CÁC CÔNG ĐOẠN TRONG QUI TRÌNH ĐGTĐMT

Một phần của tài liệu Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 1 - PGS. TS. Trần Thanh Đức (Trang 32 - 48)

CHƯƠNG 3 TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRUỜNG

3.2. CÁC CÔNG ĐOẠN TRONG QUI TRÌNH ĐGTĐMT

Là bước đầu tiên, đơn giản nhất, mức độ cần thiết lập ĐGTĐMT của dự án.

Làm rõ các loại hình dự án để tiết kiệm thời gian và kinh phí. Thời gian tiến hành lược duyệt phụ thuộc đặc điểm, vị trí dự án, chuyên môn của người thực hiện.

a. Mục đích :

Xem xét và quyết định qui mô và mức độ ĐGTĐMT của một dự án đầu tư phát triển

b. Kết quả của bước lược duyệt

Xác định dự án thuộc loại dự án nào trong 3 loại dự án sau:

- Loại 1: Dự án gây ảnh hưởng môi trường trên một diện rộng, khó khắc phục, khó giảm thiểu, cần phải ĐGTĐMT sơ bộ trước khi ĐGTĐMT chi tiết.

- Loại 2: không biết có làm ĐGTĐMT hay không vì phạm vi ảnh hưởng tác động nhỏ dễ khắc phục nên sau khi ĐGTĐMT sơ bộ thì có 2 quyết định: không cần ĐGTĐMT hoặc ảnh hưởng rộng thì tiến hành như loại 1.

- Loại 3: Không cần ĐGTĐMT vì không gây ảnh hưởng đến môi trường

Đối với Viêt Nam, kết quả của bước lược duyệt được chia làm hai loại dự án:

cần thực hiện ĐGTĐMT và không cần thực hiện ĐGTĐMT.

c. Qui trình lược duyệt dự án - Chuẩn bị dự án

- Kiểm tra danh mục dự án theo luật qui định

- Kiểm tra điểm đặt dự án có vào vùng phải đánh giá tác động môi trường không - Tham khảo sách hướng dẫn ĐGTĐMT

- Thu thập thông tin các loại

- Lập danh mục câu hỏi lược duyệt - Lập văn bản lược duyệt

d. Nội dung lược duyệt

 Lược duyệt dựa trên danh mục

Ở Việt Nam, theo quy định, các dự án đầu tư đều phải qua sàng lọc môi trường. Sàng lọc môi trường dựa trên một danh sách các dự án cần phải ĐGTĐMT. Tất cả các dự án được chia làm hai loại:

- Loại 1. Các dự án cần phải thực hiện ĐGTĐMT (lập báo cáo và thẩm định). Danh mục các dự án loại này được trình bày chi tiết trong Phụ lục (theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ) bao gồm 146 dự án bắt buộc ĐGTĐMT.

- Loại 2. Các dự án còn lại, không cần phải tiến hành ĐGTĐMT, chủ dự án chỉ cần lập "bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường" và trình nộp cho Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Về mặt hình thức, việc phân biệt hai loại dự án vừa nêu làm cho thủ tục sàng lọc môi trường trở nên đơn giản hơn. Tuy nhiên, áp dụng cách sàng lọc trên có thể nảy sinh một vấn đề cần xem xét: ở nước ta các khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch, di tích văn hoá, lịch sử có tầm cỡ quốc gia và quốc tế đã được xác định, trong nhiều trường hợp đã có bản đồ, trong khi đó các khu vực nhạy cảm về môi trường chưa được quy định về mặt pháp lý cho nên cần cụ thể hoá chỉ tiêu của các khu vực nhạy cảm về môi trường.

