Dự báo tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian tới

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 122 - 134)

Chương 4: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

4.1. Dự báo tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian tới

Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.

Năm 2020, mặc dù nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái và khủng hoảng trầm trọng do Covid 19 nhưng nền kinh tế Việt Nam là một điểm sáng của thế giới, vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và khả năng chống chịu cao, nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng trong điều kiện thích ứng dịch bệnh phù hợp. Số liệu sơ bộ cho thấy GDP năm 2020 trong khi thế giới tăng trưởng âm thì Việt Nam vẫn giữ mức tăng GDP 2,19. Việt Nam là một trong ba quốc gia ở châu Á có mức tăng trưởng tích cực trong năm nay; đồng thời quy mô nền kinh tế nước ta đạt hơn 343 tỷ USD [1], vượt Singapore (337,5 tỷ USD) và Malaysia (336,3 tỷ USD), đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 4 [2] trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia 1.088,8 tỷ USD; Thái Lan 509,2 tỷ USD và Philippines 367,4 tỷ USD).

Trong khi đó, GDP năng 2019 thực tăng khoảng 7%, gần với tỉ lệ tăng trưởng năm 2018 và Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực.

Nhờ có nền tảng cơ bản tốt và nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát ở Việt Nam cũng như trên thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục vào năm 2021.

Việt Nam đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội. Dân số Việt Nam đã lên đến khoảng 97 triệu vào năm 2018 (từ khoảng 60 triệu năm 1986) và dự kiến sẽ tăng lên 120 triệu dân tới năm 2050. Hiện nay, 70% dân số có độ tuổi dưới 35, với tuổi thọ trung bình gần 76 tuổi, cao hơn những nước có thu nhập tương đương trong khu vực. Nhưng dân số đang bị già hóa nhanh. Tầng lớp trung lưu đang hình thành – hiện chiếm 13% dân số và dự kiến sẽ lên đến 26% vào năm 2026.

Chỉ số Vốn con người (HCI) của Việt Nam xếp thứ 48 trên 157 quốc gia và

được sinh ra ở thời điểm hiện nay khi lớn lên sẽ đạt mức năng suất bằng 67% so với cũng đứa trẻ đó được học tập và chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Việt Nam là quốc gia có Chỉ số Vốn con người cao nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình, tuy nhiên vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa các địa phương, đặc biệt là ở nhóm dân tộc thiểu số. Đồng thời Việt Nam cũng cần nâng cao trình độ lực lượng lao động để tạo ra việc làm có năng suất cao hơn ở quy mô lớn trong tương lai. Giáo dục phổ thông ở Việt Nam tương đối tốt. Việt Nam đạt kết quả ấn tượng trong Chương trình Đánh giá học sinh Quốc tế (PISA) năm 2012 và 2015, theo đó thành tích của học sinh Việt Nam vượt xa nhiều quốc gia OECD.

Y tế cũng đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Từ năm 1993 đến 2017, tỷ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 xuống còn 16,7 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 lên 76,3 tuổi trong thời gian từ năm 1990 đến 2016. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới, 87% dân số có bảo hiểm y tế. Tuy nhiên tỷ lệ giới tính khi sinh vẫn ở mức cao và ngày một tăng (115 trong năm 2018) cho thấy tình trạng phân biệt giới tính vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất, dự báo đến năm 2050 nhóm tuổi trên 65 sẽ tăng gấp 2,5 lần.

Trong vòng 30 năm qua, việc cung cấp các dịch vụ cơ bản có nhiều thay đổi tích cực. Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỷ lệ 14% năm 1993. Tỷ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỷ lệ ở thành thị là trên 95%.

Tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nền kinh tế Việt Nam về cơ bản vẫn dựa vào xuất khẩu, gia công và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Do đó, mặc dù đạt được các thành tựu vượt bậc về kinh tế, nhưng phải đánh đổi các giá trị về môi trường. Tổng mức tiêu thụ điện tăng gấp ba lần trong vòng mười năm qua, nhanh hơn mức tăng sản lượng điện. Với sự phụ thuộc ngày càng tăng vào nhiên liệu hóa thạch, ngành năng lượng phát thải gần hai phần ba tổng phát thải khí nhà kính của cả nước. Nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng cao, trong khi năng suất nước vẫn còn ở mức thấp, chỉ đạt 12% so với chuẩn thế giới. Tình trạng khai thác thiếu bền vững tài nguyên thiên nhiên như cát, thủy sản và gỗ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng

tăng trưởng dài hạn. Bên cạnh đó, đại đa số người dân và nền kinh tế Việt Nam đều dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu.

Với những diễn biến đó của thực tiễn, có thể dự báo, trong thời gian tới, THTP về môi trường tại Việt Nam tiếp tục có diễn biến phức tạp và gia tăng cả về số lượng và mức độ vi phạm. Đặc biệt, THTP về môi trường ở một số nhóm tội danh sẽ có xu hướng liên tục gia tăng như: Tội gây ô nhiễm môi trường; Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại; Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; Tội hủy hoại rừng; Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông; Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm và Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên. Các nhóm tội danh trên có tính chất gắn bó chặt chẽ với các nội dung phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, việc sử dụng các trang thiết bị, mức độ tinh vi, có tổ chức… của các tội phạm cũng ngày càng gia tăng, gây ra những khó khăn cho công tác phòng ngừa và đấu tranh, trấn áp THTP về môi trường.

Trên cơ sở dự báo THTP về môi trường của Việt Nam và thực tiễn lịch sử diễn biến THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã được phân tích trong phần thực trạng của luận án, NCS xác lập dự báo xu hướng THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới gồm những nội dung sau:

4.1.1. Tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục gia tăng về quy mô

Quy mô của tình hình phạm tội được xác định thông qua tính nhân quả của hành vi phạm tội. Do đó, nói sự gia tăng quy mô các tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh bao gồm sự gia tăng về số lượng các hành vi phạm tội và gia tăng về hậu quả của các hành vi phạm tội.

- Đối với gia tăng hành vi phạm tội về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Dựa trên số liệu lịch sử THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho thấy tính tịnh tiến tăng như đã phân tích ở phần thực trạng, việc khẳng định số lượng các hành vi phạm tội về môi trường trên địa bàn này gia tăng trong tương lai là có cơ sở.

Nguyên nhân của sự gia tăng về số lượng này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng cơ bản xuất phát từ các lý do như: công tác phòng ngừa THTP về môi trường còn nhiều điểm hạn chế; các cơ chế tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường; tốc độ công nghiệp hoá tăng nhanh; tư liệu sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp,

một bộ phận dân cư phải sống lệ thuộc vào tài nguyên rừng; các chính sách phúc lợi, xoá đói, giảm nghèo, đào tạo ngành nghề… còn nặng hình thức, chưa mang đến hiệu quả thực chất nhằm cải thiện đời sống và ý thức của người dân; tính răn đe của các chế tài pháp lý chưa đủ tác động đến các hành vi thực hiện pháp luật của người dân… Cũng trên cơ sở các dữ liệu thực tiễn của lịch sử THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, NCS xác định hành vi phạm tội về môi trường thuộc 04 nhóm sau có xu hướng gia tăng về số lượng trong thời gian tới:

+ Tội hủy hoại rừng. Tội huỷ hoại rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu các tội danh tội phạm về môi trường và luôn có xu hướng biến động tăng. Do đó, trong tương lai nhóm tội danh này được NCS dự báo tăng là có cơ sở thực tiễn. Việc gia tăng nhóm tội danh huỷ hoại rừng xuất phát từ các nguyên nhân như: (1) đối với một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt ở các huyện miền núi như Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Sơn… rừng là nguồn sống cơ bản. Hoạt động sản xuất, sinh sống của những nhóm người này gắn liền với rừng. Tuy nhiên, họ khai thác rừng hoàn toàn theo tập quán truyền thống – những phương pháp có nguy cơ huỷ hoại rừng rất cao; (2) tập quán đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn tồn tại, thậm chí hiện nay việc đốt rừng làm nương rẫy ở những vùng rừng sâu diễn ra nhiều hơn; (3) người dân chưa có ý thức và kiến thức về bảo vệ rừng. Đặc biệt, đối với ý thức và kiến thức về phòng chống cháy rừng rất yếu. Trong khoảng 03 năm trở lại đây, cháy rừng tại Hà Tĩnh diễn ra thường niên và có quy mô lớn nhất cả nước; (4) lực lượng chức năng, cơ quan quản lý nhà nước có chức năng quản lý và bảo vệ rừng hoạt động chưa thực sự hiệu quả và (5) nguồn lợi từ rừng rất phong phú và rất lớn.

+ Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Đây là nhóm tội danh phổ biến thứ hai trong các tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Các hành vi phạm tội thuộc nhóm tội danh này phổ biến ở các huyện có đường Hồ Chí Minh chạy qua vì có diện tích rừng tự nhiên lớn, dễ dàng cho săn bắt động vật quý hiếm và có hệ thống đường mòn vắng vẻ, thuận tiện cho vận chuyển động vật quý hiếm như Hương Sơn, Hương Khê và đặc biệt là Vũ Quang. THTP của nhóm tội danh này có xu hướng gia tăng liên tục qua các năm, do đó việc dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai là việc khẳng định một mạch xu hướng tăng của nhóm tội danh này. Sự gia tăng của nhóm tội danh này trong dự báo THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xuất phát từ các nguyên nhân như: (1) lợi nhuận từ việc săn bắt và kinh doanh động vật hoang dã rất lớn do đó thu hút được nhiều bộ phận

người dân tham gia, đặc biệt là nhóm những người không có công việc, ngành nghề ổn định; (2) các chế tài cho hành vi này chủ yếu là chế tài hành chính, chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng; (3) nhu cầu tiêu thụ các động vật hoang dã không có xu hướng giảm, đồng thời giá trị của mặt hàng này ngày càng gia tăng, do đó kích thích nguồn cung. Chủ yếu nhu cầu này đến từ các nhà hàng ở những thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…, nhu cầu chế biến cao, thuốc chữa trị và nhu cầu nuôi nhốt, làm cảnh; (4) lực lượng chức năng cho đến nay vẫn chưa có những giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa, đấu tranh và trấn áp các tội phạm thuộc nhóm tội danh này.

+ Tội gây ô nhiễm môi trường. Các hành vi thuộc nhóm tội danh gây ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ thứ ba trong lịch sử THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Nhóm tội danh này cũng có xu hướng tăng tịnh tiến trong lịch sử THTP về môi trường tại tỉnh Hà Tĩnh. Đặc biệt, nhóm tội danh này có sự tỷ lệ thuận với sự gia tăng quy mô phát triển công nghiệp của tỉnh. Hà Tĩnh hiện nay là một trong 05 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công và có tốc độ phát triển công nghiệp, dịch vụ nhanh nhất cả nước. Chính vì thế, dự báo về THTP về môi trường của nhóm tội danh gây ô nhiễm môi trường là có cơ sở khoa học và thực tiễn. Nguyên nhân xu hướng tăng này xuất phát từ: (1) các làng nghề, khu công nghiệp, khu chế xuất…

được hình thành nhiều. Trong quá trình sản xuất, các chủ thể này tiến hành xả thải không khí, nước thải và rác thải rắn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều vùng. Các chủ thể không trang bị hệ thống xử lý chất thải trước khi xả thải ra môi trường như các làng nghề, hoặc được xây dựng, trang bị nhưng không vận hành theo đúng quy trình xử lý như yêu cầu để tiết kiệm chi phí như các khu, cụm công nghiệp, chế xuất…; (2) vấn đề kiểm soát đầu ra của chất thải không thực hiện hiệu quả, yếu tố đột xuất, bất ngờ không nhiều (chủ yếu kiểm tra có báo trước) do đó các chủ thể vi phạm dễ dàng đối phó; (3) xuất hiện tâm lý đánh đổi trong quản lý nhà nước, sự đánh đổi giữa kinh tế và môi trường. Trong trường hợp này kinh tế được ưu tiên.

+ Tội vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông. Các hành vi thuộc nhóm tội danh này chủ yếu gồm: hành vi khai thác cát trái phép và hành vi khai thác sỏi trái phép. Hai hành vi trong nhóm tội danh này trong lịch sử THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có tỷ lệ thuận với xu hướng xây dựng dân dụng ngày càng gia tăng. Cát và sỏi là hai vật liệu xây dựng quan trọng. Đời sống kinh tế xã hội càng phát triển, nhu cầu xây dựng càng lớn, việc khai thác các vật liệu quan trọng đó

càng cao. Do đó, THTP về nhóm tội danh này tăng lên trong thời gian tới là một dự báo có độ tin cậy cao. Xu hướng gia tăng của nhóm tội danh này xuất phát từ các nguyên nhân: (1) cát và sỏi là các sản phẩm tự nhiên, quy trình khai thác đơn giản trong khi giá thành ngày càng tăng nên mang đến nguồn lợi rất lớn cho các đối tượng phạm tội; (2) nhu cầu thị trường lớn và gia tăng không ngừng, nên nguồn cung cũng theo đó lớn lên; (3) xuất hiện sự bao che, móc nối và bảo kê của chính quyền cơ sở và các cơ quan chức năng với các đối tượng nhằm hưởng lợi về kinh tế.

- Bên cạnh việc gia tăng số lượng THTP về môi trường ở một số nhóm tội danh như đã trình bày ở trên, THTP về môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới còn được dự báo là gia tăng về quy mô hậu quả của hành vi phạm tội.

Quy mô phạm tội cũng được dự báo gia tăng ở một số nhóm tội danh nhất định, trong đó lớn nhất là Tội huỷ hoại rừng và Tội gây ô nhiễm môi trường.

+ Tội huỷ hoại rừng. Hành vi được dự báo sẽ gia tăng về quy mô hậu quả trong nhóm tội danh huỷ hoại rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là đốt rừng. Trong 03 năm 2017 - 2019 tình trạng đốt rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gia tăng cả về số lượng và quy mô. Trong đó, xét về quy mô, mỗi năm có tổng diện tích rừng bị cháy cao hơn khoảng 17% so với năm trước. Do đó, tiếp nối xu hướng này, hành vi đốt rừng trong thời gian tới sẽ tiếp tục xác lập những quy mô hậu quả mới. Nguyên nhân của sự gia tăng này bao gồm: (1) người dân có nhu cầu mở rộng sản xuất, đặc biệt tại các huyện miền núi. Việc mở rộng sản xuất vẫn dựa vào phương thức đốt rừng làm nương rẫy truyền thống, do đó quy mô rừng bị tàn phá sẽ ngày càng lớn hơn; (2) chịu sự tác động của biến đổi khí hậu, nền nhiệt độ và biên độ mùa khô ở Hà Tĩnh ngày càng lớn hơn, điều này đã đẩy nguy cơ cháy rừng trên địa bàn tỉnh ở mức cao nhất và sẽ duy trì trong tương lai.

+ Tội gây ô nhiễm môi trường. Nhóm tội danh này ngoài việc tăng số lượng đối tượng còn tăng cả quy mô phạm tội. Cơ sở của việc dự đoán tăng quy mô các tội gây ô nhiễm môi trường xuất phát từ việc xu hướng phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng tại Hà Tĩnh hiện nay. Các chủ thể thuộc nhóm sản xuất này sẽ xả thải một lượng chất thải lớn ra môi trường trong quá trình hoạt động của mình.

Quy mô sản xuất càng lớn, quy mô hậu quả của hành vi cũng càng lớn. Ví dụ năm 2016, sự cố môi trường do Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa (Khu công nghiệp Vũng Áng) xả thải. Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến du lịch biển và cuộc

Một phần của tài liệu Phòng ngừa tình hình tội phạm về môi trường trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 122 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)