Một số quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất: Phần 2 - TS. Nguyễn Thị Hải (Trang 31 - 37)

5.3. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

5.3.6. Một số quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp

a. Ý nghĩa của hệ thống giao thông

Giao thông là một nhân tố quan trọng góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội. Kinh nghiệm ở nhiều nước đã chỉ ra rằng, một mạng lưới giao thông được quy hoạch và xây dựng tốt là yếu tố trước tiên để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho người dân. Điều này được thể hiện ở chỗ:

- Hệ thống giao thông sẽ góp phần giải phóng sức lao động trong khâu vận chuyển sản phẩm, nguyên vật liệu phục vụ đời sống và sản xuất. Tạo điều kiện quản lý tốt số lượng và chất lượng sản phẩm dẫn đến hạ giá thành sản phẩm.

- Hệ thống giao thông là tiền đề cho việc đẩy mạnh giao lưu hàng hóa trong và ngoài khu vực, nhờ vậy sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.

- Hệ thống giao thông hỗ trợ tích cực cho đời sống văn hóa và tinh thần cho người lao động.

Như vậy, hệ thống giao thông nông thôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng nên việc xây dựng một mạng lưới giao thông hợp lý trên cơ sở tổ chức lãnh thổ để phân bố lại mạng lưới giao thông thích hợp phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống của nhân dân hiện tại trong khu vực đồng thời tạo điều kiện cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong tương lai là một vấn đề mang tính thiết. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giao thông gắn liền với một quỹ đất đai không nhỏ, vì vậy, công tác quy hoạch giao thông cần được giải quyết thấu đáo và hợp lý.

b. Một số nguyên tắc và yêu cầu cơ bản trong quy hoạch giao thông

141

* Nguyên tắc

Quy hoạch hệ thống giao thông nông thôn phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Chi phí hợp lý nhất

Nguyên tắc này có thể hiểu là xác định một phương án quy hoạch giao thông sao cho chi phí trong khoảng chấp nhận được của điều kiện đầu tư, trong khi đó hiệu quả sử dụng gồm lưu lượng vận chuyển, chất lượng đường, chi phí vận chuyển hàng năm trong điều kiện đó là tốt nhất.

- Sử dụng đất đai hợp lý nhất

Sử dụng đất đai hợp lý nhất có thể hiểu là tiết kiệm đất đai cho cùng một khả năng đáp ứng giao thông. Chọn phương án sử dụng ít đất nông nghiệp, nhất là đất canh tác.

- Quy hoạch từ tổng thể đến cụ thể

Tuyến đường được xây dựng phải đảm bảo khả năng phục vụ cho lãnh thổ lớn, sau đó mới đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho từng khu vực nhỏ. Đảm bảo được nguyên tắc này có nghĩa là đã giải quyết được mối quan hệ tổng thể trong vùng. Tận dụng được khả năng phục vụ của tất cả các tuyến đường một cách tối đa, đảm bảo được quá trình vận chuyển một cách tối ưu nhất.

* Yêu cầu

Từ những nguyên tắc trên, khi tiến hành quy hoạch hệ thống giao thông nông thôn cần chú ý đảm bảo các yêu cầu sau:

- Phải đảm bảo chi phí vận tải thấp nhất và thực hiện kịp thời nhu cầu vận tải. Hệ thống đường cần phân bố theo hướng ngắn nhất giữa các điểm vận chuyển.

- Hệ thống đường chính phải phù hợp với hệ thống giao thông cấp cao hơn và với hệ thống đường đồng (đường cấp thấp hơn) và với các yếu tố tổ chức lãnh thổ.

- Phù hợp yếu tố địa hình, địa vật để có thể bố trí đường theo đường ngắn nhất và tránh được những chướng ngại vật (sông, suối, núi đá, đầm lầy, hồ, ao).

- Sự phân bố đường trục phải tạo điều kiện lãnh thổ tốt nhất để sử dụng hợp lý đất đai.

Hạn chế đến mức tối thiểu việc sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao để làm đường. Khi bố trí trục đường cần chú ý đến hiệu quả sử dụng lâu dài, tránh làm đi làm lại. Nên bố trí phù hợp với các yếu tố lãnh thổ (sông, ngòi, mương máng, bờ vùng, bờ thửa), không gây chia cắt đất canh tác.

- Việc phân bố hệ thống đường phải không gây ngập úng cho đất canh tác, không gây tập trung dòng chảy dẫn đến xói mòn, rửa trôi đất.

- Phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng đường, hệ thống đường phải đi qua vùng đất có điều kiện địa chất ổn định, tránh đi qua vùng quá cao, quá trũng.

