Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của thị xã Phú Thọ
Thị xã Phú Thọ nằm ở vùng tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ thuộc tỉnh Phú Thọ cách thành phố Việt Trì 40 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía Tây Bắc, trung tâm thị xã Phú Thọ có toạ độ địa lý: 21024’ vĩ độ bắc;- 105014’ kinh độ; Phía Bắc giáp huyện Thanh Ba và Phù Ninh; Phía Đông giáp huyện Phù Ninh và huyện Lâm Thao; Phía Tây giáp huyện Thanh Ba; Phía Nam giáp sông Hồng và huyện Tam Nông. Thị xã Phú Thọ có đường giao thông khá thuận lợi về đường sắt, đường thuỷ, đường bộ và kể cả đường hàng không khi cần. Đường tỉnh lộ 315 và 320B nối thị xã Phú Thọ với quốc lộ 2 mặt đường rộng 7m, trải nhựa atfan 6m. Đang triển khai xây dựng một số tuyến đường quan trọng khác như: đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, đường xuyên Á. Tuyến đường sắt Hà Nội –Lào Cai đoạn chạy qua thị xã dài 4 km, nằm trên tuyến du lịch quốc gia và quốc tế.
Thị xã Phú Thọ có vị trí trung tâm hình học của tỉnh Phú Thọ, có những lợi thế giao lưu với các vùng xung quanh. Nhiều năm qua cùng với quá trình phát triển đã hình thành các nhà máy, các khu vực công nghiệp, các cơ quan nghiên cứu tài nguyên, các cơ quan nghiên cứu tài nguyên, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các xí nghiệp quốc phòng, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp các trường công nhân kỹ thuật quân đội, các kho tàng quốc gia tập trung ở quanh khu vực này tạo điều kiện thuận lợi cho thị xã phát triển.
Với vị trí địa lý trên, Thị xã Phú Thọ có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ... và trở thành một trong những đô thị trung tâm của khu vực phía Tây Bắc.
3.1.1.2. Diện tích đất đai
Tổng diện tích tự nhiên của thị xã 6.460,07 ha trong được sử dụng vào các mục đích:
Khu vực nội thị: diện tích 649,611ha chiếm 10,06% tổng diện tích tự nhiên của thị xã. Qui mô đất xây dựng thị xã năm 2010: 275,39ha, chiếm tỉ lệ
42,39% tổng diện tích tự nhiên nội thị.
Khu vực ngọai thị: diện tích 5.810,46 ha chiếm 89,94% tổng diện tích tự nhiên của Thị xã. Trong đó diện tích đất ở + có mục đích công cộng còn thấp 932,58ha chiếm 16,05% tổng diện tích tự nhiên ngoại thị, còn đất nông nghiệp chiếm tới 70,66% tổng diện tích tự nhiên ngoại thị.
Bảng 3.1. Thống kê diện tích đất thị xã Phú Thọ
TT
Mục đích sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên 1 Đất phi nông nghiệp
a Đất ở
- Đất ở tại nông thôn - Đất ở tại đô thị
b Đất chuyên dùng
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp - Đất quốc phòng
- Đất an ninh
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp - Đất có mục đích công cộng
2 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
5 Đất nông nghiệp
- Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng cây lâu năm - Đất nuôi trồng thuỷ sản
- Đất lâm nghiệp (Rừng sản xuất) 6 Đất chưa sử dụng
Nguồn: Phòng Tài nguyên- Môi trường (2016) 3.1.1.3. Địa hình, khí hậu
a, Địa hình
Thị xã Phú Thọ thuộc vùng trung du Bắc Bộ, là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi với Đồng bằng sông Hồng.
Có địa hình khá đa dạng: vùng đồi thấp, ruộng bậc thang và khu vực thấp trũng ven sông.
Thị xã hình thành trên vùng đồi thấp. Nơi cao nhất là +70 m. nơi thấp nhất là +15m. Độ dốc sườn dốc i = 0,03 ÷ 0,10. Các khu đồi có cao độ trung bình là 26 ÷ 35 m. Bao quanh các đồi là các cánh đồng nhỏ, có cao độ trung bình +15.00 ÷ 16.00m và một số ruộng bậc thang có cao độ trung bình 20 ÷ 22m. Các dãy núi cao dần về phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía sông Hồng. Bờ sông Hồng không ổn định, nhất là bãi bồi Thanh Minh có diện tích trên 100 ha có nguy cơ sạt lở cao.
b. Địa chất tài nguyên
Vùng đồi có cấu tạo chủ yếu sét pha. Cường độ chịu tải > 2 kg/ cm2. Các cánh đồng có cấu tạo chủ yếu do bồi tích, sườn tích sét, sét pha cường độ chịu nén 1 ÷ 1,5 kg/ cm2.
Đất đồi màu đỏ vàng và thích hợp với cây công nghiệp như chè, cọ….
c. Địa chất thuỷ văn
Nước ngầm mạch sâu chưa có tài liệu khảo sát đầy đủ nên chưa có kết luận về trữ lượng nguồn nước. Nhưng theo tài liệu sơ bộ của Liên đoàn Địa chất 3 thì xung quanh thị xã nguồn nước ngầm tương đối phong phú. Nước ngầm đã có thể tìm thấy ở Phú Hộ và tập trung ở xã Thanh Minh. Nước ngầm mạch nông thay đổi phụ thuộc theo mùa. (UBND thị xã Phú Thọ, 2010)
d. Khí hậu
Phú Thọ thuộc vùng khí hậu Trung Du Bắc Bộ, có nhiều đặc điểm gần với vùng đồng bằng Bắc Bộ, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, theo tài liệu khí tượng trạm Phú Hộ cung cấp như sau:
- Nhiệt độ không khí cao nhất trung bình năm 2702
- Nhiệt độ không khí trung bình năm 2301
- Nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất năm 1001
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm 1850mm
- Độ ẩm tương đối trung bình năm 84%
- Nắng: Số giờ nắng trung bình năm 1571 h
- Gió: Tốc độ gió trung bình năm 1,8m/s
- Tốc gió trung bình trong tháng 5: 2,3 m/s
- Thuỷ văn: Thị xã Phú Thọ chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn trực tiếp của sông Hồng và kênh suối nội đồng.
Đê hiện có cao trình > +22.00
Khả năng chống lũ: - Báo động cấp I nước lũ ở cao độ +17.50
- Báo động cấp II nước lũ ở cao độ +18.20
- Báo động cấp III nước lũ ở cao độ +18.90
Nước mưa lưu vực trong đê thoát ra hồ, theo ngòi Lò Lợn chảy ra sông Hồng qua cống đóng mở Lò Lợn 4 cửa (2,5m x 3,2m). Khi có báo động cấp III lũ ở cao độ +18.90m cửa cống đóng lại. Nước mưa được thoát ra sông Hồng bằng trạm bơm.