Quản lý môi trường muốn tốt thì phải sử dụng các công cụ một cách linh hoạt.
Một số công cụ được sử dụng :
2.1.1.Chính sách, chiến lược
Mỗi quốc gia đều có hệ thống các chính sách, chiến lược phát triển riêng của mình. Đây cũng là công cụ để chỉ đạo toàn bộ hoạt động phát triển kinh tế xã hội cũng như bảo vệ môi trường. Rõ ràng, chính sách phát triển có mối quan hệ mật thiết với chính sách chiến lược bảo vệ môi trường. Nếu tách rời chúng thì không thể thực hiện tốt việc phát triển cũng như bảo vệ môi trường.
Các chính sách và chiến lược thường được lập cho một thời gian đủ dài, thường từ 5 -10 năm trở lên, được áp dụng trong phạm vi lớn. Trong khi chính sách xác định rõ mục tiêu phát triển, bảo vệ môi trường và định hướng hoạt động để thực hiện thì chiến lược được cụ thể hóa và tìm phương thức, nguồn lực để có thể đạt được mục tiêu.
Công cụ chiến lược, chính sách có mối quan hệ hai chiều với ĐGTĐMT.
ĐGTĐMT các dự án cụ thể phải được thực hiện trong khuôn khổ các chính sách chiến lược, mặt khác các chính sách chiến lược là là đối tượng của ĐGTĐMT chiến lược.
2.1.2. Công cụ pháp chế
Công cụ này bao gồm các luật, qui định, chế định liên quan tới bảo vệ môi trường.
ĐGTĐMT Luật pháp
Kinh tế
Thông tin dữ liệu
Quản lý tai biến môi trường Giáo dục đào
tạo Kế toán môi
trường Qui hoạch Chính sách
chiến lược
Qui định, nghị định là những văn bản dưới luật, nhằm cụ thể hóa hoặc hướng dẫn thực hiện các nội dung của luật. Chế định là các qui định về chế độ, thể lệ, tổ chức quản lý bảo vệ môi trường.
Những luật, qui định, chế định nêu trên có mối quan hệ rất khăng khít đối với ĐGTĐMT. Luật qui định công tác ĐGTĐMT giúp công tác này có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Như vậy công cụ luật pháp giúp công tác ĐGTĐMT trở thành một công việc bắt buộc, đồng thời cung cấp cơ sở để tiến hành công tác này thuận lợi hơn.
2.1.3. Công cụ kế hoạch hóa
Kế hoạch hóa là một công cụ không thể thiếu được. Qui hoạch môi trường có mối quan hệ mật thiết với qui hoạch phát triển kinh tế, qui hoạch phát triển lãnh thổ, qui hoạch sử dụng tài nguyên. ĐGTĐMT các dự án cụ thể phải bám sát công tác kế hoạch, trên cơ sở đó mà có các đánh giá phù hợp. VD như đánh giá tác động ở vùng được qui hoạch để cung cấp nguồn nước sinh hoạt phải khác vùng không qui hoạch.
Ngược lại qui hoạch lãnh thổ lại là đối tượng của ĐGTĐMT, nghĩa là phải xem xét sự phù hợp của nó đối với việc bảo vệ môi trường. Tương ứng với chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội cần có chính sách chiến lược bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. Ở mức qui hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, các yếu tố môi trường, tài nguyên phải được xem xét kỹ vì đây là đối tượng có thể gây tác động trực tiếp đến môi trường.
2.1.4. Công cụ thông tin, dữ liệu
Bảo vệ môi trường là công việc đòi hỏi cơ sở khoa học liên ngành, cả khoa học tự nhiên, lẫn khoa học xã hội. Nghĩa là khi xử lý một vấn đề về môi trường ta cần tổng hợp kiến thức của nhiều ngành. Mỗi ngành khoa học lại cần có một hệ thống thông tin, dữ liệu riêng.
Công cụ thông tin dữ liệu có tính chất quyết định đến sự đúng đắn và độ chính xác của các nhận định về hiện trạng tài nguyên, dự báo diến biến các yếu tố môi trường cũng như tác động đến môi trường của các dự án đã, đang và sẽ hoạt động. Đây là công cụ phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau và không thể thiếu trong ĐGTĐMT.
2.1.5. Kế toán môi trường
Đây là công cụ mới được áp dụng trong quản lý môi trường. Công cụ này mô phỏng công tác kế toán tài chính đã sử dụng trước đó. Kế toán môi trường là sự phân tích, tính toán nhằm xác định một cách định lượng với độ chính xác nhất định về sự gia tăng hoặc suy thoái môi trường, dự trữ tài nguyên thiên nhiên trong một khoảng thời gian nào đó do các hoạt động phát triển mang lại.
Trong ĐGTĐMT, việc kế toán môi trường giúp chúng ta sử dụng được các chỉ tiêu đánh giá kinh tế mở rộng cho các tác động. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích mở rộng hiện đang là phương pháp dùng để so sánh hiệu quả kinh tế môi trường của các dự án khác nhau hoặc các phương án khác nhau trong cùng một dự án. Các chỉ tiêu như giá trị hiện tại ròng, hệ số hoàn vốn nội tại hay tỷ số lợi ích chi phí được áp dụng để đánh giá dự án rất có hiệu quả.
2.1.6. Quản lý tai biến môi trường
Luật BVMT Việt nam có đưa ra khái niệm về sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động hoặc sự biến đổi thất thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng.
Công tác quản lý tai biến môi trường phải làm tốt những hoạt động sau : - Xác định các loại tai biến
- Xác định các đặc trưng tai biến - Đánh giá xác suất xảy ra tai biến - Đánh giá thiệt hại do tai biến gây nên
Trong ĐGTĐMT, đánh giá tai biến được đề cập như một phần quan trọng.
VD: khi xây dựng đập thủy điện, nghĩ tới khả năng vỡ đập do động đất, rò rỉ trong địa hình, do phá hoại hoặc do bảo dưỡng không tốt.
2.1.7. Giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức của nhân dân
Môi trường sống là tài sản chung của mọi người, mọi người đều có trách nhiệm giữ gìn, nâng cao chất lượng môi trường.
Các kiến thức về môi trường của nhân dân có thể thu thập được thông qua đào tạo ở các cấp học hoặc tự đào tạo. Trong công tác bảo vệ môi trường, cần nhiều cán bộ có trình độ kiến thức cao hơn, am hiểu nhiều mặt về phát triển kinh tế xã hội và môi trường.
Khoa học môi trường là khoa học liên ngành và mới ra đời, vì vậy phải đào tạo từ các nguồn khác hoặc mở thêm các khóa ngắn hạn về môi trường cho các cán bộ ở cơ quan quản lý môi trường, ra quyết định về môi trường.
Việc nâng cao kiến thức cho đông đảo nhân dân sẽ giúp họ đóng góp có hiệu quả hơn vào công tác ĐGTĐMT. Những ý kiến của nhân dân sẽ xác đáng hơn, có cơ sở khoa học hơn, giúp cho người thực hiện ĐGTĐMT có thể điều chỉnh những sai sót mắc phải trong quá trình thực thi.
Tuyên truyền, giáo dục môi trường trên các phương tiện phát thanh truyền hình, sách báo hoặc từ các nhóm tự nguyện cũng rất quan trọng.
2.1.8. Nghiên cứu và triển khai khoa học, công nghệ
Kiến thức về phát triển khoa học, công nghệ rất cần thiết cho ĐGTĐMT, nắm vững kiến thức về công nghệ này sẽ có khả năng phân tích các tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường. Trong ĐGTĐMT phải đánh giá được công nghệ nào ít gây tác động hoặc gây ra những tác động dễ khắc phục.
Một trong những nội dung cơ bản của ĐGTĐMT là đề xuất các giải pháp phòng tránh, khắc phục và xử lý các tác động tiêu cực. Giải pháp công nghệ là một trong những giải pháp chính có thể đảm nhận công việc này.
2.1.9. Công cụ kinh tế
Đây là công cụ tổng hợp, nó không chỉ dựa trên cơ sở các công cụ trên mà còn chỉ ra khả năng thực thi về mặt tài chính. Để đảm bảo hoạt động sản xuất ở mức tối ưu, nhiều nhà khoa học đã đưa ra các biện pháp kinh tế như đền bù sản xuất, thuế, cô ta ô nhiễm, quĩ môi trường. Ngược lại, chính thông tin thu thập được trong quá trình ĐGTĐMT lại có thể giúp thực hiện các công cụ kinh tế tốt hơn, việc xác định các chỉ tiêu chính xác hơn.