CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Các nhân tố tác động đến hành vi tham gia quản lý tài nguyên nước của cộng đồng vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái
4.4.3. Kết quả hồi quy
Kết quả hồi quy mô hình được thể hiện trong bảng 4.12. Hệ số R2 của mô hình là 0,115 cho thấy 11,5% sự biến thiên của khả năng tuân thủ quy định của cộng đồng trong tương lai được giải thích bằng sự biến thiên của các biến độc lập. Phân tích ANOVA cho thấy F = 2,265 (sig.< 0,05), do vậy, mô hình là phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng cho toàn tổng thể. Hệ số VIF của các cả các biến đều < 4, cho thấy đa cộng tuyến rất nhỏ, có thể bỏ qua.
Bảng 4.12: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là dự kiến hành vi tuân thủ quy định, chính sách của nhà nước
Biến Hệ số
chuẩn hóa t Sig.
Tôi càng tuân thủ chính sách của nhà nước liên quan đến hồ Thác Bà thì hồ Thác Bà càng được quản lý tốt hơn*
0,139 2,209 0,028
Tôi cho rằng trong quản lý, bảo vệ hồ Thác Bà, nhà
nước đóng vai trò quan trọng hơn người dân 0,000 -0,005 0,996 Những người hàng xóm của tôi có tuân thủ chính sách
liên quan đến hồ Thác Bà 0,036 0,546 0,586
Về những vấn đề liên quan đến hồ Thác Bà, tôi muốn
hành động giống những người hàng xóm của tôi -0,054 -0,748 0,455 Tôi thấy quy định của nhà nước về hồ Thác Bà đã được
niêm yết công khai, dễ tìm -0,059 -0,782 0,435
Honuocmay 0,054 0,613 0,541
Hovenho** -0,121 -1,653 0,099
Hothuysan* -0,229 -3,115 0,002
Tuổi 0,019 0,321 0,749
Dân tộc 0,036 0,587 0,558
Trình độ học vấn -0,037 -0,597 0,551
Quy mô hộ gia đình -0,008 -0,137 0,891
Thu nhập trung bình một tháng 0,089 1,400 0,163
Giá trị kinh tế 0,036 0,516 0,606
Giá trị môi trường 0,027 0,439 0,661
Giá trị xã hội 0,114 1,389 0,166
* có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; ** có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%
Nguồn: Điều tra của tác giả (2015).
Kết quả ước lượng cho thấy ở mức ý nghĩa 10%, dự kiến hành vi tuân thủ chính sách quản lý của nhà nước của cộng đồng dân cư vùng hồ Thác Bà phụ thuộc mục đích sử dụng nước chính và biến thái độ trong lý thuyết TPB (“Tôi càng tuân thủ chính sách của nhà nước liên quan đến hồ Thác Bà thì hồ Thác Bà càng được quản lý tốt hơn”). Beta của biến hothuysan và hovenho < 0 cho thấy các hộ khai thác, nuôi trồng thủy sản trên vùng hồ Thác Bà và các hộ sống ven hồ Thác Bà có dự kiến thực hiện hành vi tuân thủ quy định của nhà nước thấp hơn các nhóm hộ còn lại. Biến thái độ là một biến TPB, có hệ số B > 0, cho thấy người dân càng có thái độ tích cực với hành vi tuân thủ chính sách thì dự định tuân thủ chính sách quản lý của họ càng mạnh.
4.4.3.2. Dự kiến hành vi đóng góp ý kiến trong các cuộc họp của cộng đồng Kết quả hồi quy mô hình được thể hiện trong bảng 4.13. Hệ số R2 của mô hình là 0,277 cho thấy 27,7% sự biến thiên của khả năng đóng góp ý kiến của cộng đồng trong tương lai được giải thích bằng sự biến thiên của các biến độc lập. Phân tích ANOVA cho thấy F = 5,876 (sig. < 0,05), do vậy, mô hình là phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng cho toàn tổng thể. Hệ số VIF của các cả các biến đều < 4, cho thấy đa cộng tuyến rất nhỏ, có thể bỏ qua.