5.3.6.2. Quy hoạch thủy lợi a. Mục đích, ý nghĩa

Quy hoạch thủy lợi là một trong những biện pháp quan trọng và cơ bản để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở nông thôn, là một trong những khâu then chốt để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn. Điều kiện tự nhiên của nước ta khá phức tạp, dẫn đến yêu cầu về điều tiết nước rất cao. Điều này có thể giải quyết được khi có một mạng lưới thủy lợi hợp lý và có hiệu quả cao. Muốn vậy cần thiết phải tiến hành quy hoạch thủy lợi. Quy hoạch thủy lợi sẽ giải quyết tốt vấn đề điều tiết nước mặt và nước ngầm nhằm sử dụng hợp lý, đầy đủ và có hiệu

quả nhất đất đai, tiêu úng, chống xói mòn đất kết hợp thủy lợi với thủy điện, thủy sản. Quy hoạch thủy lợi nhằm mục đích:

- Xác định các biện pháp công trình và mối quan hệ giữa các công trình đó, khai thác hợp lý các nguồn nước nhằm phục vụ tốt nhất đời sống và sản xuất.

- Xác định trình tự xây dựng các công trình thủy lợi.

- Đánh giá tổng quát hiệu suất của các biện pháp công trình.

b. Phân loại các công trình thủy lợi

Để tiện lợi cho việc xác định vị trí phân bố, thiết kế xây dựng và quản lý, vận hành, các công trình thủy lợi được phân loại theo chức năng:

- Các công trình đầu mối lấy nước và tiêu nước gồm hồ, đập, cống lấy nước, cống tiêu nước.

- Các công trình bảo vệ sản xuất như đê, kè, đập ngăn mặn.

- Hệ thống công trình phục vụ tưới tiêu như kênh, mương, cống.

- Các công trình thủy lợi bảo vệ đất, chống xói mòn, thau chua, rửa mặn.

- Các công trình thủy lợi đặc biệt như thủy điện, kênh giao thông.

c. Yêu cầu trong quy hoạch thủy lợi

Trong khi quy hoạch thủy lợi, cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo phù hợp với mạng lưới giao thông, thủy lợi trong vùng, trong huyện.

- Đáp ứng đủ đất đai để quy hoạch hệ thống thủy lợi theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật của từng hạng mục công trình.

- Chống được úng, chống được hạn, giữ ẩm, cải tạo đất, cải tạo tiểu khí hậu.

- Tưới tiêu khoa học, tiết kiệm nước, sử dụng hợp lý các nguồn nước.

- Ưu tiên nước dành cho sinh hoạt, các công trình thí nghiệm, các ngành sản xuất chính, rồi mới tới các nhu cầu khác.

- Bảo vệ tốt các nguồn nước, chống ô nhiễm nguồn nước và môi trường.

5.3.6.3. Quy hoạch đất cơ sở y tế

Đất cơ sở y tế là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình về y tế bao gồm bệnh viện, nhà hộ sinh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở phục hồi chức năng, nhà an dưỡng, cơ sở điều trị cho người bị nhiễm HIV/AIDS và các cơ sở y tế khác được Nhà nước cho phép hoạt động kể cả phần diện tích để làm nơi kinh doanh, dịch vụ như phòng khám, chữa bệnh chất lượng cao theo yêu cầu, nhà bán thuốc, nhà nghỉ, nhà hàng, bãi gửi xe có thu tiền thuộc phạm vi cơ sở y tế.

Thông thường, diện tích chiếm đất của cơ sở y tế thường rất nhỏ, chỉ khoảng vài trăm đến vài nghìn m2. Tuy nhiên, đây là công trình giữ vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương. Do vậy, khi phân bố đất đai để xây dựng công trình y tế cần chú ý đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

- Công trình y tế được đặt tại khu vực trung tâm nơi có sự thuận lợi về hệ thống giao thông.

- Vị trí quy hoạch cơ sở y tế phải đảm bảo cho xe cứu thương đi vào tận nơi khi cần thiết.

143 - Công trình y tế cần đặt tại nơi yên tĩnh, cao ráo, thoáng mát, có nguồn nước tốt và liên hệ thuận tiện với khu ở.

- Phải đảm bảo về an toàn vệ sinh phòng bệnh.

- Đảm bảo quy mô diện tích đất đai đáp ứng được nhu cầu sử dụng.

Theo định mức sử dụng đất xây dựng trạm y tế được quy định tại công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25 tháng 1 năm 2006, diện tích đất xây dựng công trình y tế cấp xã là từ 1.200m2 – 1.700 m2 hoặc được thể hiện như trong bảng 5.2.