 Lươc duyệt dựa trên chỉ tiêu :

Mức độ và quy mô ĐGTĐMT của một dự án dự kiến được phân biệt sau khi đã được sàng qua một loạt các chỉ tiêu, thông thường có ba loại chỉ tiêu: chỉ tiêu ngưỡng, chỉ tiêu về vùng có môi trường nhậy cảm và chỉ tiêu về các kiểu dự án. Kết quả sàng lọc là mức độ và quy mô ĐGTĐMT của các dự án có thể được phân biệt thành 3 loại, loại 1: cần tiến hành ĐGTĐMT chi tiết; loại 2: chưa rõ có cần ĐGTĐMT hay không, cần phải đánh ĐGTĐMT sơ bộ; loại 3: Không cần phải ĐGTĐMT (xem hình 2.2).

- Chỉ tiêu ngưỡng

Quy định một số chỉ tiêu ngưỡng cho các thông số của dự án, nếu dự án có các thông số vượt quá ngưỡng thì cần thiết phải tiến hành đánh giá tác động môi trường.

Chỉ tiêu ngưỡng có thể phân biệt theo các yếu tố môi trường như vị trí của dự án, chi phí cho dự án, diện tích đất và yêu cầu về cơ sở hạ tầng của dự án.

- Chỉ tiêu về vùng có môi trường nhạy cảm

Hậu quả môi trường do một dự án gây ra không những do quy mô của dự án, mà còn do mức độ nhạy cảm của môi trường của vùng dự án quyết định. Các chỉ tiêu liên quan đến các vùng có môi trường nhạy cảm thường đợc sử dụng để sàng lọc môi trường. Khi xây dựng dự án cần xác định xem dự án có thuộc các vùng có môi trường nhạy cảm sau hay không?

• Vùng có ý nghĩa lịch sử, khảo cổ và khoa học

• Vùng đất ngập nước

• Vùng núi có độ dốc cao và địa hình đặc biệt (karst, cuesta)

• Vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, các loại rừng có ý nghĩa kinh tế, văn hoá và sinh thái

• Vùng có các loài động, thực vật quý hiếm và có nguy cơ bị tiêu diệt

• Vùng khô hạn

• Vùng thường xuyên có lũ lụt và các thiên tai khác - Chỉ tiêu về các kiểu dự án

Các dự án phát triển thường được chia làm ba loại theo tính chất và mức độ tác động của chúng đến môi trường.

1. Những dự án nhằm cải thiện môi trường, phần lớn chúng không cần phải ĐGTĐMT, đó là các dự án:

• Xây dựng, quản lý vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

• Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

• Kiểm soát dân số

• Quy hoạch cảnh quan

• Giáo dục và đào tạo môi trường

• Vay vốn phát triển sản xuất

2. Những dự án có khả năng gây nên những tác động tiêu cực đáng kể đến môi trường, nhưng dễ dàng xác định các tác động đó và lựa chọn các biện pháp giảm thiểu, một số dự án thuộc loại này là:

• Công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ

• Phát triển chăn nuôi

• Chế biến nông sản

• Thâm canh

• Nuôi trồng hải sản (nước lợ và nước mặn) quy mô nhỏ

• Tưới tiêu quy mô nhỏ

• Cấp nước và vệ sinh môi trường

• Phát triển nhà ở

• Nâng cấp đường giao thông

• Thông tin liên lạc

• Khai thác hầm lò

• Biến áp điện

• Thuỷ điện quy mô nhỏ

• Điện khí hoá nông thôn

• Phục chế các di tích lịch sử và văn hoá

• Trồng rừng và phục hồi rừng

• Quy hoạch và quản lý lu vực

• Lâm nghiệp cộng đồng

• Quản lý lãnh thổ

• Kiểm soát xói mòn và bồi lắng

• Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt

Thông thường, các dự án trên cần phải tiến hành đánh giá tác động sơ bộ, bao gồm việc xác định các tác động môi trường có thể gây ra bởi dự án và đề ra các biện pháp giảm thiểu. Trong một số trường hợp cần thiết khi thẩm định các báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ, Hội đồng thẩm định xem xét và kiến nghị tiếp tục thực hiện ĐGTĐMT chi tiết.

