Quản lý thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 24 - 28)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với

2.1. Cơ sở lý luận về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

2.1.2. Quản lý thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng là loại hình thuế được áp dụng đã khá lâu trên thế giới và hiện nay đã phổ biến rộng ra rất nhiều quốc gia khác nhau.

Theo tài liệu “Tìm hiểu các quy định cơ bản về thuế giá trị gia tăng” từ Tổng cục thuế Việt Nam, Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng vào năm 1954. Thuế giá trị gia tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắc là TVA), tiếng Anh gọi là Value Added Tax (viết tắc là VAT), dịch ra tiếng Việt là thuế giá trị gia tăng. Tại một số quốc gia, như Australia, Canada, New Zealand, Singapore thì thuế này được gọi là "goods and services tax" (viết tắt GST) nghĩa là thuế hàng hóa và dịch vụ; còn tại Nhật Bản thì nó được biết

đến dưới tên gọi "thuế tiêu thụ".

Ở Việt Nam, tại kỳ họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999. Sau đó, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật sửa đổi vào ngày 17/06/2003 và tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 03/06/2008 đã thông qua Luật thuế GTGT mới thay thế 2 luật trên và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 để phù hợp với tình hình thực tế hơn.

Về khái niệm, thuế giá trị gia tăng có nhiều cách hiểu khác nhau, trong phạm vi của đề tài, tác giả xin trích dẫn một số khái niệm sau đây:

Theo Điều 2, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 do Quốc hội nước ta ban hành ngày 03/06/2008 và cũng là văn bản luật hiện nay đang áp dụng, thuế giá trị gia tăng được hiểu là:

Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.

Thuế GTGT là loại thuế gián thu đánh vào sự tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ.

Thuế này do các nhà sản xuất, kinh doanh và cung cấp dịch vụ nộp, nhưng người tiêu dùng là đối tượng chịu thuế thông qua giá cả hàng hoá và dịch vụ. Về thực chất, thuế GTGT là một loại thuế đánh vào người tiêu dùng (Quốc hội, 2008).

Như vậy, thuế GTGT đánh trên phần giá trị mới được tạo ra, hay còn gọi là giá trị gia tăng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá trị gia tăng được xác định bằng chênh lệch giữa tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra với tổng trị giá hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng trong kỳ tính thuế. Điều quan trọng là phải xác định được GTGT ở các giai đoạn SXKD khác nhau thì việc tính toán số thuế GTGT giai đoạn đó mới chính xác và hợp lý.

Liên quan đến khái niệm thuế GTGT, Luật thuế GTGT cũng đã đề cập đến một số khái niệm liên quan đến thuế GTGT. Điều này được thể hiện cụ thể tại các điều khoản của Luật số 13/2008/QH12 của Quốc Hội nước ta.

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế độc lập do vậy có những đặc điểm riêng biệt để phân biệt thuế giá trị gia tăng với các loại thuế khác như sau:

- Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng:

Có thể thấy, mọi đối tượng tồn tại trong xã hội dù là tổ chức hay cá nhân, là người có tiền hay người không có tiền… đều phải chi trả thu nhập của chính

mình để thụ hưởng kết quả sản xuất kinh doanh tạo ra cho nền kinh tế xã hội. Điều đó có nghĩa là mọi đối tượng trong xã hội đều là chủ thể chịu thuế, chủ thể thực tế phải trả một phần thu nhập do hành vi tiêu dùng của mình. Chính đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng tới sự tác động của pháp luật thuế giá trị gia tăng đối với đời sống kinh tế, xã hội (Quốc hội, 2008; 2013).

Việc đánh thuế đối với mọi đối tượng trên phạm vi lãnh thổ thể hiện rõ nét sự công bằng của thuế đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng xã hội. Đối với những trường hợp cần phải khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế đến mức tối đa việc trả tiền thuế từ phần thu nhập ít ỏi của họ do hành vi tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất. Phương án ngược lại được áp dụng đối với trường hợp hạn chế tiêu dùng.

- Thuế giá trị gia tăng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ:

Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa dịch vụ là cho số thuế giá trị gia tăng áp dụng trong mỗi khâu của quá trình lưu thông không gây ra những đột biến về giá cả cho người tiêu dùng. Đặc điểm này của thuế giá trị gia tăng còn yêu cầu pháp luật điều chỉnh phải tìm ra cách thức, phương thức phù hợp, có tính khả thi để xác định chính xác phần giá trị tăng thêm làm căn cứ tính thuế (Quốc hội, 2008; 2013).

- Dựa trên giá mua cuối cùng của hàng hóa dịch vụ thì số thuế giá trị gia tăng phải nộp không thay đổi phụ thuộc vào các giai đoạn lưu thông khác nhau:

Đánh thuế ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa ở trong nước, khâu nhập khẩu và lưu thông hàng nhập khẩu nhưng cơ sở xác định số thuế phải nộp chỉ là phần giá trị mới tăng thêm của khâu sau so với khâu trước nên nếu coi giá thanh toán tính đến khi người tiêu dùng thụ hưởng hàng hóa dịch vụ đã được xác định trước và không thay đổi, các phần giá trị hàng hóa dịch vụ có bị chia nhỏ và đánh thuế, tổng số thuế giá trị gia tăng phải nộp qua các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mà người tiêu dùng phải gánh chịu. Đây vừa là đặc điểm vừa là ưu việt của thuế giá trị gia tăng so với thuế hàng hóa dịch vụ thông thường mà Việt Nam và nhiều quốc gia đã áp dụng trong giai đoạn trước đây (Quốc hội, 2008).

2.1.2.2. Phân loại thuế giá trị gia tăng

Thông qua sơ đồ 2.1, ta thấy thuế GTGT có 3 loại hình lớn bao gồm:

-Thuế GTGT về doanh thu -Thuế GTGT về tài sản -Thuế GTGT về thu nhập

Thuế GTGT về doanh thu là thuế tính trên giá trị tăng thêm của doanh thu.

Tương tự, thuế GTGT về tài sản là thuế tính trên giá trị tăng thêm của tài sản doanh nghiệp và cuối cùng thuế GTGT về thu nhập là thuế tính trên giá trị tăng thêm của thu nhập hay lợi nhuận của doanh nghiệp.

Các loại thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia Thuế giá trị gia Thuế giá trị gia tăng về doanh thu tăng về tài sản tăng về thu nhập

Sơ đồ 2.1. Phân loại thuế giá trị gia tăng

Nguồn: Tác giả tổng hợp 2.1.2.3. Vai trò của thuế GTGT

Về vai trò của thuế GTGT, có thể tóm lược trong những nội dung sau đây:

- Thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế.

- Thuế GTGT thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.

- Thuế GTGT góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể khi nó bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ.

- Thuế GTGT giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động, sản xuất, nhập

khẩu, kinh doanh hàng hóa nhờ kiểm soát được hệ thống hóa đơn, chứng từ, khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là trốn thuế. Qua đó, còn cung cấp cho công tác nghiên cứu, thống kê những số liệu quan trọng. Thuế GTGT tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, ghi doanh thu đúng với hoạt động mua bán; khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế.

- Thuế GTGT cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa. Như vậy, Thuế GTGT góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý thông qua việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu ngay từ khi nó xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam (Quốc hội, 2008; 2013).

Ngoài ra, thuế GTGT đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo ra thuế GTGT đầu ra để được hoàn thuế GTGT.

2.1.2.4. Quản lý thuế giá trị gia tăng

Có thể hiểu quản lý thuế GTGT là là công tác đảm bảo cho các khoản GTGT được thu đúng, đủ và kịp thời đồng thời đảm bảo cho cơ quan thuế các cấp thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao phó.

Quản lý thuế GTGT là công việc theo dõi, nắm bắt thực trạng nợ thuế và các khoản thu khác do cơ quan thuế quản lý và thực hiện các biện pháp đôn đốc thu hồi số thuế giá trị gia tăng còn nợ của người nộp thuế.

Công tác quản lý thuế đối với một quốc gia rất quan trọng, đặc biệt đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam vì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ quan trọng góp phần điều chỉnh, thực hiện các chính sách vĩ mô của Nhà nước (Quốc hội, 2008; 2016).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w