Bảng 5.2: Định mức sử dụng sử dụng đất cơ sở y tế theo đơn vị hành chính cấp xã Đơn vị tính: m2/người

Phân theo vùng Phân theo khu vực

Xã đồng bằng Xã miền núi Trung du và miền núi phía Bắc 0,32-0,38 0,38-0,44

Đồng bằng sông Hồng 0,20-0,26 0,26-0,32

Bắc Trung bộ 0,26-0,34 0,34-0,38

Duyên hải Nam Trung bộ 0,26-0,34 0,34-0,38

Tây nguyên 0,32-0,38 0,38-0,44

Đông Nam bộ 0,26-0,34 0,34-0,38

Đồng bằng sông Cửu Long 0,20-0,26 0,26-0,32

Bình quân cấp xã cả nước 0,26-0,34 0,34-0,38

Nguồn: Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006.

5.3.6.4. Quy hoạch đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là đất xây dựng trụ sở của cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức kinh tế và đất xây dựng các công trình sự nghiệp.

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của Nhà nước và đất trụ sở khác. Trong đó, đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp của Nhà nước là đất xây dựng trụ sở của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công và đất xây dựng công trình sự nghiệp của Nhà nước.

Đất trụ sở khác là đất xây dựng trụ sở của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp trên địa bàn xã là đất để xây dựng trụ sở xã với các công trình như trụ sở Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của xã (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội cựu Chiến binh, Mặt trận Tổ quốc), Công an, Xã đội, Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Xây dựng, Tài chính- Kế toán - Thuế. Tư pháp - Hộ tịch. Văn hoá - Xã hội. Khi quy hoạch đất để bố trí xây dựng công trình này cần chú ý đảm bảo các yêu cầu sau:

- Trụ sở xã được xây dựng tập trung ở trung tâm xã, thuận tiện giao thông và thuận tiện cho các hoạt động đối nội, đối ngoại.

- Trụ sở Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban nhân dân xã và các cơ quan trực thuộc, trụ sở Đảng uỷ xã và các đoàn thể quần chúng cần được bố trí tập trung để thuận lợi cho giao dịch và tiết kiệm đất.

- Vị trí bố trí phải tương đối yên tĩnh để đảm bảo tính nghiêm túc của công trình.

- Diện tích đất trụ sở cơ quan xã tối thiểu là 1.000m2.

- Định mức diện tích sử dụng trụ sở làm việc của trụ sở cơ quan xã được quy định tối đa theo từng khu vực như sau:

+ Khu vực đồng bằng, trung du: ≤ 500 m2. + Khu vực miền núi, hải đảo: ≤ 400 m2. 5.3.6.5. Quy hoạch đất cơ sở giáo dục- đào tạo

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình phục vụ giáo dục - đào tạo bao gồm nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, học viện, cơ sở dạy nghề và các cơ sở giáo dục - đào tạo khác, kể cả phần diện tích làm ký túc xá cho học sinh, sinh viên, làm nơi bán đồ dùng học tập, nhà hàng, bãi đỗ xe và các khu chức năng khác thuộc phạm vi cơ sở giáo dục - đào tạo.

Trên địa bàn xã, đất cơ sở giáo dục đào tạo là đất chủ yếu để xây dựng nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường học các cấp. Khi quy hoạch đất để xây dựng các công trình này cần chú ý đảm bảo các yêu cầu sau:

- Mỗi xã phải quy hoạch xây dựng nhà trẻ, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, được bố trí đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của người dân và đóng góp xây dựng bộ mặt cho khu trung tâm xã, thôn.

- Ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có thể chia thành các điểm trường, bố trí tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn xã.

- Khu vực xây dựng cơ sở giáo dục - đào tạo phải đảm bảo yên tĩnh, có điều kiện vệ sinh tốt, bảo đảm học sinh đi lại được an toàn và thuận tiện.

- Đảm bảo đủ diện tích để xây dựng công trình.

Theo quy định tại công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, định mức sử dụng đất cơ sở giáo dục, đào tạo theo đơn vị hành chính cấp xã được thể hiện như trong bảng 5.3.

Bảng 5.3. Định mức sử dụng đất cơ sở giáo dục, đào tạo theo đơn vị hành chính cấp xã

Đơn vị tính: m2/người

Hạng mục Định mức chiếm đất

Định mức sử dụng đất tính theo đầu người 3,40-4,82 Trong đó:

- Nhà trẻ 0,23-0,63

- Mẫu giáo 0,50-0,92

- Tiểu học 1,34-1,67

- Trung học cơ sở 1,33-1,60

Nguồn: Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006.