3. Những dự án có tác động môi trường lớn cần thiết phải tiến hành ĐGTĐMT chi tiết, chúng bao gồm các dự án:

• Định cư thành thị và nông thôn

• Nông nghiệp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trên quy mô lớn

• Phát triển luư vực

• Thoát nước

• Xây dựng đường giao thông

• Thuỷ điện lớn

• Chuyển dòng chảy của sông

• Đập chứa nước đa mục tiêu

• Thuỷ lợi trên quy mô lớn

• Nghề cá quy mô lớn

• Chế biến gỗ

• Khai thác khoáng sản lộ thiên và tuyển khoáng

• Nhà máy xi măng

• Nhà máy da

• Công nghiệp nặng

• Nhà máy điện, tải điện

• Xây dựng sân bay

• Quản lý và xử lý chất thải

• Phát triển du lịch quy mô lớn

• Khai hoang trên quy mô lớn

• Tái định cư quy mô lớn.

• Và những dự án khác

e. Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm lược duyệt - Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường.

• Các Sở Tài nguyên Môi trường của các Tỉnh và Thành phố.

• Các Vụ Khoa học, Công nghệ và môi trường của các Bộ các Ngành.

3.2.2. Xác định mức độ, phạm vi đánh giá a. Mục đích

• Cân nhắc các vấn đề môi trường chính cần nghiên cứu, các phương án lựa chọn và đảm bảo để phạm vi không gian, thời gian và mức độ đánh giá môi trường tương xứng với quy mô của dự án.

• Xác định các phương pháp ĐGTĐMT thích hợp.

• Tạo điều kiện thông tin cho dân cvùng chịu ảnh hưởng của dự án biết về các vấn đề môi trường, các phương án thực hiện để cộng đồng có thể tham gia vào việc xác định và đánh giá các tác động môi trường của dự án.

• Tạo điều kiện để thống nhất cách giải quyết các vấn đề môi trường dễ gây mâu thuẫn về quyền lợi giữa các tổ chức xã hội, các cơ quan nhà nước, nhân dân vùng có dự án và chủ dự án.

• Xác định kinh phí dành cho công tác ĐGTĐMT.

• Kết quả cuối cùng là hình thành kế hoạch chi tiết cho nghiên cứu ĐGTĐMT.

b. Kết quả của bước xác định phạm vi

- Đối với dự án loại 1 hoặc một phần của dự án loại 2 thì lập bản đề cương chi tiết ĐGTĐMT.

- Đối với dự án không cần ĐGTĐMT thi lập bản đăng ký đạt TCMT c. Nội dung của xác định phạm vi

* Các quy định hiện hành:

Ở Việt Nam bước xác định phạm vi ĐGTĐMT bao gồm các nội dung:

• ĐGTĐMT sơ bộ là một bước chính thức trong quy trình ĐGTĐMT.

• Đối với các dự án không cần tiến hành ĐGTĐMT cần thiết phải đăng ký đạt chất lượng môi trường là một nội dung quan trọng của bước xác định nội dung ĐGTĐMT.

• Trước khi tiến hành ĐGTĐMT chi tiết nhóm cán bộ đánh giá thường lập đề cương nghiên cứu và kế hoạch thực hiện để chủ dự án phê duyệt.

Đối với các dự án cần phải tiến hành ĐGTĐMT trong hồ sơ của dự án phải có một phần hoặc một chương giải trình các tác động tiềm tàng của của dự án đến môi trường thông qua việc tiến hành ĐGTĐMT sơ bộ, đồng thời cam kết trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khi xây dựng cũng như khi đưa dự án vào hoạt động.

* Một số nội dung cần lưu ý:

Để có được một bản kế hoạch ĐGTĐMT chi tiết, một trong những cách tiếp cận hợp lý là tiến hành thông qua ĐGTĐMT sơ bộ.

- Đánh giá tác động môi trường sơ bộ (kiểm tra môi trường sơ bộ)

Đánh giá tác động môi trường sơ bộ được sử dụng như là một bước của giai đoạn xác định phạm vi ĐGTĐMT, có các mục tiêu:

• Sơ bộ xác định bản chất và mức độ tác động môi trường của dự án.

