Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về môi trường khu công nghiệp Phú Hà
- Vẫn còn có những doanh nghiệp chưa thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh, chưa tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (xả nước thải, khí thải, vượt tiêu chuẩn cho phép, thải chất thải không đúng quy định BVMT,…).
- Về cơ bản tình hình ô nhiễm môi trường tại các KCN trên địa bàn TPHCM đang từng bước được khắc phục nhưng hình thức vi phạm thì ngày càng tinh vi và khó phát hiện.
- Các cơ quan chức năng, chính quyền sở tại đã tích cực hơn trong công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Các cơ quan chuyên trách về môi trường cần hỗ trợ doanh nghiệp về kỹ thuật, đào tạo nhân lực trong việc bảo vệ môi trường.
- Nhà nước cần có những chính sách cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi, miễn giảm về thuế, tạo điều kiện về đất đai để doanh nghiệp xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.
4.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ HÀ
4.3.1. Kết quả đạt được
Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường:
Thực hiện quy định tại Thông tư số 35/2015/TTBTNMT và 31/2016/BNMT, BQL KCN đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp bảo vệ môi trường KCN. Việc ban hành và triển khai thực hiện Quy chế có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao hiệu quả phối hợp, hỗ trợ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường KCN.
Xác định được tầm quan trọng của công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, BQL đã phối hợp với các Sở, ban, ngành chức năng tổ chức tuyên truyền về bảo vệ môi trường sâu rộng trong các doanh nghiệp, kịp thời phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật về BVMT tại các KCN. Trong năm 2016 đã tổ chức 2 đợt phổ biến văn bản pháp luật về BVMT cho các doanh
nghiệp tại các KCN trên địa bàn tỉnh. Hưởng ứng các ngày lễ như Ngày Môi trường thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam,...Ban đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực ý nghĩa như treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền với chủ đề bảo vệ môi trường, chỉ đạo các đoàn thể tổ chức các hoạt động ra quan làm vệ sinh môi trường tại các KCN. Qua đó nhận thức về công tác BVMT của các doanh nghiệp trong các KCN, ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp đã chú trọng, quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như các điều khoản cam kết theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết BVMT được phê duyệt.
- Đối với các doanh nghiệp, cơ sở SXKD trong các KCN: Căn cứ nội dung cam kết Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoạc Bản cam kết bảo vệ môi trường của đơn vị mình, các doanh nghiệp, cơ sở SXKD đã thực hiện quan trắc, giám sát chất lượng môi trường hàng năm và gửi kết quả đến các cơ quan chức năng. Nhìn chung, các doanh nghiệp đã thực hiện nghiêm túc việc giám sát chất lượng môi trường hàng năm về chế độ thông tin, báo cáo công tác BVMT.
- Đối với cơ quan quản lý KCN: hàng năm BQL phối hợp với các đơn vị tư vấn có chức năng thực hiện quan trắc giám sát chất lượng môi trường tại KCN trên địa bàn tỉnh với tần suất giám sát 2 lần/năm. Chế độ thông tin, báo cáo kết quả giám sát chất lượng môi trường được Ban thực hiện nghiêm túc, kịp thời.
Tổ chức bộ máy và nguồn lực bảo vệ môi trường: BQL KCN Phú Hà đã có phòng chuyên môn về quản lý môi trường là Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường với số lượng cán bộ hiện có là 04 người, trình độ chuyên môn thạc sỹ, gồm 01 trưởng phòng và 03 nhân viên.
Quản lý nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải KCN: Do đặc thù các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút đầu tư chủ yếu các doanh nghiệp có mức độc tương đối, có tác động đến môi trường (chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ, cấu kiện, thiết bị, bê tông thương phẩm, may xuất khẩu,..) nên lượng nước thải công nghiệp và chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất của các doanh nghiệp là không lớn, được xử lý nội bộ trong các nhà máy, cơ sở sản xuất, dịch vụ đảm bảo quy chuẩn trước khi thải ra môi trường. Đối 83 với khí thải phát sinh, các doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải theo nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường để xử lý theo quy định. Đối với chất thải rắn, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sản xuất, các doanh
nghiệp đã thu gom và hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý theo quy định, không có hiện tượng xả thải ra môi trường bên ngoài.
Thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN: Hàng năm, Ban Quản lý KCN Phú Hà phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ, ban, ngành liên quan tổ chức các cuộc kiểm tra về công tác BVMT của các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN trên địa bàn tỉnh. Đồng thời phối hợp với các Đoàn thanh tra, kiểm tra do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức nhằm chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về BVMT trong các KCN. Qua các đợt kiểm tra, thanh tra cho thấy việc phát sinh ô nhiễm môi trường trong các KCN, được kiểm soát chặt chẽ. Kết quả đo đạc, quan trắc chất lượng môi trường hàng năm cũng như kết quả của các đợt thanh tra do Bộ Tài nguyên và Môi trường, các ngành chức năng của tỉnh tổ chức đều nằm trong giới hạn cho phép theo các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành. Không có trường hợp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng xảy ra.
