Đăng ký, quản lý đối tượng nộp thuế, kê khai và kế toán thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 77)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH

4.1.2. Đăng ký, quản lý đối tượng nộp thuế, kê khai và kế toán thuế

a. Đăng ký thuế

Công tác Đăng ký thuế cho các HKD cá thể được Chi cục Thuế thực hiện đúng theo thông tư số 80/2012/TT-BTC của Bộ Tài Chính về hướng dẫn Luật quản lý thuế về Đăng ký thuế.

Q uy trình Đ K T m ớ i cho cá nhân kinh doanh

tiế psơB ộ phậ nnhậnhồ S ta rt

sơ đăng ký trự c

ký thuếđăngphậ nB ộ

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ quy trình cấp MST cho HKD cá thể Nguồn: Cục thuế tỉnh Phú Thọ (2017)

49

Bộ phận đăng ký thuế sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ từ bộ phận Tiếp nhận hồ sơ, tiến hành nhập đầy đủ thông tin trên tờ khai vào hệ thống TMS. Hệ thống sẽ tự động kiểm tra trùng thông tin số giấy tờ (số CMTND/Hộ chiếu/Giấy thông hành), Giấy phép kinh doanh với cơ sở dữ liệu của hệ thống.

Nếu không phát hiện trùng thông tin, hệ thống sẽ sinh MST cho NNT. Sau khi cấp MST thành công, hệ thống cho phép in các thông tin ĐKT sau:

- In Thông báo Cơ quan thuế quản lý và mục lục ngân sách;

- Nếu NNT có đầy đủ thông tin chứng minh thư nhân dân và Giấy phép kinh doanh thì được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký thuế;

- Nếu NNT thiếu một trong hai thông tin chứng minh thư nhân dân hoặc giấy phép kinh doanh thì được cấp thông báo MST.

Bảng 4.3. Tình hình đăng ký thuế trên địa bàn Chi cục thuế thành phố Việt Trì

Chỉ tiêu Số lượng cá nhân kinh doanh được cấp MST

Trong đó, chi tiết theo đối tượng nộp thuế - Hộ KD cá thể thuộc lĩnh

vực phân phối, cung cấp hàng hóa (Thương nghiệp) - Hộ kinh doanh thuộc lĩnh vực dịch vụ, xây dựng –

nguyên vật liệu

vụ, vận tải, xây dựng) - Hộ kinh doanh thuộc lĩnh vực sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu (Sản xuất, ăn uống)

- Hoạt động kinh

50

Qua bảng 4.3 ta thấy số lượng cá nhân được cấp mã số thuế không ngừng tăng qua các năm. Năm 2015, số lượng cá nhân được cấp mã là 237 người, năm 2016 số lượng cá nhân được cấp mã là 424 người, năm 2017 số lượng cá nhân được cấp mã là 480 người, tốc độ tăng bình quân là 142,3%. Trong đó, chủ yếu tập trung tăng vào ngành nghề thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn 151,3%.

Trong đó, số lượng cá nhân được cấp mã đối với hộ kinh doanh thương nghiệp có tốc độ tăng lớn nhất, bình quân đạt 151,3%, nguyên nhân là hộ kinh doanh cá thể chủ yếu xuất phát từ hộ kinh doanh có thu nhập thấp, tự phát, buôn bán nhỏ lẻ từ ngành nghề thương nghiệp là chủ yếu.

Số lượng hộ kinh doanh vận tải và làm dịch vụ khác được cấp mã số thuế cũng có xu hướng tăng qua các năm, tốc độ tăng bình quân đạt 131,2%, đây chủ yếu là hộ cá nhân kinh doanh vận tải và các ngành nghề dịch vụ khác có chiều hướng gia tăng do đời sống nhân dân được nâng cao nên nhu cầu đi lại của người dân nhiều hơn dẫn đến xu hướng cấp mã số thuế cho các đối tượng này cũng tăng lên.

Số lượng hộ kinh doanh ăn uống, sản xuất nhỏ lẻ và dịch vụ cũng có xu hướng tăng đều qua các năm, tốc độ tăng bình quân đạt: 135,3% và dịch vụ khác 121,1%.

Số lượng cá nhân kinh doanh được cấp mã mỗi năm không nhiều do cơ bản các cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế từ các năm trước, số lượng mã số thuế cấp thêm mỗi năm tương ứng với số lượng cá nhân kinh doanh tăng thêm mỗi năm. Trên thực tế, số lượng cá nhân kinh doanh được cấp mã số thuế vẫn nhỏ hơn số lượng cá nhân thực kinh doanh và số lượng cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thực tế này diễn ra do nhiều cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh không có giấy phép hoặc đã được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng không làm thủ tục đăng ký thuế gây khó khăn cho cơ quan thuế trong công tác quản lý.

b. Quản lý đối tượng nộp thuế

Thực hiện chỉ đạo của Chi cục trưởng, toàn đội phấn đấu hoàn thành mục tiêu quản lý 100% số hộ kinh doanh, chấm dứt tình trạng bỏ sót làm thất thu thuế trên địa bàn. Tính đến ngày 31/12/2017 toàn chi cục đã hoàn thành 100% việc làm thủ tục cấp mã số thuế và vào bộ cho các hộ có đơn xin đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên dưới sự kiểm tra, chỉ đạo của ban Lãnh đạo

Chi cục Thuế sự phối hợp của UBND các phường, xã với ban quản lý chợ, ban quản lý thị trường, để rà soát các hộ sản xuất kinh doanh, các hộ đã đăng ký nộp thuế, các hộ chưa đưa vào quản lý thuế.

Tình hình quản lý đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.4. Tình hình quản lý hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì

Chỉ tiêu

Số hộ thực tế đang hoạt động Số hộ quản lý Số hộ không quản lý được

Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Việt Trì (2015 – 2017) Quan bảng trên ta thấy số hộ không quản lý được năm 2015 là 2.330 hộ;

Năm 2016 là 1.646 hộ, đến hết 31/12/2017 số hộ không quản lý hết là 655 hộ, tốc độ bình quân giảm 53%.

Hàng năm, mặc dù ngành thuế Tỉnh Phú Thọ nói chung và Chi cục Thuế thành phố Việt Trì nói riêng đã rất nỗ lực quản lý số hộ kinh doanh cá thể chưa quản lý được để đưa vào quản lý, nhằm giảm thiểu số hộ kinh doanh thực tế đang hoạt động lại không nộp thuế. Nhưng có thể thấy tình trạng bỏ sót hộ kinh doanh trong quản lý trên địa bàn thành phố Việt Trì vẫn còn tồn trên địa bàn rất nhiều nhưng có xu hướng giảm dần. Do việc quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố đang diễn ra hết sức phức tạp và khó khăn tồn tại nhiều bất cập cần xử lý. Với số lượng hộ kinh doanh nhiều, ý thức tự giác chấp hành của một bộ phận chưa cao trong khi đó lực lượng của cơ quan thuế lại mỏng và sự phối hợp quản lý với UBND các phường, xã chưa thực sự chặt chẽ.

52

4.1.2.2. Quản lý kê khai, kế toán thuế

Ngoài việc lập bộ môn bài đầu năm đối với tất cả các HKD đang kinh doanh trên địa bàn, Chi cục thành phố Việt Trì đang quản lý thu thuế GTGT đối với HKD.

Đây là công tác quan trọng, đảm bảo áp dụng đúng tỷ lệ, thuế suất với từng ngành hàng, nhằm mục đích thực hiện sự công bằng giữa các HKD và thực hiện đúng pháp luật và chính sách của Nhà nước. Trong những năm qua ngành thuế đã có các văn bản mới, sửa đổi về tỷ lệ tính thuế, thuế suất thuế GTGT để phù hợp với tình hình thực tế.

