Tiện côn bằng xê dịch ngang ụ động

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiện (Nghề: Công nghệ Hàn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 63 - 67)

BÀI 4. GIA CÔNG MẶT CÔN

3. Tiện côn bằng xê dịch ngang ụ động

- Dùng gia công chi tiết có chiều dài đoạn côn lớn, phôi được gá trên hai mũi tâm và với góc   10o.

- Bằng phương pháp này ta phải điều chỉnh ụ động xê dịch ngang một đoạn S để đường tâm vật gia công lệch với hướng dịch chuyển của dao một góc  bằnd cách điều chỉnh vít ngang lắp ở sườn bên thân ụ động khi cắt gọt dao vẫn tiến song song với tâm máy, ta sẽ nhận được chi tiết hình côn.

- Khoảng xê dịch ụ sau phải phụ thuộc vào từng máy nhưng thường là  10mm. Nếu đầu nhỏ phía ụ động thì phải dịch ụ động về phía người thợ, nếu đầu to ở phía ụ động thì phải điều chỉnh ngược lại.

3.1. Phương pháp thính toán khoảng xê dịch.

3.1.1. Tính toán để tiện đơn giản.

Ta dùng công thức (mm) 2

d SD

Ví dụ : D = 50mm, d = 46mm, S = ?

Từ công thức trên thay số ta được 2 (mm)

2 46 50 2

d

SD    Vậy khoảng xê dịch ụ động là S = 2 mm.

3.1.2. Tính để tiện chi tiết côn có chiều dài toàn bộ.

- Trong thực tế ta ít phải tiện côn đơn giản mà ta thường phải tiện côn có chiều dài toàn bộ.

- Khoảng xê dịch S của thân ụ động được xác định theo công thức: S = L.sin

Trong lượng giác một góc   10o thì sin  tg. Bằng phương pháp xê dịch thân ụ động sẽ gia công được chi tiết có góc dốc nhỏ. Vì vậy có thể coi tg = sin

Khi đó S = L.tg.

Mà 2 l

d

tgαD do đó

2 d D l L l 2

d L D

S     .

Ví dụ: Khi tiện côn có D = 28 mm, d = 25 mm, l = 125 mm, L = 300 mm. Tính khoảng xê dịch S =?

áp dụng công thức

mm 2 3,6

25 28 125 300 2

d D l L 2l

d L D

S        

l

D d

S n

L

Hình5.3.1: Các thông số để tính độ dịch chuyển của ụ động khi tiện côn

Vậy khoảng dịch chuyển ụ động là S = 3,6 mm.

3.1.3. Công thức tính chính xác.

Trong thực tế chiều dài L không phụ thuộc vào hai đầu nhọn của mũi tâm mà phụ thuộc vào đường kính 2 lỗ tâm. Vì vậy ta tính theo công thức tính chính xác sau:

 

l 2

d n D 4 L

S  

Trong đó : L là chiều dài toàn bộ chi tiết n là đường kính các lỗ tâm.

Cũng ví dụ trên ta tính theo công thức chính xác:

Biết đường kính lỗ tâm n = 2,5 mm

    3,48 mm

2.125 25 4.2,5 28

2l 300 d 4n D

L

S      

Khoảng xê dịch ụ động này là S = 3,48 mm.

3.2. Phương pháp xê dịch ngang ụ động

- Dùng clê vặn vào vít để xê dịch thân ụ sau theo hướng ngang sao cho đường tâm của phôi tạo với đường tâm của các mũi tâm một góc . Khoảng dịch chuyển của thân ụ sau so với đế được kiểm tra theo các vạch chia ở mặt đầu của đế hoặc nhờ du xích của bàn dao ngang. Muốn vây phải gá trên ổ dao một tấm căn và cho đầu tấm căn tiếp xúc với nòng ụ sau. Vị trí của tấm căn xác định bằng vòng số trên du xích bàn dao ngang. Quay vô lăng bàn trượt ngang ngược chiều kim đồng hồ để tấm căn lùi ra một khoảng bằng khoảng cần dịch chuyển của thân ụ sau(xác định bằng số vạch trên du xích bàn trượt ngang). Sau đó xê dịch thân ụ sau cho đến khi nòng ụ sau tiếp xúc với căn.

- Có thể điều chỉnh máy để tiên côn bằng phương pháp xê dịch thân ụ sau dựa vào chi tiết mẫu gá trên hai mũi tâm, dùng đồng hồ so kiểm tra độ song song giữa đường sinh của bề mặt chi tiết mẫu và hướng chuyển động tiến của dao sau khi điều chỉnh xê dịch thân ụ sau.

Trong quá trình làm vật quay để đảm bảo hai lỗ tâm không bị hỏng, người ta dùng mũi tâm chỏm cầu (mũi tâm chỉ sử dụng với chi tiết gá trên hai mũi tâm). Chỉ dùng tốc truyền chuyển động quay cho phôi, không được cặp trực tiếp trên mâm cặp.

3.3. ưu, nhược điểm.

- Ưu điểm : Có thể gia công được phôi dài và cho dao tịnh tiến tự động trong quá trình cắt gọt nên chất lượng bề mạt gia công cao, năng suất cao.

Hình 5.3.2: Mũi tâm dầu nhọn và đầu tròn

- Nhược điểm : Không gia công được mặt côn trong và vật có góc dốc lớn ( > 8o), mất nhiều thời gian điều chỉnh máy. Do mũi tâm bị xê dịch ngang không trùng với tâm máy nên dễ làm hỏng lỗ tâm và chio tiết gia công.

3.4. Bài tập ứng dụng.

3.4.1. Bản vẽ.

ỉ10

ỉ18±0.1 ỉ14±0.1

R4

Rz20 R3 ỉ26

20

200±0.5

170±0.3

3.4.2. Trình tự công việc cho luyện tập T

T Nội dung gá, bước Sơ đồ, bước Chế độ cắt

t S n

1

Gá phôi lên mâm cặp, rà tròn, kẹp chặt l = 35 mm

35

2

Khoả phẳng mặt đầu, mồi lỗ tâm.

Tiện ngoài từ 28 đến

260.1, l = 30 đạt Rz40

30

S S

n

ỉ26 0.5 0.1 350

3 Khoan lỗ 10, l = 20 mm, Rz80

n

S 20

5 tay 210

4 Đảo trở đầu, kẹp tốc, chống tâm hai đầu

5 Tiện thô từ 28 đến 24, l

= 170 mm

170

ỉ24

S n

0.5 0.2 350

6

Điều chỉnh xê dịch ngang ụ động để tiện côn có chiều dài l = 166 mm

n

S

166

ỉ18.5

ỉ14.5

0.5 0.2 350

7

Tiện tinh đoạn côn đến

180.1 và 140.1, l = 170.

Bo cung tròn R3, R4

S S

n R4 R3

0.25 0.1 350

3.4.3. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

TT Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục

1 Góc côn sai

- Tính góc và xê dịch thân ụ động sai

- Tính chính xác khoảng xê dịch. Điều chỉnh chính xác trước lúc tiện tinh, đo kích thước chính xác.

2 Kích thước không đúng

- Đo kiểm và lấy chiều sâu cắt không chính xác, du xích bàn trượt ngang bị dơ

- Đo chính xác kích thước thực.

- Điều chỉnh lấy chiều sâu cắt chính xác, khử độ dơ của bàn trượt ngang

3 Đường sinh không thẳng

- Gá dao cao hoặc thấp hơn tâm chi tiết

- Gá dao chính xác theo mũi tâm

4 Độ bóng không đạt

- Dao cùn, góc dao mài sai - Chế độ cắt không hợp lý - Không dùng dung dịch trơn nguội

- Tôi và mài lại dao - Chọn lại chế độ cắt

- Dùng dung dịch trơn nguội

Một phần của tài liệu Giáo trình Tiện (Nghề: Công nghệ Hàn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)