Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở tại Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu [123doc] - mau-bia-tieu-luan-dai-hoc-noi-vu (1) (Trang 23 - 26)

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa công sở tại Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội

2.2.1. Cảnh quan môi trường làm việc Bài trí công sở các phòng làm việc

Với đặc thù là cơ quan hành chính nhà nước, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội thực hiện đầy đủ những quy định bài trí công sở theo đúng quy định tại Quyết đinh số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Cụ thể:

Quốc huy được treo trang trọng tại tòa nhà chính, kích cỡ Quốc huy phù hợp với không gian, Quốc huy không quá cũ và không bị hư hỏng.

Biển tên cơ quan được đặt tại cổng chính, trên đó có ghi rõ tên gọi đầy đủ và địa chỉ của cơ quan bằng tiếng Việt.

Khuôn viên của tòa nhà có nhiều cây xanh nhằm tạo khung cảnh thân thiện, gần gũi với thiên nhiên. Phòng bảo vệ được đặt tại cổng của cơ quan để tiện cho việc quan sát, kiểm soát.

Phòng làm việc, cảnh quan và trang thiết bị, cơ sở vật chất bên trong phòng làm việc và các trang thiết bị như máy tính, máy in,...tại cơ quan được bố trí khoa học, hợp lý, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Trước mỗi phòng đều có biển tên, phòng làm việc sắp xếp khoa học, ngăn nắp.

2.2.2. Các hoạt động tập thể

Hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết lãnh đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội luôn quan tâm, chú trọng tới việc tổ chức các hoạt động tập thể như :

Các hội diễn văn nghệ cũng là dịp để cán bộ, công chức có cơ hội giao lưu, thể hiện bản thân và sức mạnh tập thể. Hoạt động này được tổ chức thường xuyên qua các năm.

Có thể thấy rằng thông qua các hoạt động tập thể đã tạo dựng nét văn hóa truyền thống trong mỗi cá nhân, đơn vị từ đó hình thành nên đặc trưng văn hóa công sở tại Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội.

2.2.3. Nội quy, quy chế làm việc

- Ủy ban nhân dân Thành phố làm việc tập thể theo nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể Ủy ban nhân dân, vừa đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân Thành phố

- Giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; bảo đảm sự lãnh đạo của Thành ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân thành phố

- Trong phân công giải quyết công việc, mỗi việc chỉ giao cho một cơ

quan,đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Cấp trên không làm thay công việc của cấp dưới, tập thể không làm thay công việc của cá nhân và ngược lại. Thủ trưởng cơ quan được giao công việc phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về kết quả, tiến độ công việc được phân công

- Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, công chức; đảm

bảoyêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định

- Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật và quy chế làm việc

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả.

2.2.4. Phong cách lãnh đạo

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội làm việc theo chế đột thủ trưởng, đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Mọi hoạt động của cơ quan đều phải tuân thủ theo pháp luật. Hoạt động của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phải đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, đảm bảo phát huy năng lực, sở trường cuả cán bộ công chức.

Lãnh đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội là những người có năng lực chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng, được đào tạo bài bản. Có khả năng khích lệ, giao tiếp, đàm phán thể hiện qua cách làm việc, cách giao tiếp ứng xử đối với cán bộ công chức trong cơ quan và giao tiếp với nhân dân, báo chí.

2.2.5. Năng lực phẩm chất của cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức luôn thể hiện phẩm chất tốt trong ứng xử giao tiếp. Luôn tôn trọng, cư xử đúng mực với lãnh đạo, với đồng nghiệp và người dân. Luôn

thẳng thắn nhận trách nhiệm, phê bình và tự phê bình để rút kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của cấp trên, luôn vui vẻ, nhiệt tình, thân thiện, cởi mở.

Trang phục, lễ phục được cán bộ công chức lựa chọn trong qua trình làm việc đảm bảo gọn gàng, lịch sự, có thẩm mỹ. Không đeo dép lê tới cơ quan, đầu tóc gọn gàng.

Một phần của tài liệu [123doc] - mau-bia-tieu-luan-dai-hoc-noi-vu (1) (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w