Mục tiêu và định hướng xã hội hóa công tác quản lý RTSH trên địa bàn huyện 89 Phần 5. Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 104 - 111)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.5. Định hướng và các giải pháp tăng cường xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện 86 1. Căn cứ đề xuất giải pháp tăng cường xã hội hóa công tác quản lý RTSH

4.5.2. Mục tiêu và định hướng xã hội hóa công tác quản lý RTSH trên địa bàn huyện 89 Phần 5. Kết luận và kiến nghị

4.5.2.1. Mục tiêu

Xã hội hóa công tác quản lý rác thải tại Hương Khê là mục tiêu quan trọng của huyện nhà nói riêng và cả nước nói chung, cùng hướng tới sự phát triển bền vững. Mục tiêu chung của công tác xã hội hóa huyện Hương Khê là: Giảm dần bao cấp của Nhà nước, tăng sự đóng góp cũng như huy động hiện có trong dân. Từng bước hình thành và thực hiện tốt hệ thống quản lý rác thải, huy động được đông đảo các nguồn lực tham gia vào công tác BVMT, nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực công tác quản lý môi trường, bảo vệ sức khỏe trong lành, tạo nên sự phát triển, cân bằng, môi trường trong sạch, kinh tế ổn định.

Mục tiêu cụ thể:

• Mục tiêu môi trường

- Đảm bảo thu gom, xử lý 100% chất thải của huyện vào năm 2020.

- Đảm bảo tỷ lệ xử lý: 80% chôn lấp, 5% đốt (rác thải bệnh viện, rác công nghiệp), 15% sản xuất phân vào những năm sau năm 2020.

- Đảm bảo 70% các xã trên địa bàn huyện có mô hình thu gom rác hợp lý

• Mục tiêu xã hội

- Nâng cao nhận thức của nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường.

- Giảm thiểu các tình trạng: vứt, đổ rác xuông sông, hồ, khu vực công cộng...

- Tạo một phần công ăn việc làm, có thu nhập ổn định cho công nhân môi trường - Khuyến khích, tăng cường các vận động tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân thi đua nhau cùng tham gia với Nhà nước trong công việc vệ sinh môi trường.

• Mục tiêu về tài chính

- Nâng cao hiệu quả của việc quản lý rác thải - Giảm một phần cho Ngân sách

- Tăng thu nhập cho người lao động tham gia công tác vệ sinh môi trường - Kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp tài chính cho các hoạt động môi trường.

- Vận hành hệ thống cho vay và viện trợ.

4.5.2.2. Định hướng

Xuất phát từ những vấn đề bức xúc về tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê hiện nay, định hướng nội dung trong thời gian tới sẽ tập trung vào các lĩnh vực/chủ đề dưới đây:

Cần phải tạo thuận lợi, khuyến khích, thậm chí lôi kéo cộng đồng tham gia vào quá trình quản lý môi trường, từ quá trình xây dựng kế hoạch, ra quyết định, thực hiện kế hoạch đến giám sát và đánh giá về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đường xá, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống kỹ thuật quản lý chất thải rắn, nhà vệ sinh công cộng, cây xanh, nghĩa địa,…) và chất lượng môi trường đô thị (ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm bụi và tiếng ồn, mùi (trong sản xuất thủy hải sản), ô nhiễm chất thải rắn...).

Tuyên truyền các kiến thức cơ bản về vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng; giới thiệu và phổ biến các mô hình tốt và điển hình tiên tiến về quản lý vệ sinh môi trường để nhân rộng trong nhân dân; thông tin về các hệ thống hỗ trợ tài chính, hướng dẫn các thủ tục để xin trợ cấp, vay vốn ưu đãi để phát triển cung cấp nước sạch và đầu tư các công trình về xử lý chất thải, bảo vệ môi trường;

Nâng cao nhận thức người dân về vấn đề quản lý rác thải thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về BVMT đến cộng đồng dân cư; giới thiệu những gương người tốt, việc tốt; đồng thời phê phán những hành

vivi phạm pháp luật về BVMT cho cộng đồng biệt để hộ trợ giám sát.

Huy động các nguồn tài chính từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội và cộng đồng.

Xây dựng thể chế từ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BVMT, đặc biệt là những nội dung liên quan trực tiếp đến cộng đồng dân cư ở địa phương; trách nhiệm BVMT của từng cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế – xã hội.

4.5.3. Một số giải pháp tăng cường xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.

Từ kinh nghiệm thực tế của các tỉnh thành cũng như những kết quả thu được tại các địa bàn nghiên cứu trên địa bàn huyện Hương Khê v.v., có thể thấy, việc xã hội hóa chỉ đúng hướng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội khi có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, ngành, sự hưởng ứng nhiệt tình của các thành phần kinh tế và sự tham gia rộng rãi của nhân dân... Để công tác xã hội hóa các hoạt động bảo vệ môi trường có được thành công, thiết nghĩ cần đến sự hợp thành của tổng hòa những giải pháp sau:

4.5.3.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cộng đồng

Lý do: Trong các giải pháp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường, Nghị quyết số 41 - NQ/TW của Bộ Chính trị nêu rõ: “Phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường. Đề cao trách nhiệm, tăng cường sự tham gia có hiệu quả của Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các phương tiện truyền thông trong hoạt động bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đưa vào tiêu chuẩn thi đua”. Sự cần thiết của xã hội hóa BVMT là tạo sự đồng thuận xã hội cao, mà để làm được điều đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo cho mỗi cá nhân có nhận thức đúng đắn về vấn đề BVMT, cũng như để ngăn chặn những lệch lạc và lạm dụng trong quá trình triển khai các hoạt động xã hội hóa cung cấp dịch vụ đô thị.

Hướng thực hiện:

- Sớm ưu tiên bố trí những cán bộ được đào tạo căn bản, có bằng cấp chuyên sâu về môi trường vào các vị trí then chốt, nhạy cảm trong guồng máy và mạng lưới tuyên truyền bảo vệ môi trường các cấp.

- Tăng cường hợp tác với các cấp chính quyền, mở rộng phạm vi tuyên truyền, đổi mới hình thức, đa dạng hóa các phương thức tiếp cận với người dân.

- Tổ chức các chương trình, các cuộc thi về môi trường đa dạng hình thức.

Các phương tiện thông tin đại chúng cần được đẩy mạnh để phong trào phát triển được sâu rộng, được toàn dân hưởng ứng.

- Thực hiện chiến dịch truyền thông, giáo dục môi trường tại các trường học - Tạo điều kiện, hỗ trợ để các tổ chức xã hội (Đoàn, hội Phụ Nữ…) lớn mạnh và phát triển, đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.

4.5.3.2 Xây dựng chính sách thi đua khen thưởng, xử phạt

Lý do: Khen thưởng nhằm tôn vinh, động viên kịp thời các thành tích và xử phạt nhằm răn đe, xử lý kịp thời các vi phạm; qua đó nhằm tạo ra sự công bằng để:

Huy động, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể tích cực tham gia các chiến dịch BVMT. Việc chú trọng đến các chế độ, chính sách đối với công nhân sẽ tạo nên sự an tâm, gắn bó, nâng cao mức độ hài lòng cho công nhân, giúp họ an tâm với công việc.

Hướng thực hiện:

- Phân công rõ trách nhiệm, quyền hạn và có chế độ đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất, lẫn tinh thần cho từng người, từng chức danh cụ thể, quan tâm đúng mức đến đội ngũ người lao động.

- Xây dựng đội ngũ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra có tinh thần trách nhiệm và tính cơ động cao, thường xuyên thanh tra, giám sát các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các khu dân cư nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Xây dựng hệ thống chức danh tiêu chuẩn chính thức và các giải thưởng, chế độ khen thưởng, kỷ luật về môi trường để áp dụng thống nhất, có hiệu lực và hiệu quả trên địa bàn, nhằm phát huy sức mạnh đồng thuận toàn xã hội cho công tác quản lý môi trường.

- Giảm thiểu các nghĩa vụ tài chính như thuế, phí và các phí tham gia thị trường cho các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa.

- Quản lý phức hợp đối với các dự án đầu tư mới, các doanh nghiệp sản xuất.

- Các cơ quan chính quyền nên quan tâm và có ngân sách để trực tiếp hỗ trợ tổ chức, HTX môi trường.

- Bổ sung thêm xe chuyên dùng để đưa rác thải đến nơi xử lý tập trung, đồng thời có chính sách thoả đáng đối với công nhân làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác thải.

- Ngoài các khoản tiền lương đối với các công nhân môi trường cần tăng thêm chế độ phúc lợi, tiền thưởng…

4.5.3.3 Xây dựng cơ chế chính sách thúc đẩy việc xã hội hóa công tác quản lý rác thải

Lý do: Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về nhiệm vụ, chức năng của các cơ quan ban ngành liên quan cũng như các phòng, ban trực thuộc ở các huyện nhằm tạo sự liên kết của các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, xây dựng các chính sách tốt, cơ chế sát với thức trạng tình hình môi trường trên địa bàn huyện hiện nay sẽ khuyến khích được đông đảo cộng đồng dân cư tham gia quản lý môi trường tại địa phương, nâng cao chất lượng công tác xã hội hóa.

Hướng thực hiện:

- Xác định rõ hơn vai trò, quyền hạn, cơ sở trách nhiệm của các cá nhân trong quản lý RTSH.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Lập báo cáo định kỳ theo quý, năm bám sát trên tình hình thực tế để chính quyền thị trấn cùng các cấp đơn vị chỉ đạo thực hiện tốt hơn.

- Cho các tổ chức làm công tác VSMT vay vốn với lãi suất ưu đãi, kéo dài thời hạn cho vay.

- Xác định ưu tiên xử lý đối với các loại CTR độc hại và có các văn bản hướng dẫn ở phạm vi địa phương.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường.

- Tăng tính thực thi và hiệu lực của hệ thống quy định pháp luật trong công tác thanh tra, kiểm soát.

- Tất cả các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển của các ngành phải có xem xét đến BVMT, lồng ghép BVMT vào các chương trình, đề án của các ngành.

4.5.3.4 Xây dựng mô hình quản lý, thu gom, xử lý RTSH

Lý do: Với sự ra đời và hoạt động hiệu quả của các mô hình thu gom rác thải sinh hoạt không chỉ góp phần tích cực trong công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn mà còn nâng cao nhận thức cho người dân, từng bước đưa

công tác vệ sinh môi trường trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng. Các mô hình bảo vệ môi trường có hiệu quả thiết thực cần được nhân rộng trên địa bàn các xã vùng ven của huyện nhà.

Hướng thực hiện:

- Căn cứ tình hình đặc điểm từng vùng, từng địa phương trên cơ sở đó xây dựng và phổ biến các mô hình.

- Vận động, tuyên truyền các tầng lớp tham gia.

- Nghiên cứu thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn để rút kinh nghiệm và nhân rộng.

- Xây dựng bãi trung chuyển, tập kết chất thảy rắn gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Với mỗi mô hình đưa ra thực hiện cần đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ lương ban đầu cho thành viên tham gia, hỗ trợ địa phương khi các mô hình được nhân rộng.

4.5.3.5. Tổ chức đa dạng lực lượng, phương tiện tham gia xã hội hóa để tăng cường hiệu quả công tác thu gom và quản lý RTSH

Lý do: Đa dạng hoá các thành phần tham gia xã hội hoá, tăng cường năng lực thu gom của từng cá nhân tham gia, đồng thời xây dựng lịch trình thu gom hợp lý là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công xã hội hoá công tác thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Hương Khê.

Hướng thực hiện:

- Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền các cấp và các tổ chức kinh tế tham gia công tác vệ sinh môi trường, bên cạnh đó triển khai việc tổ chức lực lượng tham gia xã hội hóa một cách hợp lý.

- Trang bị về kiến thức cơ bản, cũng như cách thu gom, vận chuyển cho tổ đội tham gia xã hội hóa vệ sinh môi trường.

- Trang bị đầy đủ các dụng cụ lao động nhằm tạo điều kiện an toàn và cần quan tâm, động viên tới ý thức của tổ đội về sự nhiệt tình, chu đáo có trách nhiệm với công việc.

- Xây dựng các tuyến thu gom hợp lý, có các hình thức khen thưởng đối với các cá nhân, tổ chức tham gia tích cực, hoạt động mạnh mẽ.

4.5.3.6. Đa dạng hóa nguồn lực tài chính

Lý do: Nguồn lực tài chính là một trong những điều kiện cần để công tác quản lý RTSH ngày càng tốt hơn. Nhằm giảm tải nguồn chi ngân sách huyện và nâng cao chất lượng phục vụ thu gom, vận chuyển tạo cho công nhân cuộc sống ổn định .

Hướng thực hiện:

- Hỗ trợ các công trình đầu tư, dự án tái chế, tái sử dụng, thu mua phế liệu cũng như có các ưu đãi về thuế, phí và lệ phí.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển rác thải; tăng dần nguồn thu phí vệ sinh, giảm dần hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động thu gom.

- Rà soát sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách xử phạt về công tác VSMT. Xây dựng quy chế khuyến khích, kêu gọi mọi hình thức đầu tư vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.

- Kêu gọi huy động mọi nguồn lực từ quỹ BVMT, các tổ chức, cá nhân để đầu tư trung tâm xử lý và tái chế rác thải. Bố trí kinh phí đầu tư cho các xã còn gặp nhiều khó khăn không có công tác quản lý RTSH.

- Triển khai thu phí môi trường trên địa bàn Huyện.

4.5.3.7. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng môi trường, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý VSMT

Lý do: Một trong các yếu tố quan trọng nhất để thực hiện tốt công tác quản lý vệ sinh môi trường chính là cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng là lực lượng vật chất nền tảng trong công cuộc giữ gìn VSMT. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã vệ sinh môi trường, tổ thu gom xử lý rác thải, cần dành nguồn ngân sách đầu tư mua sắm các trang thiết bị như xe đẩy rác, xe thu gom, trang thiết bị bảo hộ lao động…

Hướng thực hiện:

- Phân bổ thùng đựng rác hợp lý tại những điểm công cộng. Xây dựng các địa điểm luân chuyển thu gom rác chung tại các tổ dân phố, xã hợp lý.

- Bổ sung trang thiết bị mới như xe ép rác, xe đẩy tay, xe cuộn rác và thu hồi những vật dụng đã quá cũ không còn giá trị sử dụng.

- Trên thực tế, bãi rác tạm thời hiện nay không thể kéo dài thành điểm tập kết lâu năm, vì vậy, cần sớm đầu tư xây dựng khu xử lý để giải quyết triệt để vấn đề rác thải.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xã hội hóa công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện hương khê, tỉnh hà tĩnh (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w