Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Tổng công ty Hòa Bình Minh là một Doanh nghiệp hoạt động có bề dày lịch sử trên 18 năm, đã từng chịu sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường. Để đứng vững và khẳng định mình Tổng công ty Hòa Bình Minh cần có những chiến lược phát triển hợp lý, trong đó việc nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa là một trong những chiến lược sống còn của Tổng công ty. Tôi chọn thị trường tỉnh Phú Thọ để nghiên cứu, vì Phú Thọ là thị trường đầy tiểm năng và là thị trường có sự cạnh tranh mạnh nhất của các công ty cạnh tranh trong ngành các ngành hàng.
Phú Thọ là thị trường hiện nay có rất nhiều các công ty sản xuất kinh doanh đang hoạt động, trong đó có cả những công ty đã có tên tuổi cũng như các công ty mới thành lập. Đây là điều kiện thuận lợi để Tổng công ty Hòa Bình Minh nghiên cứu phát triển thị trường và khẳng định thương hiệu.
Ngoài ra, thị trường Phú Thọ còn là thị trường mà Tổng công ty Hòa Bình Minh đang có hệ thống bán hàng qua các đại lý cấp I, đại lý cấp II, công trình, bán lẻ cho người dân tiêu dùng rất lớn.
Tại Phú Thọ tôi chọn khu vực thành phố Việt Trì và 6 huyện bên sông để nghiên cứu là: Tam Nông, Thanh Thủy,Cẩm Khê,Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn.
Việt Trì là khu vực thành phố đang có nhiều dự án công trình xây dựng. Sáu huyện bên sông là nơi tập trung hệ thống đại lý kinh doanh VLXD lớn, và đang có sự phát triển mạnh mẽ về xây dựng, công trình lớn, là nơi có hệ thống đường xá thuận lợi trong thông thương thương hàng hóa đi các tỉnh.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, thông tin
- Tài liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu qua tạp chí, sách báo, luận văn tốt nghiệp của các khóa trên, Internet… Để từ đó nhìn tổng quan, hiểu được vấn đề vấn nghiên cứu. Thu thập tài liệu từ các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, sổ theo dõi số lượng hàng bán ra, báo cáo khảo sát thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm, báo cáo tổng kết. Các báo cáo này chủ yếu lấy từ các ban như: Ban kế toán, ban kinh doanh.
- Tài liệu sơ cấp: Để phục vụ cho đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra một số khách hàng, bạn hàng là những đại lý tiêu thụ và người tiêu dùng theo phương thức chọn ngẫu nhiên. Nhằm đảm bảo tính khách quan của mẫu. Tổng số mẫu tiến hành điều tra là 70 mẫu. Sau khi lựa chọn mẫu chúng tôi gửi phiếu điều tra đến từng đối
tượng theo mẫu phiếu đánh giá của khách hàng về Tổng công ty Hòa Bình Minh, đồng thời gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với khách hàng về những khó khăn vướng mắc trong kinh doanh và tiêu thụ hàng hóa để nắm bắt thông tin đảm bảo tính chính xác nhất.
Những thông tin điều tra đại lý, ý kiến đánh giá của 61 đại lý về sản phẩm, chất lượng mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh.
Những thông tin điều tra của 9 khách hàng là công ty xây dựng, ý kiến đánh giá của khách hàng về chất lượng, sản phẩm mà Công ty đang kinh doanh.
Bảng 3.4. Điều tra đối thủ cạnh tranh của các công ty Địa điểm điều tra
1. Công ty Đức Thắng 2. Công ty Vật Tư 3. Công ty Hà Phát
Bảng 3.5. Mẫu điều tra khách hàng về hàng hóa
Nơi điều tra
1. Tại các đại lý tiêu thụ hàng hóa của công ty 2. Khách hàng là các công ty xây dựng
Tổng:
Trao đổi với cán bộ lãnh đạo Tổng công ty như Giám đốc, phó giám đốc phụ trách kinh doanh, các phòng ban kế toán. Đây là những người nắm rất rõ tình hình sản xuất và kinh doanh của Công ty nên việc tiếp xúc với họ sẽ thu thập nhiều thông tin chính xác hơn.
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu a. Thống kê mô tả
Phương pháp này nhằm tập hợp, phân loại, phân tích số liệu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh sau khi đã thu thập các tài liệu, chỉnh lý số liệu trên cơ sở đánh giá mức độ của hiện tượng. Tình hình biến động của hiện tượng cũng như
43
Phương pháp thống kê mô tả giúp chúng tôi nhìn nhận rõ tình hình hoạt động của Công ty về chi phí sản xuất, khối lượng tiêu thụ, khối lượng sản xuất, giá bán… tình hình tiêu thụ của công ty.
b. Phương pháp so sánh
Sử dụng phương phát này để so sánh các chỉ tiêu về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của công ty trên thị trường qua các năm, các địa bàn tiêu thụ để phân tích sự biến động của các chỉ tiêu thực hiện, xu hướng, tốc độ và quy mô phát triển, đồng thời làm rõ các yếu tố tác động đến sự biến động đó.
c. Phương pháp Ma trận SWOT
Cơ hội được ký hiệu là O, nguy cơ ký hiệu là T, những điểm mạnh ký hiệu là S, những điểm yếu ký hiệu là W. Trên cơ sở này thiết lập mô hình ma trận SWOT cho doanh nghiệp bằng cách kết hợp S- T ( Phát huy điểm mạnh để đẩy lùi nguy cơ) và kết hợp W-O (Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu hợp W-O (Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu).
MA TRẬN SWOT Những cơ hội (O) Những đe dọa (T) Những điểm mạnh ( S)
Liệt kê các điểm mạnh
theo thứ tự quan trọng Liệt kê các cơ hội theo
thứ tự quan trọng Liệt kê các nguy cơ theo thứ tự quan trọng
Những điểm yếu (W) Chiến lược (WO) Chiến lược (WT) Liệt kể các điểm yếu
theo thứ tự quan trọng Hạn chế các điểm yếu