Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 58)

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Để nghiên cứu nội dung này, luận văn đã sử dụng thông tin, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.

- Thu thập thông tin thứ cấp: số liệu thứ cấp được thu thập dựa vào tài liệu được công bố trên sách, báo, tạp chí thuế, báo cáo tổng kết ngành, website của ngành, mạng internet, trang thông tin điện tử ngành thuế, hệ thống nội bộ ngành thuế TMS, TINC, nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới công tác quản lý thuế.

Các số liệu thứ cấp liên quan đến hộ kinh doanh cá thể:

+ Thông tin về tình hình đăng ký thuế, số lượng NNT được cấp MST;

+ Thông tin về tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, trả lời vướng mắc về thuế giá trị gia tăng: các hình thức và số lượng đã thực hiện;

+ Thông tin về tình hình kê khai thuế hộ kinh doanh cá thể: số hồ sơ khai thuế, số hồ sơ kê khai đúng hạn, quá hạn, có sai phạm;

+ Thông tin về hoàn thuế giá trị gia tăng: số hồ sơ đề nghị hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn, số hồ sơ được hoàn, số thuế được hoàn;

+ Thông tin về số thu nộp thuế giá trị gia tăng qua các năm;

+ Số trường hợp nợ tiền thuế giá tri gia tăng, số thuế nợ, tính chất nợ, các biện pháp quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ đã thực hiện;

+ Các cuộc kiểm tra về nội dung thuế giá trị gia tăng, số trường hợp sai phạm, các lỗi sai phạm chủ yếu, số thuế truy thu được;

+ Các trường hợp khiếu nại, tố cáo về thuế giá trị gia tăng và kết quả giải quyết (nếu có);

+ Các thông tin khác.

- Thu thập số liệu sơ cấp:

Điều tra, khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài.

Mẫu điều tra khảo sát để thu thập thông tin thực tế:

Để có thông tin đầy đủ liên quan đến công tác quản lý thu thuế, đề tài đã tiến hành xây dựng mẫu phiếu điều tra các đối tượng liên quan, đặc biệt là các hộ kinh doanh trên địa bàn thuộc Chi cục Thuế thành phố Việt Trì. Đề tài đã điều tra khảo sát 110 mẫu:

+ Đối với mẫu khảo sát dành cho cán bộ thuế:

Bảng 3.2. Bảng cơ cấu phiếu điều tra dành cho cán bộ thuế

Đối tượng khảo sát

Đội kê khai- Kế toán thuế và tin học

Đội tuyên truyền và hỗ trợ NNT

Đội Kiểm tra-Quản lý

nợ

Tổng cộng

41

+ Đối với mẫu khảo sát dành cho người nộp thuế:

Bảng 3.3. Bảng cơ cấu phiếu điều tra dành cho người nộp thuế

Đối tượng khảo sát

Hộ KD cá thể thuộc lĩnh vực phân phối, cung cấp hàng hóa (Thương nghiệp)

Hộ kinh doanh thuộc lĩnh vực dịch vụ, xây dựng – không bao thầu nguyên vật liệu (Dịch vụ, vận tải, xây dựng) Hộ kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu (Sản xuất, ăn uống)

Hoạt động kinh doanh khác

Tổng cộng

3.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

Các thông tin, số liệu thu thập được xử lý, tổng hợp trên máy tính bằng phần mềm Excel và được thể hiện dưới dạng thông tin số liệu bảng biểu và sơ đồ.

Đối với thông tin số liệu có sẵn, sau khi thu thập được kiểm tra dựa trên các khía cạnh như tính đầy đủ, tính chính xác và khẳng định có độ tin cậy cao.

Thông tin, số liệu thu thập được qua các cuộc điều tra, phỏng vấn được kiểm tra, bổ sung, chỉnh lý sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đánh giá, xử lý số liệu, việc phân tổ thống kê được coi là biện pháp chủ đạo để đánh giá, phân tích, so sánh nhằm rút ra được kết luận và đánh giá đúng thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w