Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 50)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hương Khê là huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, nằm ở toạ độ từ 17058' đến 18023' độ vĩ Bắc và từ 105027' đến 105056' độ kinh Đông.

Phía Bắc giáp huyện Đức Thọ và Can Lộc.

Phía Tây giáp huyện Vũ Quang và giáp nước CH DCND Lào.

Phía Nam giáp huyện Tuyên Hoà tỉnh Quảng Bình.

Phía Đông giáp huyện Thạch Hà và Cẩm Xuyên.

Hương Khê có 21 xã và 1 thị trấn; thị trấn Hương Khê là trung tâm huyện lỵ, nằm trên trục đường Hồ Chí Minh cách thị xã Hà Tĩnh khoảng 45 km về phía Đông.

Trên địa bàn Huyện có đường Hồ Chí Minh đi qua với chiều dài 47,60 km;

có quốc lộ 15A và các đường tỉnh lộ 15, 71, 18, 16, 25 với tổng chiều dài khoảng 185 km; tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn với chiều dài 48,75 km; ngoài ra còn có các sông như Ngàn Sâu, sông Tiêm, sông Nổ chạy qua; đây là những tuyến giao thông chính nối Hương Khê với các huyện và các tỉnh lân cận (Phòng TN & MT, UBND huyện Hương Khê, 2015).

3.1.1.2. Địa hình, khí hậu a. Địa hình:

Địa hình của huyện bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình khác nhau: Địa hình núi cao trung bình, địa hình núi thấp và đồi thoải lượn sóng xen kẽ với các thung lũng, địa hình đồi bát úp và các cánh đồng phù sa nhỏ hẹp ven sông. Chênh lệch độ cao giữa các vùng trong huyện rất lớn. Hương Khê là huyện miền núi, diện tích đồi núi chiếm 90% diện tích tự nhiên, diện tích đất bằng và thung lũng hẹp chiếm 10%.

Do vậy đất nông nghiệp và đất ở của huyện chạy dài theo địa hình từ Tây Bắc - Đông Nam và ở giữa 2 dãy núi, phía Tây Nam là dãy Trường sơn, độ cao từ 800 - 1300 m, phía Đông Bắc là dãy Trà Sơn, độ cao từ 300 - 470 m.

b. Khí hậu:

Hương Khê mang đặc thù khí hậu của khu IV cũ, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, được phân thành 2 mùa:

- Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, trong thời gian này khí hậu thường khô và nóng, nhiệt độ trung bình 33,50C; đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 7 nhiệt độ lên đến 390 - 400C và chịu ảnh hưởng nặng của gió mùa Tây Nam (gió Lào). Cuối mùa nóng vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 thường có bão và mưa lớn.

- Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trong thời gian này có gió mùa Đông Bắc lạnh và kéo theo mưa phùn, nhiệt độ trung bình xuống thấp dưới 200C, có khi thấp nhất là xuống 40 - 60 C (Phòng TN & MT, UBND huyện Hương Khê, 2015).

3.1.1.3. Hệ thống thuỷ văn

Do địa hình đồi núi dốc nên hệ thống sông suối có dòng chảy mạnh, nhất là vào mùa mưa do đó gây ra lũ quét, sói lở, rửa trôi đất; trái lại vào mùa khô thì gây ra hạn hán cục bộ. Với đặc điểm địa hình và khí hậu trên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của nhân dân, cũng như sản xuất nông nghiệp. Điển hình như vùng thấp ven sông Ngàn Sâu từ xã Hương Trạch tới xã Phương Mỹ thì hầu như năm nào cũng có nơi ngập lũ sâu tới 1- 2 m.

Tuy nhiên xét về mặt giao thông thuỷ thì sông ngòi là đường thuỷ quan trọng nhất nối Hương Khê với các địa bàn lân cận và là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thuỷ điện không nhỏ (Phòng TN & MT, UBND huyện Hương Khê, 2015).

3.1.1.4. Hệ sinh thái a. Hệ thực vật:

Có 760 loài của 349 chi, 126 họ thuộc 8 ngành thực vật bậc cao có mạch, như; thông, tuế, thông đất, khuyết lá thông, cỏ tháp bát, dương xỉ, dây gắm, trong đó có 207 loài cây gỗ thuộc 60 họ (trong đó có 117 loài chiếm ưu thế trong các loại cây rừng), các loài dây leo thuộc 17 họ, trên 20 loài thực vật bậc cao thuỷ sinh thuộc các họ hoà thảo, cói, rong tóc tiên, rong mái chèo,...

