5.4. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
5.4.2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp
5.4.2.4. Dự báo nhu cầu diện tích đất nông nghiệp
Diện tích đất trồng cây hàng năm được dự báo dựa vào các căn cứ sau:
- Kết quả đánh giá đất đai.
- Hiện trạng cây hàng năm, tổng sản lượng, năng suất, diện tích đã sử dụng trong những năm gần đây.
- Số lượng các loại sản phẩm cây hàng năm cần đạt được theo các mục tiêu quy hoạch, năng suất dự báo và diện tích đất canh tác cần có.
Tổng diện tích đất cây hàng năm được tính theo công thức sau:
n WHNi
SHN = ∑
i=1 PHNi
Trong đó: SHN: tổng diện tích đất trồng cây hàng năm theo quy hoạch (ha).
WHni : tổng nhu cầu nông sản cây hàng năm i theo quy hoạch.
PHni : năng suất cây hàng năm i dự báo theo quy hoạch.
n: chủng loại cây hàng năm.
b. Dự báo diện tích đất trồng cây lâu năm
Việc dự báo diện tích đất trồng cây lâu năm cần dựa trên các căn cứ sau:
151 - Dựa vào kết quả đánh giá tính thích nghi của đất đai và số diện tích đất thích nghi với cây lâu năm nhưng chưa được khai thác sử dụng.
- Dựa vào nhu cầu về các loại sản phẩm cây lâu năm trên thị trường và khả năng bao tiêu sản phẩm.
- Dựa vào năng suất dự báo được xây dựng căn cứ vào giống cây, độ tuổi, trình độ quản lý và sản xuất kinh doanh.
Diện tích đất trồng cây lâu năm được tính bằng tổng lượng sản phẩm cây lâu năm chia cho năng suất dự tính và được tính theo công thức:
n WLNi
SLN = ∑
i=1 PLNi
Trong đó:
SLN: diện tích đất trồng cây lâu năm theo quy hoạch (ha).
WLni: nhu cầu về các loại sản phẩm cây lâu năm i theo quy hoạch.
PLni: năng suất dự tính của các loại cây lâu năm theo quy hoạch.
N: chủng loại cây lâu năm.
c. Dự báo diện tích đất đồng cỏ chăn thả
Diện tích đồng cỏ chăn thả được dự báo dựa vào những căn cứ và kết quả đánh giá tính thích nghi của đất đai, diện tích đất có thể dùng làm đồng cỏ trong số đất chưa sử dụng, nhu cầu về lượng sản phẩm gia súc trong và ngoài vùng.
Nhu cầu sản phẩm quyết định bởi tập tính sinh hoạt, mức độ tiêu dùng và thông tin từ thị trường tiêu thụ.Từ lượng nhu cầu sản phẩm sẽ tính được số đầu con gia súc. Cùng với sức tải số lượng con gia súc trên một đợn vị diện tích sẽ tính được nhu cầu diện tích về đồng cỏ chăn thả. Sức tải gia súc (ký hiệu là G) có thể tính được như sau:
Sản lượng cỏ(kg/ha) * Tỷ lệ sử dụng G (con/ha) =
Số ngày chăn thả * Lượng thức ăn(kg/con/ngày)
Sau khi đã tính được sức tải gia súc, sẽ tính được diện tích đồng cỏ cần có trong thời kỳ quy hoạch theo công thức sau:
M SĐC = G Trong đó:
SĐC: diện tích đất đồng cỏ chăn thả ở năm định hình quy hoạch (ha).
M: số đầu gia súc (con).
G: sức tải gia súc (con/ ha).
d. Dự báo diện tích đất nuôi trồng thủy sản
Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được xác định căn cứ vào điều kiện tự nhiên và diện tích đất mặt nước thích hợp để nuôi trồng thủy sản (theo kết quả đánh giá tính thích nghi của đất đai). Ngoài ra, cần tính đến nhu cầu về loại sản phẩm này. Mặc dù hiệu quả kinh tế nuôi trồng
thuỷ sản đôi khi cao hơn nhiều so với hiệu quả kinh tế của ngành trồng trọt, tuy nhiên, không nên phát triển quá mức, do nuôi trồng thủy sản thường chịu tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là sự hạn chế về mặt kỹ thuật và phòng trị bệnh cho thủy sản. Vì vậy, diện tích nuôi trồng thủy sản nên xác định dựa vào nguồn tài nguyên đất đai ở địa phương, yêu cầu của thị trường, giống, điều kiện nuôi dưỡng và năng suất dự báo và các quy định sử dụng đất nuôi trồng thủy sản của địa phương.
