Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng phòng cháy chữa cháy (PCCC) ở Việt nam
Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi gia đình và xã hội. Chỉ cần một phút lơ là, bất cẩn thì hậu quả để lại là rất lớn.
Đã có nhiều vụ cháy xảy ra gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, qua đó đòi hỏi việc nâng cao ý thức PCCC là không thể xem nhẹ.
Ngày 4/10/1961, Bác Hồ đã ký ban hành Pháp lệnh quy định việc quản lý Nhà nước về PCCC. Đây là một trong những Pháp lệnh được ban hành sớm nhất của Nhà nước ta đã nói lên tầm quan trọng của công tác PCCC. Từ đó đã làm dấy lên các phong trào PCCC mà kết quả đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân và của xã hội.
Có thể nói, trong bối cảnh đất nước không ngừng xây dựng và phát triển như hôm nay thì công tác PCCC càng chiếm giữ một vai trò quan trọng. Ít có tai nạn nào mà cùng lúc có thể gây thiệt hại lớn về tính mạng và tài sản của con người như trong các vụ hỏa hoạn.
Hậu quả của cháy nổ là khôn lường, bởi nguyên nhân gây cháy đôi khi chỉ bắt nguồn từ một đốm lửa nhỏ, một sự cố chập điện hoặc do những bất cẩn từ con người… nhưng khi đã bùng phát thành đám cháy lại rất dữ dội.
Trước cơn thịnh nộ của “bà hỏa”, con người chỉ có thể bất lực đứng nhìn ngọn lửa thiêu rụi những gì tích cóp trong cả đời người. Rõ ràng là trong bao nhiêu hiểm nguy, tiềm ẩn và rủi ro mang lại từ nhiều phía, thì những sự cố đáng tiếc được cho là do nhân tai gây ra là không thể xem thường.
Các khu công nghiệp là nơi tập trung nguyên vật liệu, hàng hóa lớn, hầu hết là các chất dễ cháy và nguy hiểm về cháy nổ như vải, da giày, giấy, gỗ, các loại dung môi hữu cơ…; số lượng rất lớn công nhân lao động (hầu hết chưa được tập huấn về công tác PCCC) làm tăng nguy cơ cháy và thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản khi có cháy xảy ra. Nhiều nhà xưởng được xây dựng trước để cho thuê, khi khai thác sử dụng, các hệ thống Phòng cháy chữa cháy đã trang bị không phù hợp theo công năng của từng cơ sở.
Trong các chợ, siêu thị, Trung tâm thương mại thường tập trung số lượng lớn chất dễ cháy; nhiều hộ KD tự ý câu móc điện, tự ý cơi nới thêm quầy, sạp, sắp xếp hàng hóa để các vật dụng như tủ kệ, ghế, bao bì lấn chiếm lối đi chung làm giảm khoảng cách an toàn và gây khó khăn trong việc cứu chữa, thoát nạn; không quan tâm đầu tư hoặc thờ ơ với công tác PCCC, chỉ chú trọng việc KD. Chợ là nơi tập trung đông người nhưng lối thoát nạn thường không đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn, nhất là đối với các chợ xen kẽ trong khu dân cư tại các huyện, thị trấn.
Khách sạn là nơi thường có đông người tập trung, khi xảy ra cháy nổ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, tài sản và ảnh hưởng tới tình hình an ninh trên địa bàn. Đối tượng khách sạn phục vụ rất đa dạng về lứa tuổi, trình độ nhận thức cũng như tâm sinh lý. Mặt khác khách sạn hiện nay ở thành phố đa số là nhà cao tầng, do đó khi có sự cố cháy nổ xảy ra việc tổ chức thoát nạn và cứu chữa gặp nhiều khó khăn. Các khách sạn xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu
không cháy và khó cháy, hạn chế được một phần nguy cơ cháy lan. Tuy nhiên, công trình khách sạn bố trí sử dụng theo nhiều mục đích khác nhau (văn phòng làm việc hành chính, phòng nghỉ của khách, phòng họp, phòng hội thảo…), các vật liệu trang trí, đồ dùng sử dụng chủ yếu là các chất dễ cháy. Mặt khác, trong nhà sử dụng các hệ thống như: Hệ thống thông gió, hệ thống đường ống dây dẫn điện; đường ống dẫn nước... cho nên khi xuất hiện sự cố cháy nổ, ngọn lửa sẽ nhanh chóng lan truyền theo các hệ thống này ra toàn bộ các vị trí trong khách sạn. Nguy cơ gây cháy từ hệ thống điện phục vụ chiếu sáng, các thiết bị điện,… là rất cao; nguồn nhiệt gây cháy cũng có thể xuất hiện do khách lưu trú sơ xuất bất cẩn khi sử dụng lửa trần, hút thuốc hoặc sử dụng những chất, vật dụng có thể sinh lửa, sinh nhiệt… Hiện nay, các khách sạn thường xây dựng tầng hầm dùng làm nơi để xe, trạm phát điện, bồn dầu, các bộ phận kỹ thuật... đây là những nơi nguy cơ cháy nổ rất cao; nếu cháy xảy ra tại khu vực này có thể gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và rất khó khăn cho công tác triển khai chữa cháy, cứu hộ
- cứu nạn. Khách sạn thường được thiết kế hành lang giữa để thuận tiện cho việc bố trí phòng ngủ và đi lại. Nhưng trong điều kiện cháy, điện bị cúp, kiểu hành lang này thường bị tối và tụ khói gây khó khăn cho việc thoát nạn, cũng như tổ chức cứu người và chữa cháy của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
Trong những năm vừa qua, nhận thức được tầm quan trọng trong công tác PCCC và nhất là bài học kinh nghiệm của vụ cháy Trung tâm thương mại ITC tại thành phố Hồ Chí Minh, Lãnh đạo nhiều tòa nhà, khách sạn, cao ốc văn phòng, chung cư cao cấp đã đầu tư kinh phí để thực hiện các giải pháp an toàn PCCC đối với cơ sở mình như: làm cầu thang thoát nạn, lắp đặt cửa chống cháy tại buồng thang, lắp đặt hệ thống chữa cháy và báo cháy tự động… Việc thực hiện công tác PCCC trong các nhà cao tầng đã dần đi vào nề nếp, tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về Phòng cháy chữa cháy.