Kết quả ước lượng cho thấy ở mức ý nghĩa 5%, dự kiến hành vi đóng góp ở kiến ở các cuộc họp của cộng đồng dân cư vùng hồ Thác Bà phụ thuộc mục đích sử dụng nước chính, nhận thức về giá trị xã hội của tài nguyên nước hồ Thác Bà và thái độ về vai trò của nhà nước trong quản lý tài nguyên hồ Thác Bà. Beta của biến hothuysan và honuocmay > 0 cho thấy các hộ khai thác, nuôi trồng thủy sản trên vùng hồ Thác Bà và các hộ sử dụng nước sạch lấy từ hồ Thác Bà có dự kiến thực hiện hành vi đóng góp ý kiến trong các cuộc họp người dân cao hơn các nhóm hộ còn lại. Beta của biến giá trị xã hội > 0 cho thấy người càng đánh giá cao giá trị xã hội của tài nguyên nước thì càng sẽ tích cực đóng góp ý kiến trong các cuộc họp dân. Biến thái độ về vai trò của nhà nước có hệ số B > 0, cho thấy người nào coi trọng vai trò của nhà nước trong quản lý hơn sẽ tích cực tham gia đóng góp ý kiến liên quan đến tài nguyên nước hồ Thác Bà trong các cuộc họp dân cư hơn. Các biến TPB còn lại không có ý nghĩa trong giải thích dự kiến hành vi này.
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là dự kiến hành vi phát biểu ý kiến trong các cuộc họp dân
Biến Hệ số
chuẩn hóa t Sig.
Tôi càng tích cực đóng góp, đề xuất ý kiến cho nhà nước thì
hồ Thác Bà càng được quản lý tốt hơn -0,003 -0,049 0,961
Tôi cho rằng trong quản lý, bảo vệ hồ Thác Bà, nhà nước
đóng vai trò quan trọng hơn người dân* 0,190 2,420 0,016 Những người hàng xóm của tôi có đóng góp ý kiến cho cơ
quan quản lý nhà nước liên quan đến quản lý hồ Thác Bà -0,135 -1,476 0,141 Những người hàng xóm đánh giá cao tôi khi tôi đóng góp ý
kiến cho nhà nước liên quan đến quản lý hồ Thác Bà -0,024 -0,379 0,705 Về những vấn đề liên quan đến hồ Thác Bà, tôi muốn hành
động giống những người hàng xóm của tôi -0,028 -0,438 0,662 Nhà nước muốn tôi tích cực đóng góp ý kiến liên quan đến
quản lý hồ Thác Bà trong các cuộc họp người dân 0,080 1,222 0,223 Cơ quan quản lý nhà nước có ghi nhận và trả lời rõ ràng
những ý kiến, đề xuất của tôi liên quan đến quản lý hồ Thác Bà
0,043 0,564 0,573
Honuocmay* 0,360 4,215 0,000
hovenho 0,089 1,345 0,180
Hothuysan* 0,174 2,549 0,011
Tuổi 0,006 0,111 0,912
Dân tộc 0,007 0,116 0,907
Trình độ học vấn -0,073 -1,279 0,202
Quy mô hộ gia đình 0,048 0,835 0,405
Thu nhập trung bình một tháng 0,070 1,189 0,236
Giá trị kinh tế 0,024 0,395 0,693
Giá trị môi trường 0,042 0,718 0,473
Giá trị xã hội* 0,205 2,554 0,011
* có ý nghĩa thống kê ở mức ở nghĩa 5%
Nguồn: Điều tra của tác giả (2015).
4.4.3.3. Dự kiến hành vi chủ động, trực tiếp đóng góp ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước
Kết quả hồi quy mô hình được thể hiện trong bảng 4.14. Hệ số R2 của mô hình là 0,504 cho thấy 50,4% sự biến thiên của khả năng trực tiếp góp ý với cơ quan quản lý nhà nước của cộng đồng trong tương lai được giải thích bằng sự biến thiên của các biến độc lập. Phân tích ANOVA cho thấy F = 13,911 (sig. < 0,05), do vậy, mô hình là phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng cho toàn tổng thể. Hệ số VIF của các cả các biến đều < 4, cho thấy đa cộng tuyến rất nhỏ, có thể bỏ qua.