4.3.2. Những hạn chế
Về xây dựng thể chế và chính sách bảo vệ môi trường: Ban Quản lý KCN Phú Hà chưa đủ điều kiện để thực hiện trách nhiệm BVMT KCN. Thời gian trước đây, vấn đề trách nhiệm bảo vệ môi trường KCN chưa được quan tâm đúng mức. Các quy định của pháp về vị trí, chức năng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường của BQL còn sơ sài, chồng chéo, mâu thuẫn. Chính vì vậy, BQL KCN không được đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường.
- Việc ủy quyền của các cơ quan nhà nước khác cho BQL KCN nhằm quản lý, bảo vệ môi trường KCN chưa thực sự hiệu quả.
- Chế tài xử lý chưa được quy định rõ rang. Hiện nay, hầu hết các quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường mới chỉ có bộ phận giả định, quy định còn thiếu chế tài. Trong trường hợp, BQL KCN tỉnh Phú Thọ thực hiện không đúng, không đầy đủ trách nhiệm quản lý, bảo vệ môi trường KCN theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như thế nào? Hiện nay, pháp luật dường như đang bỏ ngỏ vấn đề này. Vì thế, mặc dù đã có quy định rõ ràng, cụ thể về trách nhiệm bảo vệ môi trường KCN của BQL KCN tỉnh Phú Thọ nhưng sẽ khó triển khai trong thực tế vì quy định đó được thực hiện dựa trên sự tự nguyện của BQL KCN tỉnh Phú Thọ và các chủ thể liên quan.
Về nguồn lực bảo vệ môi trường: Do nguồn ngân sách hạn chế nên hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục công trình bảo vệ môi trường tại các KCN chưa được xây dựng đồng bộ, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
BQL KCN có hai chức năng, vừa là cơ quan quản lý, vừa là tổ chức kinh doanh. Điều đó không đảm bảo tính khách quan cho công tác quản lý nhất là về vấn đề môi trường Đặc biệt, sẽ càng thiếu khách quan hơn nữa trong trường hợp BQL KCN được ủy quyền thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án do chính BQL KCN là chủ đầu tư.
Khó khăn trong quản lý nước thải, khí thải, tiếng ồn, chất thải KCN. Các DN trong khu công nghiệp sản xuất đa dạng ngành nghề, lĩnh vực nên phát thải nhiều loại nước thải khách nhau Viêc gom và xử lý chung là khó khăn.
4.3.3. Nguyên nhân
Thứ nhất, các quy định chức năng, nhiệm vụ của BQL KCN được ban hành theo Thông tư 35/2015/TT-BTMT, Thông tư 31/2016/TT-BTMT và Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BKHĐT-BNV nên cần phải có thời gian triển khai sâu rộng thực tế. Trong khoảng thời gian BQL KCN cơ cấu, tổ chức, xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, bộ máy nhân sự cho công tác bảo vệ môi trường có thể sẽ gặp phải những khó khan nhất định. Vì thế, trong tương lai gần, BQL KCN Phú Hà chưa đủ điều kiện để thực hiện tối đa trách nhiệm bảo vệ môi trường tại KCN.
Thứ hai, nguồn lực bảo vệ môi trường còn hạn chế. Khu công nghiệp Phú Hà mới đi vào hoạt động nên chưa có đủ nguồn lực đúng như cơ cấu của một khu công nghiệp lớn. Hơn thế nữa, Phú Thọ là một tỉnh miền núi còn tương đối nghèo trong cả nước, nguồn thu ngân sách chưa cao, phát triển KCN còn tương đối chậm và chưa được đầu tư đúng mức. Doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN gặp nhiều trở ngại về thủ tục vay vốn từ Quỹ môi trường, ngân hàng, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): nguồn vốn vay hạn chế, lãi suất cao, điều kiện cho vay phức tạp do dự án xây dựng công trình xử lý nước thải khó hoàn vốn.
Thứ ba, tại các Ban quản lý KCN có phòng Môi trường, tuy nhiên chưa được trang bị các thiết bị, dụng cụ quan trắc cần thiết để kịp thời phát hiện ra những sai phạm trong công tác môi trường.
Thứ tư, ý thức tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của công ty phát triển hạ tầng KCN, doanh nghiệp KCN còn hạn chế