• Xác định các biện pháp giảm thiểu thích hợp. Nếu kết quả ĐGTĐMT sơ bộ cho thấy dự án không có các vấn đề môi trường lớn thì báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ (tương đương với bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường trong Thông tư số 490/1998/TT - BKHCN&MT) là báo cáo ĐGTĐMT cuối cùng.

• Báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ (bản đăng ký đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường) phải được các cơ quan quản lý môi trường thông qua.

• Trong khi tiến hành ĐGTĐMTsơ bộ, đối với một số dự án, nếu thấy cần thiết xây dựng kế hoạch ĐGTĐMT chi tiết để thực hiện ĐGTĐMT.

Báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ được chuẩn bị theo một mẫu nội dung và sử dụng các danh mục kiểm tra ĐGTĐMT sơ bộ cho các ngành.

ĐGTĐMT còn có nhiệm vụ phân cấp quy mô, cường độ các tác động, đồng thời xác định các vấn đề môi trường cần thiết phải xem xét trong các giai đoạn tiếp theo.

Báo cáo ĐGTĐMT sơ bộ được Hội đồng thẩm định dự án duyệt cùng với hồ sơ dự án tiền khả thi. Đánh giá tác động môi trường sơ bộ được tiến hành trong giai đoạn tiền khả thi của chu trình dự án và do các chủ đầu tư thực hiện.

- Đề cương (kế hoạch) chi tiết cho ĐGTĐMT

Bước tiếp theo của xác định phạm vi ĐGTĐMT là xây dựng đề cương nghiên cứu chi tiết cho các dự án cần phải tiến hành ĐGTĐMT đầy đủ (dự án loại 1 và một phần các dự án loại 2). Đề cương ĐGTĐMT chi tiết có các mục đích sau:

• ĐGTĐMT một cách có hệ thống

• Giới hạn các công việc phải thực hiện

• Đặt ĐGTĐMT trong mối tương quan với chính sách, pháp luật của nhà nước.

• Thực hiện ĐGTĐMT theo tiến độ

• Đưa ra những vấn đề môi trường quan trọng nhất cần phải nghiên cứu

• Cung cấp tài liệu hướng dẫn và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu thích hợp.

Trong kế hoạch nghiên cứu chi tiết phải làm rõ tính pháp lý và nội dung ĐGTĐMT chi tiết của dự án. Các thông tin về pháp lý của dự án bao gồm:

• Cơ sở luật pháp và chính sách

• Sự phối hợp giữa các đối tác: cơ quan, tổ chức, quốc gia và tổ chức tài trợ hoặc cho vay

• Năng lực liên cơ quan

• Sự tham gia của cộng đồng

Các thông tin đánh giá môi trường chi tiết bao gồm:

• Mô tả dự án (chú ý đến mục tiêu dự án và giải pháp thực hiện)

• Mô tả môi trường nền

• Chất lượng của các thông tin hiện có

• Các đối tượng đánh giá

• Các tác động môi trường có lợi

• Các tác động bất lợi đối với:

- Tài nguyên thiên nhiên.

- Tài nguyên nhân văn.

- Tái định cư và đền bù thiệt hại.

• Các tác động tích dồn

• Các tác động vượt ra ngoài phạm vi dự án

• Cường độ tác động.

• Các phương án của dự án

• Các phương án thay thế dự án

• Các biện pháp giảm thiểu

• Kế hoạch giám sát môi trường

• Kế hoạch quản lý môi trường

d. Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm xác định mức độ, phạm vi đánh giá Các quan thực hiện ĐGTĐMT tiến hành xác định phạm vi tiến hành đánh giá môi trường.

• Các chủ dự án

• Cán bộ ĐGTĐMT

• Cộng đồng

Các cơ quan quản lý môi trường có trách nhiệm đánh giá và thông qua đề cương về nội dung của công tác ĐGTĐMT.

• Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường

• Các Sở Tài nguyên môi trường của các Tỉnh, Thành

• Các Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường của các Bộ.

Bước xác định phạm vi ĐGTĐMT bắt đầu từ nửa cuối của nghiên cứu tiền khả thi cho đến trước giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án.