Kết quả ước lượng cho thấy ở mức ý nghĩa 10%, dự kiến hành vi chủ động, trực tiếp đóng góp ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước của cộng đồng dân cư vùng hồ Thác Bà phụ thuộc mục đích sử dụng nước chính, quy mô hộ gia đình, thái độ và chuẩn mực chủ quan. Beta của biến honuocmay > 0 cho thấy các hộ sử dụng nước máy từ hồ Thác Bà có dự định đóng góp ý kiến cho cơ quan quản lý nhà nước mạnh hơn các nhóm hộ khác. Beta của biến quy mô hộ gia đình < 0 cho thấy gia đình càng đông người càng ít có đóng góp ý kiến cho cơ quan quản lý nhà nước. Biến thái độ (“Tôi càng tích cực đóng góp, đề xuất ý kiến cho nhà nước thì hồ Thác Bà càng được quản lý tốt hơn”) có beta > 0, tức là người nào càng nhìn nhận tích cực về ý nghĩa hành động đóng góp ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước thì càng có dự định mạnh mẽ thực hiện hành vi này. Hai phát biểu thể hiện chuẩn mực chủ quan (“Những người hàng xóm của tôi có đóng góp ý kiến cho cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến quản lý hồ Thác Bà”, “Về những vấn đề liên quan đến hồ Thác Bà, tôi muốn hành động giống những người hàng xóm của tôi”) đều có hệ số > 0 (mặc dù phát biểu thứ hai có sig. = 0,184 >
0,1) cho thấy nếu những người xung quanh càng tích cực đóng góp, tham gia ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước thì mỗi cá nhân trong cộng đồng sẽ có mong muốn làm giống như họ và càng có dự định thực hiện mạnh hơn.
4.4.3.4. Dự kiến hành vi đóng góp nguồn lực của cộng đồng
Kết quả hồi quy mô hình được thể hiện trong bảng 4.15. Hệ số R2 của mô hình là 0,339 cho thấy 33,9% sự biến thiên của khả năng đóng góp nguồn lực (tiền, hiện vật, công sức) để bảo vệ tài nguyên nước hồ Thác Bà của cộng đồng trong tương lai được giải thích bằng sự biến thiên của các biến độc lập. Phân tích ANOVA cho thấy F
= 8,917 (sig. < 0,05), do vậy, mô hình là phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng cho toàn tổng thể. Hệ số VIF của các cả các biến đều < 4, cho thấy đa cộng tuyến rất nhỏ, có thể bỏ qua.
Bảng 4.14: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là dự kiến hành vi chủ động đề xuất ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước
Biến Hệ số
chuẩn hóa t Sig.
Tôi càng tích cực đóng góp, đề xuất ý kiến cho nhà nước
thì hồ Thác Bà càng được quản lý tốt hơn** 0,106 1,913 0,057 Tôi cho rằng trong quản lý, bảo vệ hồ Thác Bà, nhà nước đóng
vai trò quan trọng hơn người dân 0,056 0,860 0,391
Những người hàng xóm đánh giá cao tôi khi tôi đóng góp ý
kiến cho nhà nước liên quan đến quản lý hồ Thác Bà 0,035 0,671 0,503 Những người hàng xóm của tôi có đóng góp ý kiến cho cơ
quan quản lý nhà nước liên quan đến quản lý hồ Thác Bà* 0,185 2,399 0,017 Về những vấn đề liên quan đến hồ Thác Bà, tôi muốn hành
động giống những người hàng xóm của tôi 0,071 1,331 0,184 Tôi biết cần phải gửi ý kiến, đề xuất của mình đến địa chỉ nào 0,074 1,171 0,243 Nhà nước muốn tôi chủ động gửi ý kiến, đề xuất liên quan đến
quản lý hồ Thác Bà -0,034 -0,584 0,560
Cơ quan quản lý nhà nước có quy định rõ ràng về trình tự tiếp
nhận ý kiến 0,050 0,873 0,384
Cơ quan quản lý nhà nước có ghi nhận và trả lời rõ ràng những ý kiến, đề xuất của tôi liên quan đến quản lý hồ Thác Bà
0,011 0,157 0,875
Honuocmay* 0,178 2,484 0,014
Hovenho -0,001 -0,026 0,979
Hothuysan -0,067 -1,176 0,240
Tuổi -0,076 -1,634 0,103
Dân tộc 0,047 1,001 0,318
Trình độ học vấn -0,049 -1,037 0,301
Quy mô hộ gia đình** -0,083 -1,740 0,083
Thu nhập trung bình một tháng 0,079 1,617 0,107
Giá trị kinh tế 0,069 1,321 0,188
Giá trị môi trường 0,004 0,074 0,941
Giá trị xã hội 0,102 1,496 0,136
* có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%
** có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%
Nguồn: Điều tra của tác giả (2015).
Bảng 4.15: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là dự kiến hành vi đóng góp nguồn lực để bảo vệ tài nguyên nước
Biến Hệ số chuẩn
hóa t Sig.
Khi tôi đóng góp tiền, hiện vật hoặc công sức để bảo
vệ hồ Thác Bà, hồ Thác Bà được quản lý tốt hơn* 0,232 2,573 0,011 Tôi cho rằng trong quản lý, bảo vệ hồ Thác Bà, nhà nước
đóng vai trò quan trọng hơn người dân 0,038 0,440 0,660 Những người hàng xóm của tôi đánh giá cao việc tôi
đóng góp tiền, hiện vật hoặc công sức để bảo vệ hồ Thác Bà*
0,184 2,108 0,036
Về những vấn đề liên quan đến hồ Thác Bà, tôi muốn
hành động giống những người hàng xóm của tôi -0,071 -1,179 0,239 Nhà nước muốn tôi đóng góp tiền, hiện vật hoặc công
sức để bảo vệ hồ Thác Bà 0,094 1,636 0,103
honuocmay 0,040 0,531 0,596
hovenho 0,022 0,355 0,723
Hothuysan* -0,145 -2,282 0,023
Tuổi -0,014 -0,278 0,781
Dân tộc -0,012 -0,221 0,825
Trình độ học vấn 0,044 0,832 0,406
Quy mô hộ gia đình -0,040 -0,751 0,453
Thu nhập trung bình một tháng 0,018 0,333 0,740
Giá trị kinh tế 0,054 0,952 0,342
Giá trị môi trường 0,054 1,007 0,315
Giá trị xã hội 0,067 0,879 0,380
* có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%
Nguồn: Điều tra của tác giả (2015).
Kết quả ước lượng cho thấy ở mức ý nghĩa 5%, dự kiến hành vi đóng góp nguồn lực để bảo vệ tài nguyên nước của cộng đồng dân cư vùng hồ Thác Bà phụ thuộc mục đích sử dụng nước chính, thái độ và chuẩn mực chủ quan. Biến thái độ (Khi tôi đóng góp tiền, hiện vật hoặc công sức để bảo vệ hồ Thác Bà, hồ Thác Bà được quản lý tốt hơn) và chuẩn mực chủ quan (Những người hàng xóm của tôi đánh giá cao
việc tôi đóng góp tiền, hiện vật hoặc công sức để bảo vệ hồ Thác Bà) đều có hệ số > 0, phù hợp với lý thuyết TPB, cho thấy nếu mỗi thành viên trong cộng đồng có thái độ tích cực với hành vi đóng góp công sức và cho rằng những người xung quanh mong muốn, đánh giá cao họ khi thực hiện hành vi này thì họ càng có dự định mạnh mẽ thực hiện hành vi trong tương lai. Biến nhận thức kiểm soát hành vi (Nhà nước muốn tôi đóng góp tiền, hiện vật hoặc công sức để bảo vệ hồ Thác Bà) có sig. = 0,103 khá gần 0,1 và beta > 0 cho thấy nếu nghiên cứu trên quy mô lớn hơn thì biến này có thể có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10% và có tác động tích cực đến biến phụ thuộc, tức là thành viên nào của cộng đồng thấy rằng hành vi đóng góp nguồn lực để bảo vệ hồ Thác Bà là dễ dàng nhờ Nhà nước có cơ chế tạo điều kiện thì sẽ càng có dự định mạnh hơn để thực hiện hành vi này.
4.4.3.5. Dự kiến hành vi cử người đại diện tham gia quản lý của cộng đồng Kết quả hồi quy mô hình được thể hiện trong bảng 4.16. Hệ số R2 của mô hình là 0,241 cho thấy 24,1% sự biến thiên của khả năng cử người đại diện tham gia quản lý hồ Thác Bà của cộng đồng trong tương lai được giải thích bằng sự biến thiên của các biến độc lập. Phân tích ANOVA cho thấy F = 5,508 (sig. < 0,05), do vậy, mô hình là phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng cho toàn tổng thể. Hệ số VIF của các cả các biến đều < 4, cho thấy đa cộng tuyến rất nhỏ, có thể bỏ qua.
Kết quả ước lượng cho thấy ở mức ý nghĩa 5%, dự kiến hành vi cử người đại diện tham gia quản lý tài nguyên nước hồ Thác Bà của cộng đồng địa phương phụ thuộc mục đích sử dụng nước chính, giá trị kinh tế, thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Beta của các biến nhóm hộ honuocmay và hothuysan < 0 cho thấy hai nhóm hộ này ít có dự định cử người đại diện cùng nhà nước quản lý tài nguyên nước hồ Thác Bà. Beta của biến giá trị kinh tế < 0 cho thấy người càng coi trọng giá trị kinh tế mà tài nguyên nước mang lại thì càng ít mong muốn cử người đại diện tham gia quản lý. Cả 3 biến TPB đều ý nghĩa trong mô hình: biến thái độ (Khi tôi cử ra người đại diện để cùng với nhà nước quản lý hồ Thác Bà, hồ Thác Bà được quản lý tốt hơn), biến chuẩn mực chủ quan (Những người hàng xóm của tôi đều mong muốn có đại diện của người dân cùng với nhà nước quản lý hồ Thác Bà) và biến nhận thức kiểm soát hành vi (Nhà nước muốn người dân chúng tôi có người đại diện để cùng tham gia quản lý hồ Thác Bà) với hệ số beta> 0, phù hợp với lý thuyết TPB. Như vậy, nếu họ càng tin tưởng vào vai trò tích cực của việc có người đại diện tham gia quản lý, cho rằng những người xung quanh họ có mong muốn cử người đại diện, và càng cho rằng cơ quan quản lý nhà nước ủng hộ, tạo điều kiện cho họ cử đại diện tham gia thì họ sẽ có dự định mạnh hơn thực hiện hành vi này.
Bảng 4.16: Kết quả hồi quy mô hình với biến phụ thuộc là dự kiến hành vi cử người đại diện cùng tham gia quản lý với chính quyền địa phương
Biến Hệ số chuẩn
hóa t Sig.
Khi tôi cử ra người đại diện để cùng với nhà nước quản lý
hồ Thác Bà, hồ Thác Bà được quản lý tốt hơn* 0,167 2,136 0,034 Tôi cho rằng trong quản lý, bảo vệ hồ Thác Bà, nhà nước
đóng vai trò quan trọng hơn người dân -0,043 -0,51 0,610 Những người hàng xóm của tôi đều mong muốn có đại diện
của người dân cùng với nhà nước quản lý hồ Thác Bà* 0,145 2,239 0,026 Về những vấn đề liên quan đến hồ Thác Bà, tôi muốn hành
động giống những người hàng xóm của tôi -0,102 -1,574 0,117 Nhà nước muốn người dân chúng tôi có người đại diện để
cùng tham gia quản lý hồ Thác Bà* 0,197 3,105 0,002
Honuocmay* -0,161 -1,994 0,047
Hovenho 0,006 0,086 0,931
Hothuysan* -0,152 -2,183 0,030
Tuổi 0,033 0,588 0,557
Dân tộc 0,012 0,204 0,839
Trình độ học vấn 0,023 0,391 0,696
Quy mô hộ gia đình -0,038 -0,662 0,509
Thu nhập trung bình một tháng 0,059 0,991 0,323
Giá trị kinh tế* -0,211 -3,437 0,001
Giá trị môi trường 0,059 0,978 0,329
Giá trị xã hội 0,043 0,561 0,575
* có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%
Nguồn: Điều tra của tác giả (2015).