Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong đánh giá các điều kiện sinh cảnh sống của loài cò thìa (platalea minor) tại vườn quốc gia xuân thủy–nam định (Trang 21 - 25)

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Kết hợp giữa dữ liệu GIS nối kết với các lớp thông tin môi trường và xử lý bằng máy tính để đưa ra kết quả hiển thị một cách dễ hiểu. Trong đó,

chúng tôi xây dựng các bản đồ hiển thị với tỷ lệ thích hợp các đối tượng nghiên cứu. Sử dụng ảnh viễn thám LAND SAT (2003), SPOT (2007), SPOT- 4 (2010) đưa các dữ liệu bổ sung vào GIS. Số hóa các lớp thông tin từ các bản đồ nền, xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ phân vùng sinh thái dựa trên các tiêu chí thực.

3.4.2.2 Phương pháp thu thập số liệu:

- Thu thập số liệu sơ cấp: kết quả điều tra khảo sát, theo chu kì 2 tháng 1 lần tại các địa điểm khác nhau.

- Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các báo cáo, tài liệu, các niêm gián thống kê, thông tin trên báo chí, truyền hình, internet và các nghiên cứu trước đây.

3.4.2.3. Phương pháp tổng hợp, so sánh:

- Từ những số liệu thông tin thu thập được, ta tiến hành tổng hợp chúng lại sau đó đem so sánh rồi đem phân tích các chỉ tiêu có được trong quá trình so sánh, từ đó đưa ra nhận xét đánh giá rút ra kết luận hoặc nêu ra nguyên nhân của sự thay đổi. Dựa trên các đặc điểm phù hợp về tính chất : hệ thưc vật, nguồn thức ăn, mức độ ngập, độ mặn, tác động con người. Từ đó, xây dựng tiêu chí và lên bản đồ đánh giác các sinh cảnh sống của loài cò Thìa (Platalea minor). Phương pháp này làm nguồn cho GIS và thẩm định độ tin cậy.

3.4.2.4 Cơ sở tiêu chí chấm điểm

- Mỗi điểm được chấm dựa trên sự tổ hợp các nhóm đặc trưng cho từng đối tượng. Chỉ có các yếu tố tạo ra sự phân nhóm rõ ràng của các đối tượng mới được chọn làm yếu tố cơ sở để phân điểm, có đối chiếu với các yêu cầu tối thiểu đặc điểm sinh thái của một số loài khác trong từng điểm. Tổng

điểm càng cao thì điểm đó càng phù hợp với lối sinh sống của loài cò Thìa (Platalea minor), các tiêu chí gồm:

1) Mức độ ngập: Phân vùng ngập dựa trên cơ sở mực nước thủy triều (Hmax) và địa hình phù hợp với lối sống kiếm ăn của loài cò Thìa (Platalea minor). Khả năng ngập nước được phân chia thành 4 mức độ (tổ hợp của 2 nhân tố: độ ngập + thời gian ngập) được thể hiện ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Biểu phân cấp về mực nước để đánh giá lối kiếm ăn của loài cò Thìa (Platalea minor)

Cấp độ Độ ngập sâu Thời gian ngập

1 2 3 4

Ngập > 25cm

Ngập từ 15.1 - 20 cm Ngập từ 20.1 - 25 cm

Không ngập hay ngập nông 0 - 15 cm

Từ tháng 9 đến tháng 5 Từ tháng 9 đến tháng 5 Từ tháng 9 đến tháng 5 Từ tháng 9 đến tháng 5 2) Độ mặn: Dựa vào thời gian xâm ngập mặn và bản đồ đẳng mặn 50/00

của các khu trong vùng nghiên cứu. Có 3 mức phân cấp được trình bày trong bảng 3.2:

Bảng 3.2: Biểu phân cấp độ mặn theo thời gian để phân vùng sinh thái loài cò Thìa (Platalea minor)

Mức

độ Khả năng xâm nhập mặn Độ mặn (g/l)

thời gian ảnh hưởng mặn 1

2 3

Mặn xâm nhập thường xuyên Mặn xâm nhập bán thường xuyên Không bị mặn xâm nhập

1.51- 2,2 1.11- 1.5 0.51-1

Hàng ngày Trên 12h/ ngày Dưới 12h/ngày 3) Lượng mưa: Lượng mưa/năm được chia thành 2 cấp: từ 1.520 - 1.700mm và từ 1.701 - 1.850mm. Tuy nhiên, khi tổ hợp các tiêu chí khác thì

yếu tố lượng mưa không có sự phân nhóm rõ ràng đối với các vùng sinh thái cò Thìa (Platalea minor).

4) Hệ thực vật: Độ che phủ thực vật, thành phần loài thực vật ảnh hưởng đến chu trình thức ăn tự nhiên. Vai trò của lớp phủ thực vật là tạo độ che bóng, cải thiện vi khí hậu, làm khu trú ngụ cho loài cò Thìa (Platalea minor). Tiêu chí thảm thực vật đưa vào trong phân vùng được chia thành 3 mức:

Bảng 3.3: Biểu phân cấp thảm thực vật theo (%) để phân vùng sinh thái loài cò Thìa (Platalea minor)

Mức độ Thảm thực vật Độ che phủ

1 2 3

Thảm thực vật nghèo nàn

Thảm thực vật phát triển trung bình Thảm thực vật đa dạng

< 30 % 30 –70 %

>70 %

5) Sinh cảnh: Ta nghiên cứu chuỗi thức ăn của loài cò Thìa (Platalea minor) với các loài khác trong cùng sinh cảnh. Từ đó đánh giá được từng vùng sinh cảnh sống có các lượng thức ăn khác nhau phù hợp với lối kiếm ăn của từng sinh cảnh.

Bảng 3.4: Biểu phân cấp sinh cảnh theo nguồn thức ăn để phân vùng sinh thái loài cò Thìa (Platalea minor)

Mức độ Sinh cảnh Nguồn thức ăn

1 2 3

Các cồn nhỏ Bãi bồi ven sông

Đầm tôm canh tác có rừng ngập mặn

Nghèo nàn Trung bình Phong Phú

6) Tác động của con người: Sự xuất hiện của con người tại khu vực và thay đổi cảnh quan, sinh cảnh cò Thìa (Platalea minor) làm cho chúng di chuyển và tránh xa khu dân cư, dẫn đến mất sinh cảnh sống của cò.

Bảng 3.5: Biểu phân cấp tác động của con người theo khoảng cách đến đường mòn gần nhất để phân vùng sinh thái cò Thìa (Platalea minor)

Mức độ Tác động Khoảng cách đến đường mòn gần nhất (m) 1

2 3 4

Cao thấp

Trung bình không tác động

<100 100 – 149 150 – 199

> 200

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong đánh giá các điều kiện sinh cảnh sống của loài cò thìa (platalea minor) tại vườn quốc gia xuân thủy–nam định (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)