3.2.3. Phân tích, đánh giá tác động môi trường

Đây là một trong những bước chính, quan trọng nhất của quá trình ĐGTĐMT.

Quá trình này có 3 giai đoạn : - Nhận dạng

- Phân tích, dự báo - Đánh giá

Các giai đoạn này quan trọng như nhau và không thể đảo ngược thư tự trên.

3.2.3.1. Nhận diện nguồn tác động

Các dự án phát triển kinh tế xã hội đều gây nên những tác động môi trường ở các mức độ khác nhau, chúng bao gồm các tác động có lợi và có hại. Theo Vatheen, một tác động theo thời gian (cho một thời đoạn) và trong không gian (cho một vùng xác định) được thể hiện bằng sự thay đổi giá trị của một thông số môi trường trước và sau khi triển khai dự án. Nhận dạng các tác động môi trường có nhiệm vụ xác định các đối tượng môi trường có thể bị dự án tác động một cách đáng kể. Tác động môi trường của một dự án được hiểu là sự thay đổi các điều kiện môi trường hiện tại hoặc tạo ra các hậu quả môi trường có lợi cũng như có hại. Nhận dạng các tác động môi trường được thực hiện từ bước xác định phạm vi (khi đã có đầy đủ các thông tin về các hoạt động của dự án) đến giai đoạn đầu của bước ĐGTĐMT chi tiết (khi đã thu thập đầy đủ các thông tin hiện trạng môi trường của vùng dự án). Có thể phân biệt một cách tương đối các tác động môi trường ra ba loại chính, đó là:

- Tác động kinh tế-xã hội

Tác động kinh tế-xã hội của một dự án là các tác động có lợi và bất lợi do dự án gây ra cho các điều kiện và sự hoạt động kinh tế-xã hội trong và ngoài vùng dự án, chúng bao gồm:

- Di dân và tái định cư

- Thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất - Thay đổi cơ cấu ngành nghề và việc làm - Thay đổi hạ tầng cơ sở

- Ảnh hưởng đến phong tục tập quán

- Ảnh hưởng đến các di tích lịch sử, văn hoá, các công trình kiến trúc.

- Ảnh hưởng đến quan hệ xã hội, tâm lý cộng đồng - Ảnh hưởng đến mức sống và dân trí

- Ảnh hưởng đến sức khoẻ dân cư - Tác động sinh học

Các tác động sinh học là sự ảnh hưởng do hoạt động của dự án đến tài nguyên sinh vật, như:

- Tài nguyên thực vật - Động vật hoang dã - Động thực vật thuỷ sinh - Cây trồng vật nuôi - Các hệ sinh thái

- Các tác động vật lý và hoá học

Các tác động vật lý và hoá học là sự ảnh hởng của dự án đến các yếu tố và thành phần môi trường như:

- Tính chất và thành phần của nước

- Tính chất và thành phần của không khí, chế độ nhiệt ẩm và khí hậu địa phương - Tính chất và thành phần đất

- Các quá trình tự nhiên như quá trình xói mòn và bồi tụ, dòng chảy, - Các thiên tai, như động đất, lũ lụt, trượt lở, sơng muối.

Các tác động môi trường nêu trên có thể được phân chia theo nguồn gốc: trực tiếp; gián tiếp và tích dồn.

(a) Các tác động trực tiếp là sự thay đổi của các yếu tố và các quá trình môi trường do các hoạt động của dự án gây nên một cách trực tiếp. Chẳng hạn việc xây dựng các đập nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dòng chảy hay việc phát thải của các nhà máy nhiệt điện trực tiếp gây ô nhiễm không khí.

(b) Các tác động gián tiếp là sự thay đổi của các yếu tố và các quá trình môi trường thông qua (gây ra bởi) các tác động trực tiếp. Ví dụ, tác động trực tiếp của việc xây

Một phần của tài liệu Bài giảng Đánh giá tác động môi trường: Phần 1 - PGS. TS. Trần Thanh Đức (Trang 32 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)