Theo danh mục trong sách đỏ Việt Nam, huyện Hương Khê có 18 loài thực vật quý hiếm như: Trầm hương, tuế đá vôi, hoàng đàn, mun, pơ mu,... Tuy nhiên nhiều loài trong số này đang có nguy cơ bị hủy diệt.

Vốn rừng và quỹ đất rừng của Hương Khê rất lớn, bên cạnh giá trị về kinh tế nó còn có ý nghĩa phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái không chỉ với Hương Khê mà cho cả vùng, vì vậy trong thời kỳ quy hoạch cần đảm bảo diện tích để duy trì phát triển rừng.

b. Hệ động vật:

Có 293 loài trong đó lớp thú có 51 loài thuộc 19 họ; Lớp chim 175 loài thuộc 45 họ; Lớp bò sát 5 loài thuộc 15 họ; Lớp ếch nhái 17 loài thuộc 5 họ...

ngoài động vật thông thường còn có nhiều động vật quý hiếm như: Sao la, hổ, báo, công, vượn, khỉ, hươu... cần được bảo vệ, cho nên phải ngăn cấm việc săn bắn các loài động vật hoang dã nhằm phục hồi được hệ sinh thái tự nhiên.

So với toàn quốc thì số loài động vật ở Hương Khê thuộc loại trung bình (chiếm 20,63%). Các loài động vật ở đây đều là những loài phân bố rộng, có mặt ở nhiều khu vực, lãnh thổ trong nước.

Những loài thú lớn có vùng hoạt động rộng như gấu ngựa, beo lửa, hổ diễn, báo gấm, báo hoa mai, vượn đen, voọc mũi hếch,... thường sống ở các khu rừng xa dân cư. Các loài khỉ, nai, hoẵng,... thường hoạt động ở những khu rừng gần các điểm dân cư. Trong 293 loài động vật thì có nhiều loại đã bị diệt chủng và có 39 loài quý hiếm có nguy cơ bị diệt chủng, trong đó có lớp thú 18 loài, lớp chim 8 loài, lớp bò sát 12 loài, lớp ếch nhái 01 loài (Phòng TN & MT, UBND huyện Hương Khê, 2015).

3.1.1.5. Thực trạng môi trường trên địa bàn huyện

-Hệ thống thoát nước trong khu dân cư chưa đảm bảo vì không qua xử lý, nên mỗi khi mưa xuống thoát nước không tốt làm ứ đọng những vùng nước bao gồm nước thải sinh hoạt, chất thải gia súc, gia cầm gây ảnh hưởng môi trường sống nước.

- Quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp và việc sử dụng các loại thuốc hoá học không hợp lý cùng với việc vệ sinh chất thải sau sử dụng không đúng quy trình kỹ thuật làm ảnh hưởng đến môi trường sống.

- Việc khai thác tài nguyên rừng bừa bãi cùng với phát triển kinh tế vườn đồi không theo định hướng cũng đã làm tổn hại đến môi trường sinh thái.

- Hệ thống tập kết, xử lý rác thải sinh hoạt và công tác vệ sinh môi trường công cộng có nhiều bất cập nên đã gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của các khu vực như khu vực chợ, các khu công trình công cộng. Ngoài ra việc phát

triển kinh tế thương mại, tiểu thủ công nghiệp chưa đồng bộ và không theo quy hoạch nên ảnh hưởng đến môi trường không gian.

- Ngoài ra môi trường của huyện còn có:

+Hiện tượng xói mòn, rửa trôi làm giảm độ phì nhiêu của đất, ô nhiễm nguồn nước còn xảy ra ở nhiều nơi, nhất là địa bàn một số cơ sở hoạt động khoáng sản .

+ Các hiện tượng dị thường của khí hậu đã gây ra sự cạn kiệt nước của các dòng sông vào mùa khô và mực nước ngầm giảm dần vẫn xảy ra ở vùng cao.

Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu do khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản chưa thực sự gắn liền với đầu tư phục hồi tài nguyên và môi trường, diện tích rừng trong 10 năm qua tăng mạnh nhưng chất lượng rừng còn hạn chế, độ dày tán che thấp, diện tích đất chưa có tán che còn lớn.

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy cùng với việc tăng cường khai thác các nguồn lợi một cách tối đa nhằm phát triển kinh tế - xã hội thì việc đầu tư tái tạo, bảo vệ cảnh quan môi trường tương xứng với mức độ đầu tư khai thác và yêu cầu đảm bảo cho phát triển bền vững là điều hết sức có ý nghĩa (Phòng TN & MT, UBND huyện Hương Khê, 2015).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w