Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập thông tin là việc làm rất cần thiết trong phân tích kinh tế bao gồm thu thập thông tin thứ cấp và thu thập thông tin sơ cấp. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng vấn đề nghiên cứu và đề xuất ra các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình.
3.2.2.1 Thông tin thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là những thông tin đã có sẵn trong tài liệu nào đó, đã được thu thập cho mục đích khác, có thể khác với mục đích của đề tài đang nghiên cứu, không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu nhập và khó đánh giá được mức độ tin cậy.
Đối với chủ đề này, khi phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt thì nguồn dữ liệu thứ cấp rất quan trọng. Nó sẽ
cung cấp cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng tới xã hội hóa quản lý rác thải sinh hoạt; góp phần đưa ra một cái nhìn tổng quan về xã hội hóa môi trường hiện nay nói chung và xã hội hóa quản lý rác thải sinh hoạt nói riêng. Một số nguồn dữ liệu được thu thập từ:
- Các bài báo cáo hay luận văn tốt nghiệp của các khóa trước.
- Các báo cáo của viện nghiên cứu bảo vệ môi trường, của cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học về lĩnh vực này.
- Các bài viết đăng trên báo, tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí có liên quan.
-Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Sau khi thu thập số liệu sẽ tiến hành chọn lọc, xử lý, tổng hợp lại cho phù hợp với đề tài nghiên cứu.
3.2.2.2 Thông tin sơ cấp
Là các thông tin được thu thập trực tiếp thông qua các cuộc điều tra,phỏng vấn các cán bộ, người dân, chuyên gia. Thu thập thông tin này giúp cho ta thấy được nguyên nhân của những tồn tại, và thành tựu đạt được giúp chúng ta phân tích rõ được hiện tượng từ đó đề xuất, kiến nghị và có biện pháp kịp thời.
Phương pháp chọn mẫu điều tra: Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có chủ đích để trực tiếp tiến hành điều tra thu thập thông tin về các chỉ tiêu định lượng và định tính về xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hương Khê.
- Về phía hộ gia đình: Trong đề tài này, tác giả sử dụng 103 phiếu điều tra để điều tra về xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hương Khê – Hà Tĩnh. Với 103 phiếu này, tác giả sẽ tiến hành điều tra 33 người đại diện cho 33 hộ gia đình ở 19 tổ dân phố thị trấn huyện Hương Khê; 40 phiếu dành cho 40 người đại diện các hộ ở 2 xã Gia Phổ, Hương Trà; 30 phiếu còn lại tập trung cho đại diện các hộ thuộc xã Hương Bình. Số phiếu phát ra tại mỗi điểm điều tra sẽ chia đều cho 3 nhóm điều tra gồm: hộ thuần nông, hộ thương mại, dịch vụ và hộ cán bộ viên chức nhằm đảm bảo tính đại diện để phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài. Quá trình điều tra các hộ được thực hiện ngẫu nhiên.
- Về phía các bên liên quan: người trực tiếp tiến hành đi thu gom, người quản lý vệ sinh môi trường, lãnh đạo địa phương, một số đại diện cho các mô hình đang đuộc thực hiện.
Tiến hành điều tra phỏng vấn sâu theo bảng hỏi được lập sẵn theo hình thức trắc nghiệm đánh giá khách quan.
Cách xác định số mẫu điều tra: Được thực hiện một cách chủ quan, dựa vào khả năng về kinh phí và thời gian. Đồng thời, cũng đảm bảo được độ tin cậy của mẫu điều tra đó là tính đại diện cho tổng thể.
Đối tượng mục tiêu:Nhóm đối tượng mục tiêu trong đề tài nghiên cứu này là:
- Hộ gia đình
- Hợp tác xã môi trường bao gồm người thu gom rác thải sinh hoạt và người quản lý vệ sinh môi trường
- Lãnh đạo, quản lý địa phương
Trong đề tài này, tôi sử dụng 103 phiếu điều tra để điều tra về xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hương Khê – Hà Tĩnh. Đối với lãnh đạo, quản lý địa phương, đại diện cho các mô hình XHH trong công tác quản lý RTSH và hợp tác xã môi trường thì sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu.
Phiếu điều tra: được thiết kế dưới dạng câu hỏi đóng, mở. Nó là sự kết hợp của các thang điểm có ý nghĩa đối lập nhau, thang điểm liệt kê theo thứ bậc, thang điểm bảng liệt kê lối sống. Từ đó, giúp cho việc thu thập những dữ liệu liên quan đến xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt được đầy đủ nhất.
Thực hiện điều tra phỏng vấn: Sử dụng phương pháp tiếp cận, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, gửi mail và phương pháp quan sát. Cuộc khảo sát sẽ tiến hành ở mọi nơi. Cụ thể:
- Quan sát: Cách thu gom, xử lý và quản lý rác thải sinh hoạt như thế nào?
Công tác đó có tác động gì tới môi trường và cuộc sống của người dân không?
- Tiếp cận đối tượng mục tiêu: Lựa chọn những người thuộc đối tượng mục tiêu của đề tài nghiên cứu để thực hiện phương pháp tiếp cận. Ở đây bao gồm lãnh đạo, quản lý địa phương và hợp tác xã.
- Quyết định lựa chọn cách điều tra: Xem xét về lượng thời gian của họ để quyết định nên tiến hành điều tra trực tiếp hay qua gmail. Nếu họ không có thời gian để trực tiếp tham gia trả lời phiếu điều tra lúc đó thì sẽ tiến hành điều tra qua gmail.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp một số người như tổ trưởng các tổ dân phố, bí thư đoàn thị, xã, các chủ doanh nghiệp để tìm hiểu rõ về sự tham gia của các tổ chức trong việc xã hội hóa BVMT.
Bảng dự kiến phiếu điều tra
Đối tượng điều tra
Đại diện hộ gia đình
Nhóm thu gom rác thải7 người
Người quản lý vệ1người sinh môi trường
Lãnh đạo, quản lý địa 3 người phương
Các bên liên quan 5 người bao gồm đại diện một số mô hình XHH
đang được thực hiện.
-Thông tin chung
-Thời gian tham gia công tác thu gom -Quá trình hoạt động công việc
-Thuận lợi, khó khăn trong quá trình làm việc -Kiến nghị, đề xuất ( nếu có)
-Ý kiến cá nhân về xã hội hóa trên địa bàn huyện Kiến nghị, đề xuất (nếu có)
-Ý kiến cá nhân về xã hội hóa trên địa bàn huyện Kiến nghị, đề xuất (nếu có)
-Ý kiến cá nhân về xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt
-Kiến nghị, đề xuất (nếu có)