6.1. Điện giật
Cường độ dòng điện 0.5 miliampere gây ra cảm giác tê bắp thịt. Với dòng điện nhỏ này có thể làm cho bắp thịt co lại dẫn tới té ngã nguy hiểm. Có thể thương vong xảy ra, không những chỉ do dòng điện mà còn do những phản ứng mà nó gây ra. Dòng điện và điện thế càng cao càng nguy hiểm.
Để tránh bị điện giật, người thợ hàn phải cách điện cho thân thể mình bằng cách đeo găng tay da và mang ủng đế cao su. Luôn luôn đeo găng tay khi thay thế điện cực và phải đổi găng tay khi găng tay bị ướt. Luôn phải cẩn thận khi làm việc xung quanh thiết bị điện, đặc biệt là thiết bị hàn. Hằng ngày phải kiểm tra dây hàn, kìm kìm hàn xem có chỗ nào bị tróc vỡ bộ phận cách điện hay không. Không thay thế hay sửa chữa dây điện hàn khi còn điện. Báo cáo cho nhân viên hướng dẫn những thiết bị hư hỏng để sửa chữa hay cất không cho sử dụng.Việc lắp đặt nguồn điện hàn phải do thợ điện có trình độ. Trước khi sử dụng thiết bị hãy xem xét tình trạng dây hàn, kìm hàn, kẹp vật hàn và những điểm nối.
6.2. Ánh sáng của hồ quang hàn :
Ánh sáng hồ quang hàn có thể làm bỏng mắt và da. Ánh sáng này tương tự ánh sáng mặt trời nhưng còn mạnh hơn rất nhiều. Hình (..) cho thấy ánh sáng hàn có những tia thấy
Nguy cơ bị điện giật
22
được và những tia không nhìn thấy được. Tần số ánh sáng thấy được có màu sắc với ánh sáng mặt trời. Những tia hồng ngoại và cực tím có thể gây bỏng da. Tia hồng ngoại phát ra do những vật phát ra sức nóng. Quá trình hàn và cắt tạo ra rất nhiều tia hồng ngoại. Tia hồng ngoại đi vào mắt không được bảo vệ gây tổn thương võng mạc. Hãy luôn mang kính có độ sậm thích hợp để bảo vệ mắt.
Tia cực tím có thể phản chiếu trên gương hay tường làm cho nó càng nguy hiểm. Hai người thợ hàn làm việc đấu lưng, tia hàn phản chiếu từ kính của người này có thể đi vào từ phía sau mặt nạ của người kia gây ra bỏng. Vì thế thợ hàn và những người làm việc xung quanh phải đeo kính có che ở hai bên hông.
Lượng bức xạ tạo ra khi hàn tuỳ thuộc nhiều thông số như quá trình hàn, kim loại cơ bản, kiểu nối kết và khí bảo vệ. Nếu một trong những thông số này thay đổi thì cường độ phát xạ cũng thay đổi. Nếu mắt hay da không may bị bỏng hãy gặp bác sĩ để được chăm sóc thích hợp.
6.3. Khói và các khí có hại cho sức khoẻ:
Nhiều quá trình hàn tạo ra khói độc và sản phẩm phụ. Khói chứa những hạt thuốc hàn và kim loại nóng tạo ra do hồ quang. Những hạt này chứa kim loại cơ bản, kim loại hàn, chất bẩn trên mặt, oxít và thuốc hàn. Hít phải khói này gây ra những vấn đề về sức khoẻ nhất thời hay mãn tính.
Do vậy phải đưa khói ra khỏi vùng thở của người thợ hàn và những người khác. Điều thực hiện đầu tiên là người học không nghiêng người vào vật hàn khi hàn và nghiêng đầu ra khỏi làn khói.
