Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong đánh giá các điều kiện sinh cảnh sống của loài cò thìa (platalea minor) tại vườn quốc gia xuân thủy–nam định (Trang 40 - 50)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Khái quát chung loài cò Thìa tại VQG Xuân Thủy

4.2.3. Các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới lối sinh sống của cò Thìa

4.2.3.2. Các yếu tố khách quan

* Sinh cảnh sống:

- Bãi Trong: Khu vực bãi trong VQG Xuân Thủy chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng 12km, chiều rộng bình quân khoảng 1500m. Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốc gia (đê Ngự Hán) và phía Nam được giới hạn bởi sông Vọp. Xung quanh khu vực đều có đê cao nên không bị ảnh hưởng của thủy triều. Hầu hết diện tích khu bãi trong được chia ngăn thành ô thửa, hình thành các đầm nuôi tôm, cua và khai thác hải sản. Diện tích bãi trong khoảng 2500ha. Có khoảng 800 ha đất bãi bồi đã được trồng RNM (Đỗ Quang Trung, 2005) [18]. Khu vực có mực nước dao động từ 58 – 150cm vì vậy mà đây là một vùng không phù hợp với lối kiếm ăn của cò.

- Đầm tôm cồn Ngạn: Cồn Ngạn được giới hạn bởi đê Vành Lược và lạch sông Vọp, với tổng diện tích xấp xỉ 2000ha, không bị ảnh hưởng của mực nước thủy triều. Khu vực đầm tôm (cồn Ngạn) nằm ở vùng đệm VQG Xuân Thủy, được chia nhỏ thành các ô thửa để nuôi tôm theo hình thức quản canh cải tiến. Các ô thửa đều nằm trong đê nên không bị ảnh hưởng của thủy triều (Đỗ Quang Trung, 2005) [18]. Mực nước trung bình toàn vùng dao động từ 55 – 157cm. Bên trong các ô thửa là một hệ sinh thái cây ưa ngọt có điều kiện phát triển mạnh như (Bần chua, cói, sậy).

- Bãi bồi cồn Lu: Cồn Lu nằm gần song song với cồn Ngạn, có chiều dài khoảng 12.000 m và chiều rộng bình quân khoảng 2000m. Ở phía Đông và Đông Nam cồn Lu có cồn cát cao (1,2 – 2,5m) không bị ngập triều và địa hình thấp dần về phía sông Trà. Trừ cồn cát, diện tích còn lại của cồn Lu có nước thủy triều lên xuống tự do, có rừng ngập mặn phát triển. Diên tích cồn Lu xấp xỉ 2500 ha. Thực vật điển hình ở đây là Sú vẹt. Bãi bồi đầu Cồn Lu đang được người dân địa phương sử dụng nuôi Vạng (ngao) quảng canh (Đỗ Quang Trung, 2005) [18]. Đây là khu vực thích hợp cho cò Thìa kiếm ăn.

- Cồn Mờ (cồn Xanh): Là bãi bồi tiếp giáp với cồn Lu có độ cao Khoảng 0,5 – 0,9m, diện tích khi triều kiệt khoảng trên 200 ha. Thủy triều lên xuống hàng ngày (Đỗ Quang Trung, 2005) [18].

* Yếu tố thủy lực:

Sinh cảnh sống thích hợp của loài cò Thìa (Platalea minor) được tổ hợp từ nhiều yếu tố khác nhau trong đó có yếu tố thủy lực như: mực nước, độ mặn, chế độ thủy triều..

- Yếu tố mực nước: Tại cửa sông Ba Lạt độ dài 64 km, với 51 mặt cắt, biên phía biển là mực nước và độ mặn tại trạm Ba Lạt, biên thượng lưu là lưu lượng tại trạm Nam Định số liệu kiểm tra lấy tại trạm Ngô Đồng tháng 3 năm 2009 cho thấy sự biến đổi các yếu tố thủy lực với vận tốc gió khác nhau ở cửa Ba Lạt (Phạm Văn Vi, 2009) [19].

Bảng 4.6: biến đổi các yếu tố thủy lực với vận tốc gió khác nhau ở cửa Ba Lạt.

Ngày gió

Triều trung Triều cường

Mực nước (m)

Vận tốc (cm/s)

Lưu lượng (m3/s)

Mực nước (m)

Vận tốc (cm/s)

Lưu lượng (m3/s)

0 m/s 1,30 55 1815 1,37 58 1850

5 m/s 1,33 57 1822 1,40 61 1865

10 m/s 1,36 65 1841 1,45 68 1887

Nguồn: (Phạm Văn Vi, 2009) [19]

- Yếu tố độ mặn: Áp dụng mô hình MIKE 11 Là mô hình thương mại nổi tiếng thế giới do Viện Thuỷ lực Đan Mạch xây dựng. Mô hình này đã được áp dụng rất phổ biến trên thế giới để tính toán, dự báo lũ, chất lượng nước và xâm nhập mặn.

Qua số liệu thực đo, sự diễn biến của độ mặn trong sông biến đổi của độ mặn theo các mùa, nhỏ về mùa lũ, lớn về mùa cạn, tuỳ theo lượng nước ngọt từ thượng lưu đổ về và độ lớn của sông triều, của lưới sông hay mưa gió bão ở địa phương.

Độ mặn thay đổi mạnh từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 5 năm sau, tăng từ đầu mùa đến giữa mùa rồi lại giảm dần tới cuối mùa (tháng 5). Độ mặn trung bình tháng lớn nhất mùa cạn thường xảy ra vào tháng 3 (chiếm 64%) trên sông Hồng.

Sự thay đổi độ mặn chịu sự chi phối của nguồn nước ngọt trong sông do thượng nguồn các sông mang đến. Cụ thể, khi mùa lũ đã chấm dứt, lượng nước trữ trong sông vẫn còn phong phú nên mặc dù độ mặn đã bắt đầu xâm nhập nhưng ở mức độ thấp. Đến giữa hoặc gần cuối mùa cạn là lúc lượng nước ngọt từ thượng nguồn về đã cạn kiệt nhất nên độ mặn lớn nhất xảy ra trong thời kỳ này. Khi kết thúc mùa cạn, lượng nước thượng nguồn bắt đầu được tăng cường vào đầu mùa lũ, độ mặn bị đẩy dần ra biển (Viện khoa học thủy lợi Việt Nam, 2010) [20].

Bảng 4.7 Độ mặn trung bình tháng trên hệ thống sông Thái Bình.

Đơn vị: 0/00

Trạm/sông Tháng

STBmin STBmax Smax XII I II III IV V

Ba Lạt (Hồng) 3.17 3.8 3.14 3.44 2.5 1.77 0.01-0.05 19.5-24.1 24.1 Trung Trang (S. Văn úc) 0.05 0.1 0.092 0.14 0.07 0.04 0.009-0.01 0.95-3.43 3.43

Nguồn:(Viện khoa học thủy lợi Việt Nam 2010) [20]

Bảng 4.8: Khoảng cách xâm nhập mặn trung bình trên hệ thống sông Thái Bình Đơn vị tính: km

STT Sông

Trung bình 0/00 Lớn nhất 0/00 Nhỏ nhất (10/00) 10/00 40/00 10/00 40/00

1 Hồng 14 10 20 16 0

2 Trà Lý 16 12 26 24 1

3 Ninh Cơ 22 18 37 28 4

4 Đáy 15 11 24 17 1

Nguồn: (Viện khoa học thủy lợi Việt Nam 2010) [20]

Quá trình triều và mặn xảy ra đồng pha, đỉnh mặn xuất hiện trùng với đỉnh triều, thời gian xuất hiện đỉnh mặn giữa tỉnh toán và thực đo lệch 1-2 giờ.

Trên sông Hồng: Tại vị trí cống Mom Rô độ mặn lớn nhất thực đo là 1,4‰, mặn tính toán là 1,43‰. Độ muối lớn nhất thực đo tại vị trí Cống Tài là 9,6‰, mặn tính toán là 9,25‰. Quá trình xâm nhập mặn sâu vào trong sông là 35km.

Nhận xét:

Từ bảng 4.7 và 4.8 ta thấy trong số các sông thuộc hệ thống sông Thái Bình thì sông Hồng có độ mặn cao nhất và sự xâm nhập mặn cao thứ hai sau sông Ninh Cơ. Khu vực VQG Xuân Thủy nằm sát cửa sông Ba Lạt (sông Hồng), vì vậy các yếu tố thủy lực của biển và cửa sông đều ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh thái của VQG trong đó có tác động tới sinh cảnh sống của cò Thìa, tuy nhiên một số vùng thuộc VQG đã được quai đê vì vậy mà yếu tố thủy triều ít bị ảnh hưởng.

* Hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản.

- Quai đê lấn biển mở rộng đất Nông nghiệp: Việc quai đê lấn biển được thực hiện theo từng giai đoạn. Giai đoạn 1960-1985, quai đê lấn biển khoảng 300ha với phương châm: lúa lấn cói, cói lấn vẹt, vẹt lấn biển. Giai đoạn 1985-1995, quai đê lấn biển với phương châm “Vẹt lấn biển, tôm lấn vẹt”. Giai đoạn này đã tạo ra hàng nghìn ha đầm tôm ở Bãi Trong và Cồn Ngạn. Việc quai đê lấn biển nhằm mục đích chính là tăng diện tích đất. Tuy nhiên về mặt sinh thái, môi trường việc quai đê lấn biển làm thay đổi cấu trúc đất, tính chất lý, hoá học của đất… làm thay đổi thảm thực bì, phá vỡ cấu trúc cảnh quan tự nhiên đất ngập nước ven biển như cây Trang (Đỗ Quang Trung, 2005) [18].

Bã i bồi Bã i bồi

Đ ê quai

Sông

Đ ê quai

Đ - ờng bờ hoặc tuyến đê phía trong Đ - ờng bờ hoặ

c tuyến đê phía trong

H- ớ ng vận chuyển bù n cá t tr- ớ c quai đê H- ớ ng vận chuyển bù n cá t sau khi quai đê

Bờ có xu thế bồi tụ tă ng nhanh Bờ có xu thế xói lở

Hình 4.5: Sơ đồ sự biến đổi cục bộ của đường bờ do quai đê lấn biển - Quây vùng nuôi tôm: Kèm theo chặt phá rừng ngập mặn: hoạt động này phát triển mạnh từ cuối những năm 80. Đến năm 1989 hầu như toàn bộ rừng ngập mặn ở Cồn Ngạn bị quây lại thành khu nuôi trồng thuỷ hải sản (chủ yếu là nuôi tôm, cua, cá, quảng canh tự nhiên). Hoạt động này làm phá vỡ quan hệ sinh thái trong vùng, làm chết rừng ngập mặn như chặt phá Trang, Sú làm ảnh hưởng đến sự phát triển tiếp theo của Ô Rô, Bần Chua (Đỗ Quang

Trung, 2005) [18]. và do đó cũng phần nào làm mất nơi trú ngụ và kiếm ăn của các loài chim quý hiếm trong đó có cò Thìa.

- Vây Vạng: sau khi nền kinh tế mở cửa, vùng đệm được phát triển theo hướng tổ chức nuôi trồng và khai thác thuỷ sản cho xuất khẩu. Cùng với phong trào quây đầm nuôi tôm, phong trào làm vây Vạng cũng phát triển mạnh từ giữa những năm 90. Mặc dù phương pháp khai thác Ngao (Vạng) thô sơ nhưng tác động mạnh đến vùng bãi triều, khiến khả năng tái sinh tự nhiên của một số loài cây ngập mặn tiên phong không còn. Bãi khai thác Ngao thuộc vùng triều phải bằng phẳng, không có thực vật, nếu có phải chặt bỏ.

Với phương thức khai thác thủ công với số lượng người khai thác lớn, mật độ dày vừa làm cạn nguồn con giống, cây giống rừng ngập mặn. Như vậy sự tác động của con người đã ảnh hưởng mạnh đến VQG, sự ảnh hưởng vừa mang tính toàn diện vừa cục bộ đến quá trình tiến hoá trầm tích; tương tác lục địa- biển và các thành phần môi trường khác, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học (Đỗ Quang Trung, 2005) [18].

Bảng 4.9: Bảng sản lượng và diện tích nuôi trồng Ngao tại Cồn Lu, Cồn Ngạn.

Năm

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Diện tích (ha) 700 1080 1498 1430 1222

Sản lượng (tấn) 6000 6000 7500 9400 9500

Năng suất (tấn) 5.7 5.6 5.0 6.6 7.8

(Nguồn: VQG Xuân Thủy) Nhận xét:

Về diện tích và sản lượng nuôi trồng: Diện tích nuôi trồng được tăng dần, đồng nghĩa với nó là sản lượng thủy sản cũng tăng. Điều này phản ánh

đúng thực tế vì lợi nhuận từ nuôi Ngao cao hơn nuôi tôm nên các đầm nuôi tôm không hiệu quả được hút cát vào để chuyển đổi sang nuôi Ngao, điều này tác động khá lớn tới điều kiện môi trường, làm cho diện tích rừng ngập mặn giảm sút đáng kể do bị thay đổi môi trường sống, phá vỡ cấu trúc hệ sinh thái vốn có. Điều đó cũng đồng nghĩa với sinh cảnh sống của Cò Thìa sinh sống và kiếm ăn ở các đầm tôm bị đe dọa: bãi kiếm ăn bị thu hẹp, nguồn thức ăn bị suy giảm và các hoạt động sản xuất của con người làm cho các loài chim bị nhiễu loạn. Do đó, chúng buộc mình phải tới những vùng khác để kiếm ăn và sinh sống, đó là một trong những nguyên nhân làm cho số lượng các loài chim bị giảm mạnh.

Về năng suất: Từ bảng 4.9 ta thấy năng suất nuôi trồng qua các năm cũng tăng dần từ 5,7 (năm 2007) lên 7,8 (năm 2011). Điều này được lý giải như sau: Cộng đồng đã thay đổi các phương thức nuôi trồng, các phương pháp nuôi trồng thủ công, tự nhiên được thay thế bằng những phương thức hiện đại, công nghiệp.Từ đó làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, tiếng ồn do máy móc hút cát hay máy thuyền trong mùa khai thác Ngao giống làm anh hưởng tới cuộc sống của nhiều loài chim. Vô hình chung con người đã xua đuổi các loài chim ra khỏi khu vực con người hoạt động.

* Hoạt động săn bắn chim trái phép.

Qua phỏng vấn anh Ngô Văn Chiều cán bộ phòng khoa học của VQG được biết tại VQG Xuân Thủy hiện tượng săn bắt trộm các loài chim vẫn còn diễn ra như dùng lưới, súng, bẫy... Sở dĩ như vậy là do hoạt động này thường khó phát hiện, mà lực lượng cán bộ quản lí còn mỏng như hiện nay khó có thể phát hiện và ngăn chặn được hết.

* Quy hoạch và quản lý thiếu đồng bộ:

VQG Xuân Thủy trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Nam Định.

Theo quy định, khu vực này cấm: Thay đổi cảnh quan, chăn thả gia súc, nhập nội bất cứ một loài động thực vật nào và các hoạt động ảnh hưởng tới động

vật hoang dã (Nghị định 08 của chính phủ). Những quy định này tương tự với những quy định đã được Quốc tế chấp nhận và được IUCN quy định (2000), và chỉ rõ rằng mục đích của VQG cần phải là: Bảo tồn các sinh cảnh, hệ sinh thái và các loài trong trạng thái càng không bị xáo trộn càng tốt, duy trì nguồn gen trong động thái tiến hóa, duy trì quá trình tiến triển sinh thái đã được thiết lập, bảo đảm những nguyên mẫu của môi trường tự nhiên để nghiên cứu khoa học, giảm tới mức thấp nhất sự nhiễu loạn bằng những kế hoạch thận trọng và việc thực thi các nghiên cứu và các hoạt động khác đã được phê chuẩn, hạn chế giao lưu công cộng.

Toàn VQG đã được phân vùng như vùng đệm, vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Tại vùng đệm của VQG người dân được thuê lại các đầm để nuôi trông thủy sản. Cơ quan thẩm quyền cho thuê là UBND huyện Giao Thủy. Vì quyền lợi của mình, người dân địa phương kinh doanh nuôi trồng thủy sản, thu nhặt các hải sản và chăn thả động vật nuôi trong phạm vi ranh giới của VQG và họ không muốn hạn chế sự ra và đó. Tuy vậy việc chăn thả đông vật nuôi, đặc biệt là dê gây ảnh hưởng tiêu cực đến thảm thực vật trên đụn cát vốn được coi là mỏng manh. Sư cạnh tranh để tồn tại các loài hải sản như Sò, Vạng... với các loài chim nước và dân địa phương.

Trồng rừng với việc độc canh cây Trang dẫn tới sự mất dần những bãi triều, một sinh cảnh quan trọng đối với cò Thìa, Mòng bể mỏ ngắn và các loài chim ven bờ di cư. Mật độ cao của cây rừng ngập mặn được trồng hiện nay dẫn tới kết quả là sự phát triển chậm của cây và kìm hãm sản lượng hải sản trong các sinh cảnh rừng ngập mặn. ảnh hưởng tới nguồn thức ăn của cò Thìa.

* Biến đổi khí hậu:

Việt Nam là một trong 5 nước bị ảnh hưởng lớn nhất về biến đổi khí hậu. Theo Báo cáo lần thứ 4 của nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) ước tính mực nước biển dâng khoảng 0,26 - 0,59m vào năm 2100, tuy nhiên không loại trừ khả năng tốc độ cao hơn. Các kịch bản nước

biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1FI). (Viện khoa học thủy lợi Việt Nam, 2010) [20].

Kết quả tính toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 64 đến 100cm so với thời kỳ 1980 - 1999 .

Bảng 4.10. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999

Kịch bản Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Thấp (B1) 11 17 23 28 35 42 50 57 64

Trung bình (B2) 12 17 23 30 37 46 54 64 74

Cao (A1FI) 12 17 24 33 44 57 71 86 100

Nguồn: (Viện khoa học thủy lợi Việt Nam, 2010) [20]

Kịch bản nước biển dâng đối với Việt Nam được khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản trung bình B2.

Tại hội thảo ứng phó toàn cầu và chống BĐKH của Việt Nam tại Hà Nội 2/2008 chỉ ra rằng đến cuối thế kỉ 21 nhiệt độ có khả năng tăng thêm 2,800 c. Nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng phía Nam.

Nhiệt độ ở các vùng ven biển sẽ tăng chậm hơn các vùng trong lục địa. Tại hội thảo đã phác thảo ra kịch bản về nhiệt độ trong thế kỉ này như sau:

Bảng 4.11 Kịch bản BĐKH phía Bắc của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 00C)

Năm Tây Bắc Đông Bắc Đồng Bằng Bắc Bộ

2050 1,41 1,66 1,44

2100 3,49 4,38 3,71

Nguồn: (Viện khoa học thủy lợi Việt Nam 2010)[20].

Nhận xét:

Nước biển dâng làm mất đi phần lớn diện tích đất của Cồn Xanh và một phần Cồn Lu, đây là vùng bãi bồi quan trọng cho cò Thìa (Platalea minor) kiếm ăn, dẫn đến làm thu hẹp vùng sinh sống và kiếm ăn của cò Thìa (Platalea minor). Nhiệt độ tăng làm giảm sự trú Đông của cò Thìa (Platalea minor) dẫn đến việc cò Thìa (Platalea minor) không về khu vực.

BĐKH làm thay đổi hệ thực vật, mất cân bằng sinh thái làm mất sinh cảnh sống của cò Thìa (Platalea minor).

Từ các yếu tố chủ quan và khách quan, việc đánh giá các sinh cảnh sống của cò Thìa (Platalea minor) tại VQG Xuân Thủy là cấp thiết. Các địa điểm khảo sát sẽ cho ta cái nhìn toàn cảnh về môi trường sống của cò, mỗi một yếu tố sẽ ảnh hưởng đến loài cò ở một mức độ nhất định. Tổng hợp các yếu tố sau 3 lần khảo sát thực địa ta được bảng kết quả về các điều kiện sinh cảnh sống của loài cò Thìa (Platalea minor).

Bảng 4.12: Điều kiện sinh cảnh sống của cò Thìa (Platalea minor) tại các ô trong VQG Xuân Thủy

(Nguồn: Điều tra thực địa) Nhận xét:

Qua bảng 4.12 ta thấy các sinh cảnh tại VQG Xuân Thủy khá giống nhau về địa hình, địa vật. Vì đây là một vùng đất được con người cải tạo từ

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong đánh giá các điều kiện sinh cảnh sống của loài cò thìa (platalea minor) tại vườn quốc gia xuân thủy–nam định (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)