàn cầu về ảnh hưởng của thoái hoá đất đai đến đến năng suất đã tạo ra nhiều vấn đề và sự hoài nghi tăng lên.

Bảng 3.5. Quan hệ giữa lượng đất mất và lượng nước chảy với năng suất cây trồng ở ba quốc gia thuộc mạng lưới đất dốc ASIALAND (Sajjapongse, 1998).

Quốc gia Cách xử lý Giai đoạn

Cây trồng

Lượng đất mất

(tấn/ha)

Lượng nước chảy (mm)

Năng suất (tấn/ha)

Trung Quốc

Đối chứng 1992–

1995

Ngô 122 762 15,3

Cây trồng theo hàng

1992–

1995

Ngô 59 602 15,9

Philippines

Đối chứng 1990–

1994

Ngô 341 801 5,6

Cây trồng theo hàng (bón ít)

1990–

1994

Ngô 26 43 14,3

hàng (bón nhiều) 1994

Thái Lan

Đối chứng 1989–

1995

Lúa 1.478 1.392 4,5

Trồng theo rãnh ở sườn đồi

1989–

1995

Lúa 134 446 4,8

Trồng theo hàng 1989–

1995

Lúa 330 538 4,0

Nông lâm kết hợp 1989–

1995

Lúa 850 872 5,3

Đối chứng = Canh tác của nông dân

Bảng 3.5 xuất phát từ Uỷ Ban Quốc Tế về Nghiên Cứu và Quản Lý Đất (International Board for Soil Research and Management - IBSRAM) đã chỉ ra các vấn đề phức tạp trong mối quan hệ giữa thoái hoá đất đai do xói mòn với năng suất cây trồng. Các số liệu từ Trung Quốc đã chỉ ra rằng mặc dù có sự khác nhau đáng kể giữa lượng đất mất và nước chảy tràn, nhưng không có sự khác nhau về năng suất ngô. Các kết luận tương tự cũng được đưa ra liên quan đến ảnh hưởng của xói mòn đất đến năng suất lúa ở Thái Lan. Trong khi lượng đất mất dao động từ 330 đến 1.478 tấn/ha, thì năng suất tương ứng của lúa dao động từ 4,0 đến 5,3 tấn/ha. Năng suất thấp nhất đạt được khi các biện pháp xử lý dẫn đến sự mất đất ít nhất. Năng suất cây trồng là một hiệu quả tổng hợp của nhiều biến. Thêm vào đó, ảnh hưởng của xói mòn (và các quá trình thoái hoá khác) đến năng suất cây trồng hoặc tiềm năng sinh khối phụ thuộc vào những thay đổi về chất lượng đất đai với các thông số đặc trưng.

Bảng 3.6 chỉ ra rằng năng suất của xidan có tương quan với pH, CEC và độ bão hoà Al, nhưng không tương quan với hàm lượng N và C hữu cơ của đất. Việc đánh giá các ảnh hưởng của thoái hoá đất đai đến năng suất cây trồng đòi hỏi phải hiểu một cách thấu đáo các quá trình trong mối liên quan phức tạp đất - thực vật – khí quyển. Những quá trình này chịu ảnh hưởng mạnh của việc sử dụng và quản lý đất đai.

Bảng 3.6. Mối quan hệ giữa năng suất của xidan và sự giảm độ phì nhiêu của đất (độ sâu 0–20 cm) ở vùng Tanga của Tanzania (Hartemink, 1995).

Đặc tính của đất đai Năng suất (tấn/ha)

Một phần của tài liệu Bài giảng Suy thoái và phục hồi đất: Phần 1 - Lê Đình Huy (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)