145 5.3.6.6. Quy hoạch đất cơ sở văn hóa

Đất cơ sở văn hóa là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình về văn hóa bao gồm trụ sở cơ quan thông tấn, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, nhà văn hóa, nhà bảo tàng, nhà triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, rạp xiếc, nhà hát, câu lạc bộ, cơ sở sáng tác văn học, cơ sở sáng tác nghệ thuật, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, trụ sở của các đoàn nghệ thuật, nhà bán sách, báo, văn hóa phẩm và các công trình văn hóa khác.

Trên địa bàn xã, đất cơ sở văn hóa thường là đất để xây dựng nhà văn hóa xã, nhà văn hóa của các thôn, thư viện, điểm bưu điện văn hóa, phòng truyền thống, hội trường, đài tưởng niệm và bãi chiếu phim. Khi bố trí đất để xây dựng các công trình này cần chú ý đáp ứng các yêu cầu sau:

- Nhà văn hóa phải được bố trí ở những nơi thuận tiện cho người dân đến sử dụng.

- Có bán kính phục vụ ≤ 5km.

- Đảm bảo đủ diện tích để xây dựng.

Bảng 5.4. Định mức sử dụng đất cơ sở văn hóa cấp xã Loại công trình Số lượng

(công trình)

Bình quân (m2/công trình)

Diện tích chiếm đất (m2)

Các công trình cấp xã 8-10 - 3.500-7.700

Nhà văn hóa xã 1 1.000-2.500 1.000-2.500

Phòng truyền thống 1 200-250 200-250

Thư viện 1 500-1.000 500-1.000

Hội trường 1 100-150 100-150

Nhà văn hóa thôn 3-5 500-700 1.500-3.500

Bưu điện văn hóa 1 200-300 200-300

Nguồn: Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006.

5.3.6.7. Quy hoạch đất cơ sở thể dục thể thao

Đất cơ sở thể dục thể thao là đất sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình phục vụ thể dục thể thao bao gồm sân vận động, sân golf, bể bơi, cơ sở tập luyện, huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao, kể cả phần diện tích làm nơi bán vé, bán đồ lưu niệm, bán dụng cụ thể dục thể thao, khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, bãi đỗ xe và các khu chức năng khác thuộc phạm vi cơ sở thể dục thể thao. Việc quy hoạch đất để xây dựng các công trình này cần chú ý đến các vấn đề sau:

- Bố trí ở những nơi bằng phẳng, địa hình cao ráo, dễ thoát nước.

- Địa điểm bố trí phải thuận lợi về giao thông và dễ tiếp cận để sử dụng.

- Khu vực đất bố trí nên có địa thế quay theo hướng Bắc - Nam.

- Đảm bảo đủ diện tích đất để xây dựng công trình theo tiêu chuẩn quy định.

Bảng 5.5: Định mức sử dụng đất cơ sở thể dục, thể thao cấp xã

Tên công trình Đơn vị tính Diện tích chiếm đất (m2)

Sân thể thao cơ bản Sân 6.500-8.000

Bể bơi tập luyện Bể 1.000-1.500

Nhà tập đơn giản Nhà 4.500-6.000

Sân thể thao từng môn Sân 1.000

Nguồn: Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006.

5.3.6.8. Quy hoạch đất chợ, cơ sở dịch vụ

Chợ và các cơ sở dịch vụ giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu phục vụ đời sống và phát triển kinh tế. Do vậy, khi quy hoạch đất chợ và cơ sở dịch vụ cần chú ý đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

- Mỗi xã cần tổ chức tối thiểu một chợ.

- Chợ cần bố trí ở nơi thuận tiện đường giao thông đi lại, trên khu đất cao, dễ thoát nước.

- Chợ phải có diện tích để chỗ để xe đạp, xe máy, có nơi thu, chứa chất thải rắn trong ngày, có nhà vệ sinh công cộng.

- Diện tích đất xây dựng một chợ ở xã phải đảm bảo ≥ 3.000m2, riêng đối với khu vực miền núi là ≥ 1.500m2.

- Chỉ tiêu diện tích đất xây dựng cơ sở dịch vụ là ≥ 16m2/ điểm kinh doanh.

- Ngoài các cửa hàng dịch vụ tư nhân, cửa hàng dịch vụ do xã tổ chức cần được bố trí ở khu trung tâm xã.

Một phần của tài liệu Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất: Phần 2 - TS. Nguyễn Thị Hải (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)