Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý dịch vụ văn hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 38 - 44)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn trong quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa

2.1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước

2.2.1. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý dịch vụ văn hóa

Song song với sự phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa có chiều hướng “đi chệch”; tình hình quản lý các hoạt động văn hóa có biểu hiện

buông lỏng, thiếu kiên quyết. Hệ thống các văn bản pháp quy của nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa nói chung, karaoke nói riêng ra đời nhằm lập lại trật tự, kỷ cương trên lĩnh vực hoạt động này như:

- Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng (bãi bỏ nghị định 87/CP);

- Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa- thông tin (bãi bỏ nghị định 31/CP);

- Thông tư 54/2006/TT-BVHTT ngày 24/5/2006 hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường;

- Thông tư 69/2006/TT-BVHTT ngày 28/8/2006 của Bộ Văn hóa thông tin, hướng dẫn thực hiện một số quy định về kinh doanh vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 11/2006/NĐ-CP.

- Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2006 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục, thể thao.

- Thông tư 12/2007/TT-BVHTT ngày 29/5/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin.

- Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

- Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/07/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa và các văn bản pháp luật khác có liên quan nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của mọi người trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

- Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.

- Thông tư số 54/2006/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du dịch hướng dẫn quy hoạch nhà hàng karaoke, vũ trường.

- Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định một số chi tiết thi hành một số quy định tại quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

- Thông tư số 07/2012/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL.

- Chỉ thị 215/CT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch về thực hiện nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính Phủ.

- Thông tư số 09/2010/TT-BVHDL của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số quy định tại nghị định 75/2010/NĐ-CP.

- Văn bản hợp nhất Ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch năm 2013.

- Quyết định 92/2001/QĐ-UB của Ủy Ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận, huyện.

Kinh doanh dịch vụ internet là loại hình kinh doanh có điều kiện, khi hoạt động phải đảm bảo những điều kiện mà pháp luật quy định. Theo quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng thì hoạt động của quán game được phép hoạt động trong khung thời gian quy định và không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sang hôm sau. Cụ thể tại khoản 8 Điều 36: Quyền và nghĩa vụ của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (Nghị định 72/2013/NĐ-CP) ghi nhận: “Chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có quyền và nghĩa vụ sau đây: 8.

Không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sang hôm sau”. Để xử lý hành vi này, tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa ở một số địa phương

2.2.2.1. Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về dịch vụ văn hóa ở một số địa phương trong nước

a. Kinh nghiệm của thành phố Ninh Bình

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình đạt 18,2%. Cùng với lãnh đạo đẩy nhanh tốc độ kinh tế, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý đô thị cũng có những chuyển biến tích cực. Song hành với phát triển kinh tế, xây dựng, chỉnh trang đô thị, lĩnh vực văn hóa xã hội của thành phố cũng có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, cổ động trên địa bàn đảm bảo phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời

sống văn hóa” tiếp tục phát triển, mang lại nhiều kết quả thiết thực.

Đến nay, thành phố có 87% cơ quan, trường học, 58% tổ dân phố, thôn (xóm) và 90% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa; đạt tỷ lệ 60%.

Quy mô dân số của thành phố đã đạt hơn 106.000 người.

Công tác quản lý các loại hình dịch vụ vặn hóa được chú trọng: Trong giai đoạn đầu, diễn ra theo hướng tự phát vẫn có sự chỉ đạo, quản lý điều tiết của cơ quan quản lý Nhà nước. Hoạt động của thiết chế văn hóa tại thành phố đã phủ kín địa bàn (07 nhà văn hóa cấp thành phố, 25 nhà văn hóa khu vực, 18 trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên, hàng trăm tụ điểm văn hóa tại phường xã, có những công viên văn hóa lớn…) không dựa hẳn vào nguồn kinh phí từ ngân sách của Nhà nước, mà chủ yếu là sự năng động, huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia hoạt động. Với những hình thức như liên doanh, liên kết, hợp tác, vận động tài trợ, có nhiều công trình được xây dựng với số tiền vốn lên tới hàng tỷ đồng. Thành phố mạnh dạn tiến hành sắp xếp, chuyển đổi công năng, tổ chức khai thác, phát huy được hiệu quả hoạt động các rạp hát, rạp chiếu phim. Ở lĩnh vực điện ảnh băng từ, 11 trung tâm băng nhạc có vốn góp tư nhân. 45 cửa hàng đại lý cho thuê băng do tư nhân bỏ vốn. 20 câu lạc bộ khiêu vũ ở các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, trên 300 dịch vụ karaoke có số vốn trang bị kỹ thuật không dưới vài trăm triệu đồng.

b. Kinh nghiệm của huyện An Phú, tỉnh An Giang

Công tác quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa tại huyện An Phú, tỉnh An Giang được thực hiện theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009, về việc ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng.

Trong năm 2014, đội kiểm tra liên ngành 814 huyện An Phú đã tổ chức kiểm tra thường xuyên tổng số 1.066 cơ sở. Trong đó: quảng cáo 140 cơ sở; băng đĩa 238 cơ sở; trò chơi điện tử 143 cơ sở; karaoke 123 cơ sở; tranh ảnh – sách 110 cơ sở;

photocopy 117 cơ sở; văn phòng phẩm 97 cơ sở; internet 98 cơ sở.

Ngành Văn hóa Thông tin huyện còn phối hợp với các Đồn biên phòng, Chi cục Hải quan thực hiện tốt việc ngăn chặn, chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau như: tuyên truyền trên hệ thống Đài truyền thanh kiểm tra văn hóa phẩm nhập khẩu tại biên giới, kết hợp đội kiểm tra liên ngành 814 kiểm tra các hoạt động dịch vụ văn hóa theo kế hoạch hàng tháng, quý và kiểm tra đột xuất theo tình hình thực tế của địa phương.

Thực hiện Nghị quyết số 16/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của Ủy Ban nhân dân tỉnh An Giang Ban hành quy định về công nhận các danh hiệu trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh An Giang và được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền cùng sự đồng tình hưởng ứng của quần chúng nhân dân, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của huyện ngày càng phát triển và từng bước nâng cao chất lượng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Phòng Văn hóa và Thông tin huyện thực hiện công tác kiểm tra đã đạt nhiều kết quả đáng kể: phát hiện vi phạm 46 cơ sở: 20 cơ sở internet (cảnh cáo 13), 14 karaoke (cảnh cáo 03), 01 nhà trọ (cảnh cáo 01), 09 ĐTDĐ (cảnh cáo 03), 01 massage (cảnh cáo 01), 01 biển quảng cáo. Tịch thu 20 máy bass (trò chơi mang tính cờ bạc), 27 đĩa hải ngoại. Phạt tiền:

24.160.000đ. Căn cứ theo Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010, việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa.

Để đạt được những thành công trên là nhờ sự quan tâm của lãnh đạo Huyện Ủy, Ủy ban nhân dân huyện và Sở Văn hóa – thể thao và du lịch tỉnh An Giang, cùng sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành đoàn thể huyện, lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn huyện và Đảng Ủy, UBND xã- thị trấn. Phòng Văn hóa Thông tin huyện An Phú, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện, chủ động đề ra chương tŕnh, kế hoạch hoạt động quản lý nhà nước, sự nghiệp từ huyện đến cơ sở vào đầu các năm.

Công tác quản lý nhà nước về văn hóa phối hợp với Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện thực hiện chương trình vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đã đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống xây dựng văn hóa . Thông qua xây dựng ý thức cộng đồng chăm lo phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh đẩy lùi các tệ nạn xã hội ở từng địa bàn dân cư.

2.2.2.2. Những bài học kinh nghiệm cho huyện Gia Lâm

Từ kinh nghiệm trong quản lý dịch vụ văn hóa của một số địa phương, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Gia Lâm là:

Một là: Nhà nước luôn phải có vai trò chủ đạo trong việc xây dựng và phát triển văn hóa.

Hai là: Cần phân biệt các chính sách ở các mức độ khác nhau phải được thực hiện khác nhau. Chính sách của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần được

xác định như chính sách của đơn vị quản lý trung mô, không quá bao quát như quản lý vĩ mô và không quá cụ thể như các chính sách của các đơn vị quản lý vi mô. Cụ thể:

- Hướng hoạt động văn hóa đi vào chiều sâu, tránh tình trạng phân tán không hiệu quả. Các chính sách giao trách nhiệm cho các cơ quan cấp dưới, khuyến khích thành lập các công ty, tập đoàn lớn, các cơ quan trọng điểm cho hoạt động văn hóa trong đó có thị trường văn hóa. Chúng ta cần phải lựa chọn những lĩnh vực thế mạnh trong văn hóa, đầu tư nhiều để làm nổi rõ cái “ quốc túy” trước làn sóng du nhập ồ ạt của văn hóa thế giới nhất là sau khi gia nhập WTO. Coi thị trường văn hóa là một trong những lĩnh vực quan trọng cần quan tâm trong phát triển kinh tế.

- Tăng cường chính sách bảo hộ và chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa. Bên cạnh việc lựa chọn các loại hình văn hóa, hoạt động văn hóa, sản phẩm văn hóa trọng điểm để tập trung, đầu tư cần ban hành nhiều chế độ ưu tiên về thuế, giá cả…

- Nâng cao công tác đào tạo nhân lực quản lý văn hóa

- Xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật

- Tổ chức hệ thống quản lý và điều hành chính sách văn hóa

- Xây dựng chính sách để phát triển nền công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w