2.2.2. Dự báo nguồn tài chính cho hoạt động PCCC ở Việt Nam hiện nay Nguồn tài chính đầu tư cho công tác PCCC là từ nguồn ngân sách nhà nước, ngoài ra còn có các nguồn khác. Trong giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với sự ổn định và phát triển mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng quốc phòng, an ninh trong đó công tác PCCC là một trong những hoạt động quan trọng góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu các nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động PCCC cũng ngày càng lớn và đa dạng.
Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu tài chính đầu tư cho các loại phương tiện chữa cháy giai đoạn 2011-2030
STT Loại phương tiện
1 Xe chữa cháy
2 Xe chuyên dụng chữa
cháy và cứu hộcứu nạn
3 Máy bơm chữa cháy
4 Tàu, xuồng ca nô chữa
cháy và cứu hộcứu nạn
5 Máy bay chữa cháy và
cứu hộcứu nạn
6 Phương tiện, thiết bị
chữa cháy và cứu hộcứu nạn
Tổng
Nguồn: Cục cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an (2016)
Theo dự thảo đề án quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở PCCC ở nước ta đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Bộ Công an, trong giai đoạn từ năm 2016 – 2030, để đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động Phòng cháy chữa cháy ở nước ta sẽ cần phải bổ sung thêm một khối lượng lớn trang thiết bị PCCC bao gồm 2.789 xe chữa cháy, 5.201 xe chuyên dùng, ngoài ra còn bổ sung thêm các trang thiết bị khác.
Bảng 2.2. Dự báo nhu cầu tài chính đầu tư cho cơ sở vật chất cho lực lượng sản phẩm PCCC giai đoạn 2011-2030
Nhu cầu cơ sở vật chất cần
STT xây dựng
1 Hệ thống trung tâm chỉ huy
điều hành PCCC và CNCH
2 Kho phương tiện chữa cháy
3 Trạm bảo dưỡng, sửa chữa
phương tiện PCCC
4 Trung tâm huấn luyện, đào
tạo chiến sỹ CC và CHCN
5 Doanh trại lực lượng PCCC
6 Trung tâm kiểm định PCCC
Tổng
Nguồn: Cục cảnh sát PCCC và Cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an (2016) Theo đề án quy hoạch này, nước ta sẽ thành lập và đưa vào khai thác sử dụng thêm 3 trung tâm huấn luyện chữa cháy đặt tại ba miền: bắc, Trung, Nam để thực hiện chức năng đào tạo bồi dững lực lượng phòng cháy, chữa cháy, sửa chữa các trang thiết bị PCCC trong khu vực, Ngoài ra còn đầu tư vào việc xây dựng mới các trung tâm chỉ huy điều hành PCCC, kho phương tiện chữa cháy, các trạm bảo dưỡng các phương tiện phòng cháy chữa cháy, trung tâm huấn luyện, doanh trại, Trung tâm kiểm định.
Theo bảng số liệu bảng 2.3 cho thấy các SP thông dụng phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ thì tổng các mặt hàng PCCC và CNCH năm 2015 so với năm 2014 tăng mạnh hơn là năm 2016 so năm 2015.
28
Bảng 2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm PCCC ở Việt Nam giai đoạn 2014-2016
STT MẶT HÀNG
1 Bình chữa cháy bột BC 1kg 2 Bình chữa cháy bột BC 2kg 3 Bình chữa cháy bột BC 4kg 4 Bình chữa cháy bột ABC 4kg 5 Bình chữa cháy bột BC 8kg 6 Bình chữa cháy bột ABC 8kg 7 Bình chữa cháy bột BC 35kg
8 Bình chữa cháy tự động bột BC 6kg 9 Bình chữa cháy tự động bột BC 8kg 10 Bình chữa cháy CO2 3kg
11 Bình chữa cháy CO2 5kg
12 Bình chữa cháy mini Foam 1000ml 13 Bình chữa cháy Foam 9l
14 Bình chữa cháy Foam 50l
15 Bột chữa cháy BC
16 Vòi chữa cháy D50 - 13 bar TQ 5.0kg có khớp nối 17 Vòi chữa cháy D65 - 13 bar TQ 6.2kg có khớp nối 18 Vòi chữa cháy D50 - Đức - 20m
STT MẶT HÀNG
20 Vòi chữa cháy Rulo Phi 27 dài 20m 21 Nội quy + tiêu lệnh chữa cháy 22 Búa thoát hiểm chuyên dụng 23 Loa pin cầm tay thoát hiểm
24 Trang phục pccc theo thông tư 48 (Có tem kiểm định của Cục Cảnh Sát PCCC)
25 Quần áo chống cháy 1000 độ C 26 Quần áo chống cháy 500 độ C
27 Túi cấp cứu - Túi cứu thương Thông tư 09 28 Bộ dụng cụ phá vỡ chuyên dụng (nhỏ) 29 Búa thoát hiểm chuyên dụng
30 Mặt nạ phòng độc Ocean Eagle 1 phin
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU