Chương 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG THỜI KỲ CÁCH
3.1. Yếu tố tác động đến việc xây dựng văn hóa công sở tại Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
3.1.1. Yếu tố khách quan
Hệ thống pháp luật
Trong các quy chế quy định nội quy, điều lệ hoạt động có tính chất bắt buộc
mọi thành viên của cơ quan thực hiện, việc chuyển từ chỗ bắt buộc sang chỗ tự giác, nó còn thể hiện thông qua mối quan hệ qua lại giữa các thành viên trong công sở, chặt chẽ hay lỏng lẻo, đoàn kết hay phân nhóm
Sự phát triển của khoa học công nghệ
Văn hóa công sở có mối liên hệ chặt chẽ với hiện đại hóa công sở. Văn hóa công sở chỉ có thể được xây dựng và duy trì trên cơ sở có sự đảm bảo ở mức độ nhất định về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị, điều kiện làm việc cho cán bộ công chức.
Tình hình chính trị, văn hóa, xã hội
Kinh tế phát triển hay đi xuống đều ảnh hưởng đến vấn đề xây dựng văn hóa công sở. Ở các quốc gia có kinh tế phát triển thì sẽ dành nhiều nguồn lực hơn cho việc xây dựng văn hóa công sở. Việc đầu tư nguồn lực phải tăng cường công tác quản lý, thực hiện các biện pháp tổ chức điều hành công sở linh hoạt, thúc đẩy sự hòa hợp với công chức trong tư cách là người lao động với cơ quan đơn vị.
Hiện nay nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường đã tác động và đặt ra yêu cầu mới đối với viêc xây dựng văn hóa nói chung và văn hóa công sở nói riêng.
Giá trị truyền thống và hiện đại
Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về tư tưởng, lối sống chuẩn mực thái độ, hành vi được cộng đồng thừa nhận và duy trì, gìn giữ qua các thế hệ. Giá trị truyền thống văn hóa tác động đến văn hóa công sở theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Trong qua trình xây dựng văn hóa công sở hiện nay phải tiếp thu kế thừa những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp, bổ sung những giá trị mới nhằm hình thành một nền văn hóa công sở tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
3.1.2. Yếu tố chủ quan
Môi trường và con người
Cách hành xử văn hóa thực tế tại công sở mang lại nhiều lợi ích. Văn hóa ứng xử nói chung và văn hóa nơi công cộng nói riêng chính là thước đo của sự văn minh của mỗi cán bộ công chức. Con người tác động đến việc hình thành văn hóa công sở
Trình độ học vấn
Trình độ học vấn là một yếu tố cần và đủ cấu thành nên văn hóa công sở.
Trình độ học vấn là chìa khóa để con người bước vào nền văn hóa tiên tiến hơn. Không ngừng nâng cao trình độ học vấn giúp con người vươn tới đỉnh cao của sự sáng tạo, góp phần nuôi dưỡng con người phát triển toàn diện hơn.
3.1.3. Hệ thống các văn bản chỉ đạo xây dựng văn hóa công sở
Trên cơ sở nâng cao xây dựng văn hóa công sở triển khai thực hiện kế hoạch Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ với mục đích tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức và hành động;
tự tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao ý thức, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí qua đó tiếp tục xây dựng hình ảnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Việt Nam gương mẫu, tận tụy, chuẩn mực, chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, tận tình, thân thiện; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua những việc làm cụ thể hàng ngày, trên mọi lĩnh vực công tác;
Bảo đảm tính liên tục và hiệu quả hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, tạo môi trường làm việc văn minh, hiện đại, chuyên nghiệp, trách nhiệm, minh bạch, hiệu quả góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước
Triển khai thực hiện Quyết đinh số 129/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Văn bản này đã ra đời và thực hiên 13 năm. Do đó cần sự điều chỉnh, bổ sung đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục góp phần khơi gợi tính tự giác của mỗi cán bộ công chức trong cơ quan. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cần thường xuyên biên soạn tài liệu bồi dưỡng văn hóa công sở một cách thường xuyên và liên tục.