đ. Dự báo diện tích đất làm muối
Diện tích đất làm muối được xác định dựa vào điều kiện tự nhiên cho phép như gần biển, có bãi cát thích hợp để làm muối, điều kiện giao thông thuận lợi và nhu cầu sản xuất muối.
e. Dự báo diện tích đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp được dự báo trên cơ sở các căn cứ sau:
- Căn cứ vào nhu cầu nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp, khai thác khoáng sản, xây dựng, chất đốt.
- Căn cứ vào nhu cầu trồng rừng nhằm bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường.
- Căn cứ vào khả năng về vốn, lao động và trang bị kỹ thuật của địa phương.
- Căn cứ vào kết quả đánh giá tính thích nghi và khả năng tận dụng các loại đất hiện chưa được sử dụng.
Diện tích đất lâm nghiệp cần phát triển được xem xét cụ thể với từng loại rừng gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và được dự báo theo công thức sau:
Rqh = Rht - Rtd + Rtm Trong đó:
Rqh: diện tích đất lâm nghiệp năm định hình quy hoạch.
Rht: diện tích đất lâm nghiệp năm hiện trạng.
Rtd: diện tích đất lâm nghiệp bị trưng dụng chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác
Rtm: diện tích rừng trồng mới
Dự báo diện tích đất rừng đặc dụng phụ thuộc vào đặc điểm của khu vực. Căn cứ vào yêu cầu bảo vệ nguồn gen động thực vật và tỷ lệ che phủ thích hợp để bảo vệ môi trường sinh thái sẽ hình thành các khu rừng quốc gia, rừng cấm, vùng đệm và các khu đặc dụng khai thác.
Rừng phòng hộ gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ ven đường giao thông, xung quanh công trình, khu dân cư, đai rừng phòng hộ đồng ruộng với mục đích chủ yếu là bảo vệ nguồn nước, đất đai, cây trồng, công trình, phòng gió, tránh cát, chống ô nhiễm. Diện tích loại đất này được xác định căn cứ vào mục đích phòng hộ và điều kiện tự nhiên cụ thể của khu vực.
Dự báo diện tích đất rừng sản xuất phải dựa trên yêu cầu về các loại lâm sản như gỗ nguyên liệu cho công nghiệp, gỗ phục vụ cho xây dựng, làm đồ gỗ tiêu dùng, chống lò, củi đun cho vùng cũng như ngoài vùng căn cứ theo chỉ tiêu kế hoạch hoặc yêu cầu của thị trường bên ngoài. Từ nhu cầu sản phẩm lâm sản và năng suất của đơn vị diện tích rừng (xác định bởi giống cây, chu kỳ sản xuất, trình độ quản lý) có thể dự báo được diện tích rừng cần thiết.
Do điều kiện tự nhiên của các vùng rất khác nhau, vì vậy, diện tích rừng được xác định phải phù hợp với tình hình cụ thể của khu vực. Đối với những vùng có diện tích gò đồi, núi cao chiếm tỷ lệ lớn trong tổng diện tích tự nhiên, việc phát triển lâm nghiệp là con đường có
153 hiệu quả nhất để làm giàu và nâng cao đời sống dân cư. Ở vùng đồng bằng, tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp và đất có khả năng trồng rừng rất nhỏ, tuy nhiên, vẫn không thể thiếu được nghề rừng. Mục đích phát triển ngành lâm nghiệp ở đây không phải vì lợi ích kinh tế mà vì hiệu ích môi trường, hiệu ích xã hội. Phát triển lâm nghiệp giúp cải thiện môi trường, đầu tư gắn với phát triển du lịch nhằm thỏa mãn các yêu cầu về tinh thần của người dân.
f. Dự báo diện tích đất nông nghiệp khác
Diện tích đất nông nghiệp khác được xác định dựa vào quỹ đất của địa phương và nhu cầu xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép. xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống.
xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp.