CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Tư duy phản biện (Critical thinking)
1.2.2. Một số biểu hiện đặc trưng của tư duy phản biện
K. B. Beyer (1995) nêu lên các đặc điểm thiết yếu của người có tư duy phản biện, như sau:[20]
Không có thành kiến: những người có TDPB là người biết lắng nghe, luôn ham muốn tìm hiểu và biết chấp nhận những ý kiến không theo suy nghĩ của mình, đánh giá cao giá trị công bằng, tôn trọng các bằng chứng và lý lẽ, luôn rõ ràng chính xác trong mọi việc; biết xem xét, phân tích các quan điểm khác nhau từ đó có sự thay đổi quan điểm khi cảm thấy đúng và cần thiết.
Biết vận dụng các tiêu chuẩn: Để phát biểu trở nên đáng tin cậy, các điều kiện đã cho phải thỏa mãn nhất định. Mỗi lĩnh vực khác nhau có thể sẽ có các tiêu chuẩn, chuẩn mực khác nhau, tuy nhiên có nhiều vấn đề, lĩnh vực khác nhau vẫn có thể được áp dụng chung những tiêu chuẩn đó, ví dụ như: “…một khẳng định bất kỳ phải … được dựa trên những sự thật có liên quan chính xác,
từ các nguồn đáng tin cậy, rõ ràng và thoát khỏi logic ngụy biện, hợp logic, lý lẽ vững chắc”.
Có khả năng tranh luận: Tư duy phản biện bao gồm cả việc nhận dạng, đánh giá, và xây dựng các lý lẽ.
Có khả năng suy luận: có khả năng đưa ra kết luận về một vấn đề nào đó. Để làm được điều đó, cần có tư duy logic giữa các vấn đề, mối liên hệ của chúng.
Xem xét vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau: Những người có TDPB luôn xem xét các vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau.
Áp dụng các thủ thuật tư duy: Tư duy phản biện đòi hỏi phải kết hợp các loại kết hợp tư duy khác nhau, như đặt câu hỏi, đưa ra các phán đoán, thiết lập các giả thuyết.
Qua nghiên cứu, tôi đưa ra một sô biểu hiện đặc trưng của tư duy phản biện như sau:
(1) Biết suy xét cẩn thận, cân nhắc hợp lí các tiền đề, các mối liên hệ với các kết quả khi tìm hiểu một vấn đề hoặc khi tìm hiểu một nhiệm vụ.
(2) Xem xét các thông tin khác nhau trong thái độ hoài nghi. Phải biết lựa chọn thông tin đã có, tổng hợp và phân tích các thông tin mới để đánh giá tính hợp lí của cách phát hiện và giải quyết vấn đề.
(3) Có năng lực đưa ra các câu hỏi và các vấn đề quan trọng, những giải pháp và diễn đạt chúng một cách rõ ràng, mạch lạc, đi tới lời giải của bài toán.
(4) Có khả năng xác định các tiêu chí đánh giá khác nhau và sẵn sàng tranh luận trên cơ sở có kiến thức liên quan. Chỉ thực hiện đánh giá khi mà ta thu thập đủ và đúng các thông tin.
(5) Biết phát hiện và loại bỏ các thông tin không liên quan, những sai lầm trong lập luận hoặc lời giải của bài toán, những mâu thuẫn trong trình độ giải của từng cấp độ học.
1.2.3. Dấu hiệu của năng lực tư duy phản biện trong Toán học
Qua nghiên cứu, tôi thấy năng lực tư duy phản biện trong Toán học có một số dấu hiệu như sau:
(1) Biết phân tích đúng đắn, rõ ràng yêu cầu bài toán; liên hệ chặt chẽ giữa giả thiết và kết luận để tìm hướng giải bài toán.
(2) Biết khai thác các giả thiết, liên hệ các kiến thức liên quan để tìm được cách giải phù hợp nhất.
(3) Biết tư duy, tìm ra các hướng giải quyết mới của bài toán.
(4) Biết tự đặt các câu hỏi, đưa ra phỏng đoán và tự mình trả lời, giải quyết bài toán.
(5) Biết sắp xếp logic các lời giải, tự nhận xét lời giải nào tốt nhất.
(6) Có khả năng nhận ra sai sót, không đúng, không phù hợp và sửa chữa trong những lập luận không chính xác.
(7) Biết đưa ra ý kiến, phản bác lại ý kiến cho là không hợp lí bằng những lí lẽ, luận cứ chặt chẽ của mình.
(8) Luôn tiếp thu các ý kiến khác nhau một cách tích cực và suy nghĩ đưa ra ý kiến riêng của bản thân bằng luận cứ chắc chắn, đầy đủ.
Trong quá trình dạy học Toán THPT, các loại tư duy không tồn tại độc lập, luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cũng như các dấu hiệu trên có mối quan hệ chặt chẽ, vì vậy để sự phát triển tư duy cho học sinh tốt nhất còn phụ thuộc vào nội dung bài học, cách tổ chức lớp học của giáo viên, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất chất dạy học và phương pháp dạy học phù hợp.
Dưới đây là một ví dụ về bài toán phương pháp tọa độ trong mặt phẳng. từ bài toán đó, ta thấy mỗi học sinh có một cách tư duy khác nhau.
Bài toán 1.1. Cho điểm A( 2;3) và đường thẳng :x2y 5 0. Tìm tọa độ điểm A' đối xứng với điểm A qua đường thẳng .
Thông thường khi gặp bài toán, giáo viên sẽ đưa ra hướng giải quyết luôn cho học sinh, sau đó học sinh tự trình bày vào vở rồi lên bảng làm bài. Tuy nhiên, mỗi học sinh có suy nghĩ, tư duy khác nhau. Như vậy sẽ không phát triển được tư duy phản biện cho học sinh.
Học sinh 1. Sau khi vẽ hình minh họa, học sinh tự nhận thấy để tìm được điểm đối xứng với điểm A qua đường thẳng thì phải tìm được hình chiếu vuông góc của điểm A trên đường thẳng đó. Do đó, học sinh gọi tọa độ điểm H x y( ; ) là hình chiếu vuông góc của A trên đường thẳng. Để tìm được điểm H, học sinh nhận thấy cần có hai phương trình biểu thị mối quan hệ x y, . Như vậy, đến đây học sinh bắt đầu suy nghĩ, tư duy để tìm điểm H. Quá trình tư duy, mỗi học sinh có cách nghĩ khác nhau, sẽ gặp một số vấn đề mà một số em sẽ phản biện với các bạn khác bằng lập luận và lí lẽ của chính mình.
Học sinh 2. Để tìm được điểm H, dựa vào vị trí của điểm H nằm trên đường thẳng
và mối quan hệ của đường thẳng AH với . Thứ nhất, H thuộc đường thẳng
nên ta có một phương trình theo ẩn x y, . Thứ hai, khi AH vuông góc với thì hai vectơ tương ứng của hai đường thẳng và AH sẽ vuông góc với nhau. Với kiến thức đã học về vectơ, học sinh biểu thị mối quan hệ để được phương trình thứ hai theo x y, . Như vậy, ta có hai phương trình hai ẩn x y, , giải hệ để tìm x y, Sau khi tìm được điểm H, học sinh sử dụng kiến thức trung điểm để tìm điểm A’.
Cách giải 1
Gọi H x y( ; ) là hình chiếu vuông góc của A trên đường thẳng .
Ta có :
7
2 5 0 5
2( 2) 1( 3) 0 9
5
H x y x
x y
AH u
y
.
Suy ra điểm 7 9 5 5; H
.
Vì A’ đối xứng với A qua đường thẳng nên H là trung điểm của AA’.
Vậy 4 3
' ;
A 5 5
.
Học sinh 3. Học sinh 3 tư duy khác, dễ thấy H là giao điểm của đường thẳng AH và . Vì vậy chỉ cần viết phương trình đường thẳng AH đi qua A và vuông góc với .
Cách giải 2
Gọi d là phương trình đường thẳng đi qua điểm A và vuông góc với . Phương trình đường thẳng có dạng : 2d x y 1 0.
Tọa độ điểm H là nghiệm của hệ phương trình 2 5 0
2 1 0
x y
x y
.
Suy ra 7 9 5 5; H
Vì A’ đối xứng với A qua đường thẳng nên H là trung điểm của AA’.
Vậy 4 3
' ;
A 5 5
.
Học sinh 4. Gọi trực tiếp tọa độ điểm A x y'( ; ). Gọi H là giao điểm của AA’ và
Tuy nhiên, với cách này cần nhận thấy H là trung điểm của AA’.
Cách giải 3
Gọi tọa độ điểm '( ; )A x y và H là giao điểm của AA’ với .
Vì điểm H là trung điểm của AA’ nên ta có tọa độ điểm 2 3 2 ; 2
x y
H
.
Ta có
2( 2) 1( 3) 0 4
'. 0 5
2 3
2. 5 0 3
2 2
4
x y x
AA u x y
H y
.
Vậy 4 3
' ;
A 5 5
.
Học sinh 5. Bài toán còn có cách giải khác là sử dụng khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng chính bằng đoạn AH.
Như vậy, thông qua một bài toán đơn giản nhưng mỗi học sinh có những tư duy, hướng giải khác nhau. Các em tự nhận biết được cách giải nào là tốt nhất và phù hợp với mình nhất. Ví dụ một học sinh luôn sợ các bài toán liên quan vectơ chắc chắn các em sẽ không lựa chọn cách giải 1. Từ bài toán, học sinh tự tổng hợp và học được nhiều cách giải hay khác nhau.
1.2.4. Một số kỹ năng của tư duy phản biện có thể phát triển thông qua đối thoại trong dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
Kỹ năng của tư duy phản biện là bao gồm: diễn giải (Interpretation), phân tích (Analysis), đánh giá (Evaluation), suy luận (Inference), giải thích (Explanation) và tự điều chỉnh (theo Peter A. Facione (2015) [24, tr.9-10]). Tuy nhiên căn cứ vào các biểu hiện đặc trưng của tư duy phản biện trong Toán học, chúng tôi thấy để phát triển tư duy phản biện thông qua đối thoại trong dạy Toán THPT thì một số kỹ năng cần thiết, đó là đặt câu hỏi, quan sát, lắng nghe, phân tích, diễn giải, suy luận, phán đoán, đánh giá và tự điều chỉnh.
a) Đặt câu hỏi: Câu hỏi trong dạy học là linh hồn của tiết dạy. Việc đặt câu hỏi có vai trò vô cùng quan trọng, đó là: tạo môi trường giao tiếp, tạo môi trường
học tập; là công cụ khai thác tri thức, phát triển tư duy cho người học; đồng thời câu hỏi để kiểm tra, đánh giá kết quả của người học. Trên lớp, giáo viên thường đặt các câu hỏi cho học sinh, tuy nhiên các câu hỏi có tính khám phá, phê phán chưa được chú trọng. Sau đây, tôi xin trình bày chi tiết một số loại câu hỏi hiệu quả.
Câu hỏi để kích thích TDPB: Các câu hỏi kích thích TDPB là các câu hỏi giúp học sinh tập trung vào nghiên cứu giả thiết, tìm mối liên hệ của các giả thiết, từ suy luận, lập luận để giải quyết vấn đề.
- Câu hỏi ý kiến để tìm hiểu, khai thác suy nghĩ của học sinh về một vấn đề nào đó.
- Câu hỏi về cảm giác tạo động lực giúp học sinh tự đưa ra vấn đề bản thân và các cảm giác về một tình huống cụ thể nào đó.
- Câu hỏi về hành động giúp học sinh lập kế hoạch và khai thác ý tưởng vào tình hình thực tế.
- Câu hỏi giả định giúp học sinh suy nghĩ vượt khỏi khuôn khổ tình huống.
Dạng câu hỏi này thường được thể hiện như sau:
(1) Điều gì sẽ xảy ra nếu….?
(2) Các em có thể nhóm các….. theo một cách nào đó?
(3) Em hãy mô tả những lại những gì giúp em tìm ra cách giải quyết đó?
(4) Em có suy nghĩ gì về những gì xảy ra tiếp theo?
Câu hỏi phân tích – tổng hợp: Câu hỏi nhằm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề, từ đó tìm ra mối liên hệ vận dụng, phối hợp các kiến thức, tri thức đã học để tìm ra hướng giải quyết cho một vấn đề hay luận điểm nào đó. Dạng câu hỏi này thường được thể hiện như sau:
(1) Ai có cách khác hay hơn?
(2) Những ai có cùng cách làm với….?
(3) Chúng ta đã tìm hết khả năng chưa?
(4) Tại sao?/ Tại sao không?
Câu hỏi đánh giá: nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, giải thích làm thế nào học sinh có cách giải quyết đó. Những câu hỏi này giúp GV nhận biết được những gì học sinh tư duy được, sự phán đoán và đánh giá của học sinh vào các sự việc, ý tưởng đã có tiêu chí đưa ra. Dạng câu hỏi này được thể hiện như sau:
(1) Lí do gì khiến em nghĩ như vậy?
(2) Em có ý tưởng, ý kiến khác không?
(3) Em đã phát hiện ra thêm được những gì?
(4) Tại sao em nghĩ…?
Ngoài những câu hỏi do giáo viên đặt cho học sinh, những câu hỏi do học sinh tự đặt cho chính mình và những câu hỏi học sinh hỏi học sinh khác cũng rất quan trọng trong phát triển tư duy. Học sinh tự đặt câu hỏi cho mình là những câu hỏi học sinh đặt ra khi gặp một vấn đề nào đó trong Toán học nhằm tìm ra hướng giải quyết, tháo gỡ chướng ngại vật. Ngoài ra, loại câu hỏi học sinh đặt ra cho học sinh khác hoặc cho GV khi gặp vấn đề ngoài khả năng để tiếp cận và giải quyết vấn đề trong Toán học.
b) Quan sát: Quan sát là nhìn nhận hiện tượng, sự vật một cách chi tiết, có phân tích và phục vụ cho mục đích rõ ràng. Quan sát là một kĩ năng quan trọng trong việc phát triển tư duy phản biện trong dạy học. Quá trình quan sát trong dạy học được chia ra làm hai giai đoạn.
- Học sinh quan sát giáo viên: là quá trình học sinh lắng nghe, theo dõi nhưng vấn đề và nhiệm vụ giáo viên đề ra.
- Giáo viên quan sát học sinh: Sau khi giao nhiệm vụ, học sinh quan sát học sinh sinh để hỗ trợ kịp thời những vấn đề học sinh đang gặp cần giúp đỡ.
c) Lắng nghe: Lắng nghe là một trong những kỹ năng cần thiết trong tư duy phản biện, khi tham gia đối thoại người đối thoại cần phải biết lắng nghe đối phương.
Theo ILA (1995), lắng nghe là “quá trình hoạt động tiếp nhận, xây dựng từ ý nghĩa và đáp ứng các thông điệp có lời hoặc không lời [17, tr.1]. Nó liên quan đến khả năng lưu giữ thông tin, cũng như phản ứng với các thông điệp có lời hoặc không lời.
Lấy học trò làm trung tâm – đó chính là đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học hiện đại. Trong đó, học trò luôn được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Học trò chính là chủ thể đi thâm nhập, khám phá kiến thức và có trách nhiệm với việc học của chính mình. Để đạt được điều đó, trong dạy học, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, gợi mở, cho học trò phương pháp để khám phá, sáng tạo kiến thức. Giáo viên sẽ nói ít hơn. Và như vậy, sự lắng nghe học trò càng trở nên quan trọng.
Theo Pearson (2014) [26], khi dùng kĩ năng lắng nghe để phát triển tư duy phản biện, ta cần (1) Phân tích thông tin, hoặc bối cảnh làm xuất hiện thông tin;
(2) Phân tích cẩn thận những ý tưởng của người nói; (3) Xác định được sơ lược những mô tả về những điều mà người khác hoặc bản thân đã trình bày, rút ra kết luận về các báo cáo, các mô tả và kết luận của những người khác và (4) Phân tích độ tin cậy của người nói.
d) Phán đoán: “Phán đoán là một hình thức cơ bản của tư duy, có năng lực liên kết các khái niệm, nhằm khẳng định hoặc phủ định một cái gì đấy liên quan tới đối tượng tư duy, kết quả có thể đúng đắn hoặc sai lầm” [11, tr.76]. “Phán đoán là dựa vào điều đã biết, đã thấy để suy xét rút ra nhận định về điều chưa biết, chưa xảy ra. Kĩ năng phán đoán giúp ta có những kết luận nhanh chóng về một vấn đề mới khi chưa thu thập đủ bằng chứng. Tuy nhiên, kết luận có thể là đúng hoặc sai” [10].
Như vậy, kĩ năng phán đoán là quá trình tư duy “nhảy tắt” vì nó rút ra kết luận mà không cần đến những bước trung gian. Khi không đủ thời gian để tìm