Hiện nay, công tác quản lý thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tuy đã có nhiều tiến bộ so với các năm trước nhưng tỷ lệ thất thu vẫn còn khá lớn. Hầu hết mức doanh thu tính thuế ổn định cho các HKD đều không điều chỉnh theo kịp mức độ tăng của giá cả thị trường. Cơ quan thuế hiểu rõ điều đó, nhưng muốn điều chỉnh kịp thời phải trải qua bước điều tra, khảo sát lại doanh thu thực tế của HKD. Có một thực tế là, các HKD khi lập tờ khai doanh thu thường đối phó bằng cách kê khai thấp hơn mức doanh thu thực tế, thậm chí kê khai thấp hơn cả doanh thu đã được ổn định thuế kỳ trước. Để điều tra hết số lượng các HKD là điều rất khó. Vì thế, chỉ có thể điều tra một số HKD cho các ngành nghề, qui mô kinh doanh nhất định để làm căn cứ đánh giá tính chính xác của các tờ khai do HKD tự kê khai và làm căn cứ để hiệp thương với HKD không kê khai đúng, không nộp tờ khai. Bởi vậy, việc điều tra khảo sát doanh thu tính thuế trong quá trình quản lý thuế đối với hộ sản xuất kinh doanh cá thể là một trong những công việc không đơn giản.

Trong thực tiễn công tác, cán bộ quản lý phải thực hiện những nghiệp vụ của mình trong khoảng thời gian nhất định theo quy định trong mỗi đợt điều tra, khảo sát điều chỉnh lại mức thuế cho phù hợp với thực tế kinh doanh. Vì thế, việc điều tra khảo sát doanh thu thực tế trở thành một công việc không đơn giản, nhất là đối với các HKD hoạt động ở các đường phố. Thông thường, cơ quan thuế nhận được một số tờ khai doanh thu của các HKD và trong số đó, không ít những tờ khai doanh thu kê khai quá thấp so với thực tế sản xuất. Một số HKD không lập và nộp tờ khai cho biết, khi nhận được tờ khai từ cơ quan thuế, họ đều biết là sắp có đợt điều chỉnh lại mức thuế phải nộp nên nghe ngóng chưa vội kê khai. Vả lại, thường thì HKD chỉ chú trọng vào mức thuế phải nộp, ít lưu tâm đến doanh

thu tính thuế, vì vậy khi phải kê khai mức doanh thu các hộ đều lo ngại và tìm cách khai không đúng doanh thu đạt được trong kinh doanh.

Không nhận được đầy đủ tờ khai và doanh thu kê khai không đúng với thực tế sản xuất kinh doanh là một thực tế, đòi hỏi cán bộ thuế cơ sở phải sử dụng đến các thông tin nắm bắt qua quá trình quản lý thu thuế của mình đối với các HKD trên địa bàn. Tuy nhiên, không phải cán bộ quản lý thuế nào cũng có đầy đủ những thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ mình đang quản lý. Bởi lẽ, việc kinh doanh và bán hàng của các hộ cá thể không thực hiện thường xuyên trên địa bàn quầy hàng, cửa hiệu của họ. Các địa điểm hiện hữu chỉ là nơi giao dịch, tiếp nhận nhu cầu mua bán hàng hoá, còn nghiệp vụ kinh tế chỉ có thể phát sinh sau khi HKD sử dụng điện thoại để liên hệ nguồn hàng và thoả thuận với khách hàng có nhu cầu. Vì vậy, nếu cán bộ quản lý chỉ chú trọng vào hoạt động trên địa bàn cửa hàng của các HKD thì thường không đủ thông tin để đưa ra mức doanh thu tính thuế có tính thuyết phục.

Kết quả doanh thu dự tính thu được đội thuế lấy làm căn cứ để tính thuế.

Trong quá trình kinh doanh nếu doanh thu tăng hoặc giảm 25% thì đội thuế yêu cầu kê khai lại và ấn định lại doanh thu tính thuế.

Bảng 4.5. Kết quả điều tra doanh thu hộ khoán theo ngành nghề năm 2017

Ngành nghề

Ngành sản xuất Kinh doanh thương nghiệp Ngành vận tải Kinh doanh ăn uống Kinh doanh dịch vụ Tổng

Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Việt Trì (2015 – 2017) Từ bảng kết quả điều tra doanh thu trên tổng số 225 hộ khoán trên địa bàn

54

đặc biệt là với ngành ăn uống doanh thu khoán chỉ bằng 77% so với doanh thu điều tra. Như vậy, tình trạng thất thu doanh thu khoán trên địa bàn thành phố Việt Trì cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm khai thác và quản lý hiệu quả doanh số đối với các hộ khoán trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 66 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w