Ngoài ra phải sử dụng thông khí. Có hai loại thông khí có thể sử dụng: thông khí cơ học và thông khí tự nhiên. Hầu hết các công việc hàn đòi hỏi phải thông khí cơ học. Nên dùng ống hút đặt ngay nơi người thợ hàn làm việc để hút khí. Tốc độ hút từ 500 tới 1000 feet cube mỗi phút (CFM) là vận tốc thông gió tốt. Người thợ cần di chuyển ống hút khi
TIA HỒNG NGOẠI ÁNH SÁNG THẤY ĐƯỢC
ÁNH SÁNG XANH GẦN CỰC TÍM
XẠ CỰC TÍM
Nguy cơ hít phải khói và khí độc
23
mối hàn di chuyển. Nguồn hút được gắn trực tiếp vào trong cabin hàn để hút khói phát sinh ngay tại chỗ. Việc sử dụng thông gió tại chỗ làm giảm bụi phát sinh khi hàn.
Ở những tình huống đặc biệt như hàn ngoài trời hay ở xưởng rộng có thể dùng thông gió tự nhiên. Hãy ngẩng đầu ra khỏi làn khói và để gió tự nhiên thổi ngang qua khu vực hàn xua đi khói độc.
Những kim loại tạo ra khí độc khi nung nóng.
- Chì
- Manganese - Kẽm - Arsenic - Đồng - Bạc
- Cadmium - Đồng thau - Thép mạ kẽm - Berylium - Thuỷ ngân
- Crôm - Đồng thiếc - Antimon - Coban - Nicken
Hàn hồ quang cũng tạo ra nhiều ozôn và các loại khí khác. Ozôn tập trung nhiều khí hàn trên các kim loại phản xạ như nhôm và thép không gỉ hơn trên các kim loại ít phản xạ như thép cácbon.Ozôn là khí làm kích thích phổi và làm giảm chức năng hô hấp. Phải có thông gió tốt để loại trừ ozôn và những khí nguy hiểm khác.
Khi hàn hay cắt kim loại liệt kê trong bảng(...) phải dùng thông gió cơ học. Những kim loại này tạo ra khí độc khi bị nung nóng do cắt hay hàn. Kim loại hàn thông thường là thép mạ. Khi lớp mạ kẽm bị nung nóng tới 2880C sẽ bốc hơi. Hít phải hơi này người thợ hàn sẽ có triệu chứng như sốt. Trước khi hàn và cắt kim loại mạ kẽm phải mài lớp mạ cách xa vùng hàn từ 7 tới 12cm và cả ở mặt sau vật hàn. Khi mài lớp mạ kẽm cũng phải có thông khí để loại trừ bụi kẽm. Nhiều hợp kim trong bảng (...) cũng được dùng để cải thiện tính chất mối hàn và kim loại cơ bản. Để được bảo vệ tốt cần phải thông gió nhằm loại trừ khói ngay tại nguồn trước khi lan tới người thợ và những người khác.
Một số dung môi dùng khi chuẩn bị bề mặt hàn như chất tẩy rửa, chất bôi trơn khi cắt, chất chống bắn toé, một số chất có chứa hợp chất clo. Phải làm sạch nhũng chất này khỏi bề mặt hàn. Tia cực tím có thể tác dụng với dung môi có clo và tạo ra phốtgen. Hãy kiểm tra dung môi nào an toàn có thể dùng trên bề mặt kim loại hàn. Những dung môi chứa trichloroethane không khi nào nên dùng trên bề mặt hàn.
6.4. Tiếng ồn:
24
Tiếng động do mài, hàn và cắt có thể ở ngưỡng cho phép là 85dB. Vượt qua ngưỡng này phải có biện pháp bảo vệ tai. Liên tục nghe tiếng ồn có thể gây ra tăng áp huyết, tăng nhịp tim, giảm thính lực...vvv.
Cách tốt nhất là xác định nguồn tiếng ồn và tìm cách giảm thiểu nó. Có thể xây tường xung quanh khu vực máy gây ra tiếng ồn, luân chuyển người làm việc quanh khu vực ồn nhiều.
Nút tai không phải là biện pháp thay thế cho việc làm giảm tiếng ồn. Nút tai có hai công dụng : ngăn ngừa tia lửa rơi vào tai và làm giảm tiếng ồn.
Ngoài những ảnh hưởng ở trên trong quá trình thực hiện người thợ hàn có thể gặp phải những ảnh hưởng sau đây.
Nguy cơ từ vật quay Nguy cơ bị bỏng
Dây hàn Vật nặng
Bình áp suất cao Bức xạ nhiệt
25