CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Các nhân tố tác động đến hành vi tham gia quản lý tài nguyên nước của cộng đồng vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái
4.4.1. Thống kê mô tả các biến trong mô hình
Bảng 4.8 cho biết thống kê mô tả biến hành vi dự kiến là các biến phụ thuộc trong các mô hình. Theo đó, hành vi tuân thủ các quy định của nhà nước liên quan đến hồ Thác Bà là hành vi có mức trung bình cao nhất: 4,02, tương đương với “đồng ý” thực hiện. Ba hành vi: phát biểu ý kiến trong các cuộc họp dân, đóng góp nguồn lực để bảo vệ tài nguyên nước hồ Thác Bà, cử đại diện để quản lý hồ Thác Bà có mức trung bình xấp xỉ nhau (từ 3,44 – 3,57) và độ lệch chuẩn cũng tương đương, cho thấy dự kiến hành vi này ở mức trung bình và khá đồng nhất ý kiến. Hành vi chủ động đề xuất ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước có mức trung bình thấp nhất (3,06), cho thấy dự định thực hiện hành vi này của cộng đồng là chưa rõ ràng (tương đương câu trả lời “bình thường”).
Bảng 4.8: Thống kê mô tả biến hành vi dự kiến
Hành vi dự kiến N Giá trị
min
Giá trị max
Trung bình
Độ lệch chuẩn Tôi sẽ tuân thủ các quy định của nhà
nước liên quan đến hồ Thác Bà
302 2,00 5,00 4,0199 0,55848
Tôi sẽ phát biểu ý kiến trong các cuộc họp dân lấy ý kiến về các chính sách liên quan đến hồ Thác Bà
302 2,00 5,00 3,5728 0,98138
Tôi sẽ chủ động đề xuất với cơ quan quản lý nhà nước ý kiến của tôi liên quan đến hồ Thác Bà
302 1,00 5,00 3,0563 1,10577
Khi chính quyền địa phương yêu cầu, tôi sẽ đóng góp tiền, hiện vật hoặc công sức để bảo vệ hồ Thác Bà
302 1,00 5,00 3,4437 1,12735
Khi chính quyền địa phương yêu cầu, tôi sẽ cử ra người đại diện để quản lý hồ Thác Bà cùng với chính quyền địa phương
302 2,00 5,00 3,5795 1,06217
Nguồn: Điều tra của tác giả (2015).
Biến giải thích
Các biến hộ gia đình phân theo mục đích sử dụng nước hồ Thác Bà chính gồm 4 biến dummy là honuocsach, holamnghiep, hothuysan, hovenho nhận các giá trị 1 nếu một hộ thuộc nhóm sử dụng nước cho mục đích tương ứng và nhận giá trị 0 nếu ngược lại. Số lượng các hộ (tương ứng với giá trị 1) đã được thống kê trong phần 4.2. Biến Các biến đặc điểm kinh tế - xã hội còn gồm các biến tuổi, dân tộc, quy mô hộ gia đình, thu nhập đã được mô tả trong phần 4.2.
Hình 4.12: Thống kê mô tả các biến nhận thức về giá trị GT1 Tạo thu nhập cho người dân quan trọng hơn là bảo vệ môi trường
GT2 Khi cùng tham gia bảo vệ hồ Thác Bà, người dân sẽ đoàn kết, gắn bó với nhau hơn GT3 Tôi muốn bảo vệ hồ Thác Bà vì cung cấp nước sạch là ưu tiên hàng đầu
GT4 Tôi muốn bảo vệ hồ Thác Bà vì nó hỗ trợ bảo vệ rừng GT5 Tôi muốn bảo vệ hồ Thác Bà vì nó có giá trị tham quan, du lịch GT6 Tôi muốn bảo vệ hồ Thác Bà vì nó có giá trị khai thác thủy sản GT7 Tôi muốn bảo vệ hồ Thác Bà vì nó giúp tôi đi lại thuận tiện
GT8 Tôi muốn bảo vệ hồ Thác Bà vì nó giúp môi trưởng nơi tôi ở trong lành hơn Nguồn: Điều tra của tác giả (2015).
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5
GT1 GT2 GT3 GT4 GT5 GT6 GT7 GT8
Trung bình Độ lệch chuẩn
Các biến nhận thức về giá trị: Có 8 phát biểu về giá trị được đưa vào xem xét, dựa trên các giá trị sử dụng của tài nguyên nước đối với cộng đồng địa phương. Ngoại trừ phát biểu “Tạo thu nhập cho người dân quan trọng hơn là bảo vệ môi trường” có mức trung bình thấp (2,77) cho thấy cộng đồng không nhất trí với ý kiến này, thì các phát biểu giá trị khác đều có mức trung bình cao, phản ánh mức độ “đồng ý” với câu trả lời (Hình 4.12). Như vậy nhìn chung các giá trị của tài nguyên nước hồ Thác Bà đều được cộng đồng coi trọng.
Bảng 4.9: Thống kê mô tả biến thái độ
Thái độ N Giá trị
min
Giá trị max
Trung bình
Độ lệch chuẩn Tôi càng tuân thủ chính sách của nhà
nước liên quan đến hồ Thác Bà thì hồ Thác Bà càng được quản lý tốt hơn
302 2,00 5,00 4,0894 0,86763
Tôi càng tích cực đóng góp, đề xuất ý kiến cho nhà nước thì hồ Thác Bà càng được quản lý tốt hơn
302 2,00 5,00 3,6821 1,10793
Khi tôi đóng góp tiền, hiện vật hoặc công sức để bảo vệ hồ Thác Bà, hồ Thác Bà được quản lý tốt hơn
302 1,00 5,00 3,3477 1,22609
Khi tôi cử ra người đại diện để cùng với nhà nước quản lý hồ Thác Bà, hồ Thác Bà được quản lý tốt hơn
302 2,00 5,00 3,7781 0,86677
Nguồn: Điều tra của tác giả (2015).
Nhóm biến TPB gồm biến thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Về thái độ, có 4 biến thái độ được nghiên cứu tương đương với 5 hành vi dự kiến, trong đó hai hành vi đóng góp ý kiến ở các cuộc họp người dân và đóng góp ý kiến trực tiếp với cơ quan quản lý nhà nước được đo chung bằng một phát biểu về thái độ. Thống kê mô tả cho thấy người dân có thái độ tích cực nhất với hành vi tuân thủ chính sách (mức trung bình 4,09). Thái độ với hành vi đóng góp ý kiến và cử người đại diện cùng nhà nước quản lý có mức trung bình xấp xỉ như nhau và gần với câu trả lời
“đồng ý”. Hành vi đóng góp nguồn lực để bảo vệ tài nguyên nước hồ Thác Bà có thái
độ ở mức thấp nhất (3,35) và độ lệch chuẩn cũng lớn nhất, cho thấy người dân chưa tin tưởng lắm vào kết quả của hành vi này (Bảng 4.9).
Về thái độ đối với quản lý: trong quản lý tài nguyên nước hồ Thác Bà, có thể thấy cộng đồng đánh giá vai trò của nhà nước và người dân là xấp xỉ như nhau: Với phát biểu “Tôi cho rằng trong quản lý, bảo vệ hồ Thác Bà, nhà nước đóng vai trò quan trọng hơn người dân”, mức trung bình câu trả lời là 2,99. Độ lệch chuẩn của câu trả lời này là 1,5 là tương đối lớn, cho thấy quan điểm của các thành viên trong cộng đồng về vấn đề này là rất khác nhau.
Hình 4.13: Thống kê mô tả biến chuẩn mực chủ quan
Nguồn: Điều tra của tác giả (2015).
Biến chuẩn mực chủ quan có thống kê mô tả khá khác nhau (Hình 4.13). Phát biểu “Những người hàng xóm của tôi có tuân thủ chính sách liên quan đến hồ Thác Bà”,
“Những người hàng xóm của tôi đều mong muốn có đại diện của người dân cùng với nhà nước quản lý hồ Thác Bà”, “Những người hàng xóm đánh giá cao tôi khi tôi đóng góp ý kiến cho nhà nước liên quan đến quản lý hồ Thác Bà” là những phát biểu có mức trung bình cao, tương đương với câu trả lời “đồng ý”. Trong khi đó, phát biểu liên quan
0 2 4 6
Những người hàng xóm của tôi có tuân thủ chính sách liên quan đến hồ Thác Bà Những người hàng xóm đánh giá cao tôi khi tôi
đóng góp ý kiến cho nhà nước liên quan đến quản lý hồ Thác Bà
Những người hàng xóm của tôi có đóng góp ý kiến cho cơ quan quản lý nhà nước liên quan
đến quản lý hồ Thác Bà Những người hàng xóm của tôi đánh giá cao việc tôi đóng góp tiền, hiện vật hoặc công sức
để bảo vệ hồ Thác Bà Những người hàng xóm của tôi đều mong muốn có đại diện của người dân cùng với nhà
nước quản lý hồ Thác Bà Về những vấn đề liên quan đến hồ Thác Bà, tôi muốn hành động giống những người hàng xóm
của tôi
Độ lệch chuẩn Trung bình
đến chuẩn mực chủ quan về hành vi đóng góp ý kiến và đóng góp nguồn lực bảo vệ tài nguyên nước hồ Thác Bà lại có mức trung bình thấp hơn (3,13 – 3,26) cho thấy chuẩn mực chủ quan đối với các hành vi này chỉ ở mức bình thường (“không ý kiến”), tức là các hộ gia đình cho rằng những thành viên khác trong cộng đồng không quá coi trọng và cũng không thường xuyên thực hiện hai hành vi nói trên. Phát biểu “Về những vấn đề liên quan đến hồ Thác Bà, tôi muốn hành động giống những người hàng xóm của tôi” có trung bình là 3,69, cho thấy động lực muốn làm theo hành động/kỳ vọng của các thành viên khác trong cộng đồng khá gần với câu trả lời “đồng ý”.
Bảng 4.10: Thống kê mô tả biến nhận thức kiểm soát hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi N Giá trị
min
Giá trị max
Trung bình
Độ lệch chuẩn Tôi thấy quy định của nhà nước về hồ
Thác Bà đã được niêm yết công khai, dễ tìm
302 2,00 5,00 3,4106 1,06762
Tôi biết cần phải gửi ý kiến, đề xuất của mình đến địa chỉ nào
302 2,00 5,00 3,3179 1,08061 Nhà nước muốn tôi tích cực đóng góp
ý kiến liên quan đến quản lý hồ Thác Bà trong các cuộc họp người dân
302 2,00 5,00 3,8642 0,84601
Nhà nước muốn tôi chủ động gửi ý kiến, đề xuất liên quan đến quản lý hồ Thác Bà
302 1,00 5,00 3,8642 0,91032
Cơ quan quản lý nhà nước có quy định rõ ràng về trình tự tiếp nhận ý kiến
302 2,00 5,00 4,0099 0,74032 Cơ quan quản lý nhà nước có ghi nhận
và trả lời rõ ràng những ý kiến, đề xuất của tôi liên quan đến quản lý hồ Thác Bà
302 1,00 5,00 3,6358 0,88158
Nhà nước muốn tôi đóng góp tiền, hiện vật hoặc công sức để bảo vệ hồ Thác Bà
302 2,00 5,00 3,8576 0,95562 Nhà nước muốn người dân chúng tôi
có người đại diện để cùng tham gia quản lý hồ Thác Bà
302 2,00 5,00 4,0563 ,72918
Nguồn: Điều tra của tác giả (2015).
Nhận thức kiểm soát hành vi gồm những phát biểu về việc mỗi người đánh giá hành vi tham gia quản lý tài nguyên nước của mình có dễ dàng hay không. Về việc dễ
dàng tìm được các quy định của nhà nước về quản lý tài nguyên nước hồ Thác Bà, mức trung bình là 3,4, cho thấy người dân thấy những thông tin về chính sách của nhà nước chỉ dễ tìm ở mức trung bình. Tương tự với hành vi đóng góp ý kiến cho cơ quan quản lý nhà nước, người dân tương đối đồng ý rằng nhà nước tạo điều kiện cho họ đóng góp ý kiến (“Nhà nước muốn tôi tích cực đóng góp ý kiến liên quan đến quản lý hồ Thác Bà trong các cuộc họp người dân” và “Nhà nước muốn tôi chủ động gửi ý kiến, đề xuất liên quan đến quản lý hồ Thác Bà”) với mức trung bình đều là 3,86. Tuy nhiên, họ chưa biết rõ nơi tiếp nhận ý kiến (trung bình 3,31), đánh giá việc phản hồi ý kiến chỉ ở mức hơn “bình thường” (trung bình 3,63). Riêng về quy trình tiếp nhận ý kiến thì được đánh giá là rõ ràng (trung bình 4,01). Với hai cấp độ cao hơn là đóng góp nguồn lực và cử người đại diện, tuy chưa có cơ chế thực hiện nhưng khi được hỏi về tương lai thì cộng đồng tin rằng nhà nước sẽ tạo điều kiện cho họ (Bảng 4.10).