4.2. Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của Tổng công ty Hoà Bình Minh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
4.2.2. Phân tích điểm mạnh điểm yếu trong ma trân SWOT
Để có những giải pháp và quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm phát triển thị trường tiêu thụ của Tổng công ty Hòa Bình Minh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng và trên cả nước nói chung thì cần đi vào phân tích mô hình ma trân SWOT.
Phân tích mô hình ma trận SWOT phối hợp điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội, thách thức được coi là công cụ trợ giúp hữu hiệu nhất nhằm đưa ra cách thức phát triển thị trường phù hợp với điều kiện công ty trong thời gian tới.
* Yếu tố nội tại công ty Những điểm mạnh (thuận lợi)
+ Tổng công ty Hòa Bình Minh có vị trí nằm trong tỉnh Phú Thọ nên thuận lợi cho việc tiếp xúc với khách hàng khu vực này.
+ công ty có lực lượng lao động dồi dào đáp ứng được nhu cầu trong kinh doanh dễ dàng huy động trong những lúc thời vụ.
+ Ban lãnh đạo công ty có trình độ quản lý và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh.
+ Công ty luôn được sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của lãnh đạo công ty, trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch bán hàng hằng năm.
+ Thương hiệu sản phẩm mà công ty phân phối là các thương hiệu lớn trong ngành hàng xây dựng chiếm được lòng tin của khách hàng.
Những điểm khó khăn
+ Thị trường tiêu thụ hàng hóa của công ty trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn gặp nhiều khó khăn. Số lượng hàng hóa công ty nhập về khá nhiều nhưng mới
chỉ chiếm được một phân nào của thị trường vì sự cạnh tranh gay gắt với các nhà phân phối khác về giá cả.
+Việc bán hàng trả chậm tới các đại lý tuy tăng được sản lượng tiêu thụ nhưng làm cho công ty thường xuyên gặp khó khăn về vốn trong hoạt động kinh doanh thương mại do việc thu tiền phải đợi khi hàng hóa trong kho của đại lý tiêu thụ hết.
+Hệ thống đại lý trong các kênh bán hàng ở thị trường mới mở còn ít, mặc dù đây là kênh phân phối khá hiệu quả nhưng công ty vẫn chưa chú trọng phát triển.
+ Năng lực vận tải của công ty còn yếu vào thời điểm mùa vụ không đáp ứng kịp thời được nhu cầu mua hàng của đại lý thường xuyên diễn ra tình trạng lỡ chuyến khiến khách hàng phải chờ làm giảm uy tín của công ty.
* Yếu tố tác động bên ngoài Những cơ hội
+ Nhu cầu trong ngành vật liệu xây dựng tại thị trường tỉnh Phú Thọ còn rất lớn và có xu hướng tăng lên
+ Được sự quan tâm của đối tác là các cơ sở sản xuất sản phẩm, hỗ trợ chính sách bán hàng và phát triển thị trường, một mặt có lợi cho công ty mặt khác có lợi cho các khách hàng mua hàng của công ty.
+ Năm gần đây công ty đang cải thiện chính sách chạy cước hai chiều để giảm thiểu chi phí cước vận chuyển.
Những thách thức
+ Xu hướng của ngành vật liệu xây dựng là sử dụng những sản phẩm có thương hiệu và đảm bảo chất lượng.
+ Xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong nước và ngoài nước. Vì vậy sản phẩm của công ty phải cạnh trnah gay gắt với các đối thủ này.
+ Giá cả nguyên vật liệu đầu vào luôn biến động tăng cao trong những năm gần đây, làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm làm ảnh hưởng lớn đến sức mua của người dân, ảnh hưởng đến tiêu thụ của công ty.
Để có những giải pháp và quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm phát triển thị trường thì công ty cần đi vào phân tích mô hình ma trận SWOT. Phân tích ma trận SWOT phối hợp các điểm mạnh điểm yếu, cơ hội, thách thức được coi là một công cụ trợ giúp hữu hiệu nhất nhằm đưa ra các chiến lược phát triển kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Bảng 4.18. Kết hợp điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức
Ma trận SWOT
S1.
có vị trí nằm trong tỉnh Phú Thọ nên thuận lợi cho việc tiếp xúc với khách hàng khu vực này.
S2.
S3.
quản lý, có kinh nghiệm
S4. Công ty luôn được sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của lãnh đạo công ty, trong việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch bán hàng hằng năm
S5.Thương hiệu sản phẩm là các thương hiệu lớn.
Các điểm yếu (W) W1. Thị trường tiêu thụ phẩm của Công ty tại còn hạn chế
W2. Việc bán hàng chậm trả đến tình trạng thiếu vốn sản xuất
W3. Hệ thống đại lý mới tại vùng thị trường mới còn ít W4. Năng lực vận
ty còn yếu
4.2.3. Mục tiêu phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa của Tổng công ty Hòa Bình Minh
(1) Thực hiện phương châm cầu thị và sáng tạo, hướng tới khách hàng, đặt khách hàng là trung tâm cho các hoạt động và là đối tượng không ngừng hoàn thiện của Tổng công ty Hòa Bình Minh. Từ đó tìm ra được cái thị trường cần để phát triển một cách bền vững sản phẩm, hàng hóa của Công ty.
(2) Tích cực kinh doanh, tranh thủ đổi mới sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đa phương hóa thị trường tiêu thụ.
(3)Xây dựng các mô hình bán hàng, các kênh phân phối sản phẩm sao cho phù hợp với khả năng tài chính của công ty và xây dựng phát triển thương hiệu bền vững.
(4) Có chính sách giá phù hợp để thu lợi nhuận cao nhất và không để mất thị phần. Xây dựng hệ thống phân phối để áp dụng giá bán thống nhất. Cố tránh tham gia các cuộc cạnh tranh, đối đầu trực tiếp với các đối thủ quá mạnh để hạn chế rủi ro, tổn thất. Nâng cao sức cạnh tranh ở các môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, chi phí thấp, khả năng sinh lợi lớn và có cơ cấu ngành hàng hợp lý.
(5) Đẩy mạnh hoạt động Marketing như : tổ chức hội nghị khách hàng, giới thiều sản phẩm của công ty trên các phương tiện thông tin, tạo cơ chế bán hàng nhanh, hợp lý.
(6) Hoàn thành kế hoạch đặt ra trong giai đoạn 2016- 2020, phát triển các thị trường tiềm năng, xúc tiến việc ký kết các hợp đồng cung ứng sản phẩm cho các dự án lớn. Doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng trung bình từ 20 – 30%.
(7) Tiếp tục đầu tư vào dịch vụ vận tải, giảm thiểu cung đường, giảm thiểu chi phí, tăng năng suất lao động và đặc biệt là thân thiện với môi trường. Đầu tư, nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng thêm hiệu quả kinh doanh và tạo cơ hội phát triển lâu dài cho Công ty.