Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thông tin số liệu liên quan đến tính tuân thủ Pháp luật thuế của NNT trong tỉnh, trong nước và thế giới để hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Các số liệu về tình hình chung của huyện: điều kiện tự nhiên, đất đai, dân số, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước của các doanh nghiệp từ năm 2016 đến năm 2018.
- Số liệu, thông tin phản ánh thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn, thực trạng và thực hiện các giải pháp của cơ quan thuế nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế. Những định hướng của nhà nước trong việc nâng cao quản lý thuế đối với đối tượng là những doanh nghiệp NQD.
b)Nguồn thu thập:
- Các dữ liệu, thông tin thứ cấp là những thông tin đã có sẵn và đã được tổng hợp, nghiên cứu trước đó như thông tin số liệu trên thế giới được thu thập từ Internet, Tổng cục thuế, qua sách báo, tạp chí, các kết quả nghiên cứu, các báo của trung ương, địa phương … có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
-Các thông tin số liệu của tỉnh, huyện được thu thập từ Internet, Bộ tài chính, Tổng cục thuế, Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh, các phòng thuộc Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh, Sở tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Cục Thống kê, UBND huyện Hương Sơn, phòng Thống kê, phòng Tài chính, Kho Bạc nhà nước, phòng Tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp, phòng Lao động TBXH, Chi cục Thuế huyện. Những thông tin này có vai trò quan trọng làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
- Báo cáo hoạt động, kết quả thu ngân sách nhà nước của Chi cục Thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh trong ba năm 2016 – 2018.
- Các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ và các công trình nghiên cứu khác liên quan đến đề tài quản lý thuế, quản lý thuế GTGT nói chung và quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng.
Các số liệu thứ cấp liên quan đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
+ Thông tin về tình hình đăng ký thuế, số lượng NNT được cấp MST;
+ Thông tin về tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, trả lời vướng mắc về thuế giá trị gia tăng: các hình thức và số lượng đã thực hiện;
+ Thông tin về tình hình doanh nghiệp kê khai thuế: số hồ sơ khai thuế, số hồ sơ kê khai đúng hạn, quá hạn, có sai phạm;
+ Thông tin về hoàn thuế giá trị gia tăng: số hồ sơ đề nghị hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn, số hồ sơ được hoàn, số thuế được hoàn;
+ Thông tin về số thu nộp thuế giá trị gia tăng qua các năm;
+ Số trường hợp nợ tiền thuế giá tri gia tăng, số thuế nợ, tính chất nợ, các biện pháp quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ đã thực hiện;
+ Các cuộc kiểm tra về nội dung thuế giá trị gia tăng, số trường hợp sai phạm, các lỗi sai phạm chủ yếu, số thuế truy thu được;
+ Các trường hợp khiếu nại, tố cáo về thuế giá trị gia tăng và kết quả giải quyết (nếu có).
3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
a) Các thông tin, số liệu cần thu thập gồm
Các thông tin, số liệu liên quan đến việc phân tích nhân tố tác động đến tính tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn; đánh giá của các doanh nghiệp đối với việc thực hiện các giải pháp trong công tác quản lý thuế của Chi cục thuế huyện Hương Sơn trong thời gian qua; nguyện vọng của doanh nghiệp trong điều kiện thực hiện luật quản lý thuế hiện nay.
b) Chọn đối tượng điều tra
Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất gồm Công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân được sử dụng để đánh giá tình hình thực thi công tác thuếGTGT của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất.
c) Cách chọn mẫu:
Điều tra, khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài.
Mẫu điều tra khảo sát để thu thập thông tin thực tế:
Để có thông tin đầy đủ liên quan đến công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng của các DN ngoài quốc doanh, đề tài đã tiến hành xây dựng mẫu phiếu điều tra các đối tượng liên quan, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hương Sơn. Đề tài đã điều tra khảo sát 77 phiếu, gồm:
+ Cán bộ Chi cục thuế: 17 phiếu (điều tra 17 cán bộ Chi cục thuế)
+ Các doanh nghiệp NQD nộp thuế tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn: 60 phiếu gồm Công ty TNHH là 20 phiếu (20 doanh nghiệp), Công ty cổ phần là 20 phiếu (20 doanh nghiệp), Doanh nghiệp tư nhân 15 phiếu (15 doanh nghiệp), Hợp tác xã là 5 phiếu (5 hợp tác xã). Điều tra, khảo sát theo các câu hỏi của phiếu điều tra.
Bảng 3.3. Số lượng mẫu điều tra doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Hương Sơn năm 2018
TT Đối tượng khảo sát
1 Công ty TNHH
2 Công ty cổ phần
3 Doanh nghiệp tư nhân
4 Hợp tác xã
Tổng số Cán bộ công nhân viên làm việc tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Trong đó gồm 03 người nằm trong Ban lãnh đạo, 08 cán bộ đội kiểm tra, quản lý và cưỡng chế nợ thuế ; 05 cán bộ ở Đội nghiệp vụ - tuyên truyền hỗ trợ - Kê khai kế toán thuế và tin học; 01 người Đội hành chính (Quản lý ấn chỉ).
Bảng 3.4. Số lượng và cơ cấu phiếu điều tra dành cho cán bộ thuế Đối tượng khảo sát
1. Đội tuyên truyền, nghiệp vụ và kế toán thuế 2. Đội Kiểm tra-QLN-CCNT& Kiểm tra nội bộ
3. Đội Hành chính –NS-TV-AC
4. Lãnh đạo Chi cục thuế
Tổng cộng
d) Phương pháp điều tra, phỏng vấn theo bảng câu hỏi
Thực hiện phỏng vấn các doanh nghiệp trong huyện bằng phiếu điều tra đã xây dựng trước gồm các chỉ tiêu về quy mô sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, tình hình đầu tư, kết quả sản xuất kinh doanh, số thuế GTGT nộp ngân sách nhà nước. Các doanh điều tra bao gồm doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp xây dựng, doanh thương mại, dịch vụ….