Chương 3: NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG SỞ TRONG THỜI KỲ CÁCH
3.2. Giải pháp xây dựng văn hóa công sở trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 tại Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội
Một là, đổi mới và nâng cao nhận thức về văn hóa công sở cho đội ngũ cán bộ, công chức để thống nhất nhận thức chung, xem thực hiện văn hóa công sở chính là một phần của nhiệm vụ cải cách hành chính và mỗi cán bộ, công chức cũng cần nhận thức được đây là nhiệm vụ, phải xây dựng được kế hoạch và phải có chuyển biến trong quá trình thực hiện. Ban lãnh đạo chỉ đạo phòng tổ chức cán bộ lồng ghép nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức về văn hóa công sở cho đội ngũ cán bộ, công chức trong các cuộc họp, hội nghị;
các buổi ngoại khóa, giao lưu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao… để mỗi cán bộ, công chức hiểu được vai trò, trách nhiệm của chính mình và từ đó nâng cao các hành vi thực hiện văn hóa công sở, thực hiện nghiêm túc những quy định về đạo đứcnghề nghiệp, nâng cao tinh thần tự quản, tính tự giác, thái độ trách nhiệm trước công việc và ý thức chấp hành những quy chế mà cơ quan tổ chức ban hành. Đối với bộ phận lãnh đạo, cần phải xây dựng được hệ thống các công cụ tạo động lực để cán bộ, công chức có điều kiện phát triển khả năng chuyên môn, một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao thì hiệu quả công việc và nghiên cứu sẽ cao.
Hai là, ban hành và thực hiện quy chế văn hóa công sở chỉ đạo phòng Tổng hợp Hành chính tổng hợp những ý kiến góp ý của đội ngũ cán bộ, công chức trong bản dự thảo văn hóa công sở để trình kí và ban hành, triển khai thực hiện trên thực tế với những nội dung cụ thể, rõ ràng mang tính khả thi cao, có tiêu chí và biện pháp đảm bảo thực hiện để mọi người phấn đấu, có bản cam kết thực hiện của mỗi phòng ban, đơn vị trực thuộc, thưởng phạt công khai những người làm tốt và chưa tốt. Có kiểm tra, tổng kết, đánh giá định kỳ. Đồng thời, cần đưa ra thảo luận thường xuyên trong nội bộ cơ quan về nội dung của quy chế để mọi người dần có ý thức, trở thành nề nếp, thói quen, tác phong làm việc khoa học.
Ba là, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị hạ tầng công nghệ thông tin. Chúng ta biết rằng, yếu tố công nghệ thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị đang là yếu tố quan trọng cho sự nghiệp phát triển của các cơ quan hành chính. Cũng chính vì vậy mà khi tiến hành cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 thì rõ ràng công tác hành chính sẽ đòi hỏi đầu tư cao về chất lượng hạ tầng thông tin. Trong giai đoạn hiện nay, van hóa công sở luôn đi đôi với hiện đại hóa công sở. Trụ sở của cơ quan nếu khang trang hiện đại thì qua trình làm việc sẽ tạo được sự hài lòng của người dân, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan. Song song với đó thì các thiết bị làm viêc, thiết bị văn phòng được trang bị đồng bộ, phù hợp sẽ giúp cán bộ công chức làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cải thiện môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ, công chức. Cần tăng cường sửa chữa, bổ sung và mua sắm mới các trang thiết bị hiện đại, máy móc, máy chiếu cho các phòng tùy theo nhu cầu. Chỉ đạo Phòng Quản trị thiết bị thường xuyên kiểm tra, bảo quản và kiểm kê tài sản theo định kì, đảm bảo công năng và hiệu suất sử dụng của các trang thiết bị phục vụ quá trình làm việc, thực hiện sửa chữa, mở rộng hoặc xây mới các phòng làm việc đảm bảo diện tích làm việc cho đội ngũ cán
bộ, công chức của cơ quan. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cần quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức trong giờ giấc làm việc, tự chủ trong công việc, duy trì và phát triển môi trường văn hóa công sở sẽ giúp đội ngũ cán bộ công chức có thêm thời gian nghiên cứu các tài liệu kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân.
Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện quy định về văn hóa công sở trong cơ quan. Đây là nhu cầu tất yếu khi cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 hiện hữu vào nước ta, chi phối tất cả nguồn nhân lực cán bộ công chức trong cơ quan hành chính. Điều này bắt buộc từ người làm công tác quản lý đến chuyên môn đều phải học hỏi không ngừng để nâng cao các kỹ năng, tham gia điều khiển và vận hành hoạt động công sở đảm bảo hiệu quả trong công việc. Bởi lẽ khi hoạt động của cơ quan chịu tác đọng của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 thì lao động thủ công và lao động chân tay bị hạn chế đi rất nhiều thay vào đó là những công việc đòi hỏi kỹ năng có sự liên kết với hệ thống thông tin, có sự giúp đỡ của công nghệ thông tin, của mạng internet với cường độ cao. Tính sáng tạo công nghệ tiên tiết cần được áp dụng và phát huy trong bất kỳ hoạt động nào của cơ quan do Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng mới đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng. Cán bộ, công chức trong cơ quan là đơn vị tham mưu cho lãnh đạo quản lý trong hoạt động theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện những quy định về văn hóa nên việc bồi dưỡng thêm là rất cần thiết. Trình độ và năng lực của cán bộ công chức trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 phải không ngừng nâng cao. Thông qua đó, ban lãnh đạo còn có thể đánh giá khách quan, chính xác hơn về thực trạng chấp hành quy chế của đội ngũ cán bộ, công chức.
Năm là, xây dựng môi trường văn hóa công sở, đời sống lành mạnh. Mỗi nhân viên là một chủ thể tích cực thấm nhuần tinh thần đoàn kết, gắn kết mối
quan hệ giữa các nhân viên với nhau trong xây dựng nền văn hóa công sở trong tổ chức. Sức mạnh trong xây dựng nền văn hóa công sở phải có tính tổng hợp với sự tương tác có tính đồng thuận, cùng chung một hướng và trở thành phong trào sâu rộng. Người cán bộ công chức khi làm việc ở công sở phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, thẻ cán cộ công chức luôn theo mình khi thực hiện nhiệm vụ. Về giao tiếp ứng xử cũng phải có thái độ lịch sự, tôn trọng mọi người, ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng mạch, nhã nhặn, biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, không có thái độ hách dịch, gây khó khăn phiền hà cho người dân khi thực hiện nhiệm vụ. Luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp, giữ gìn vệ sinh công sở như giữ gìn vệ sinh ở chính nhà mình.
Tiểu kết:
Trong chương 3, tôi đã nêu ra một số yếu tố tác động đến việc xây dựng văn hóa công sở, đồng thời đưa ra một số giải pháp góp phần xây dựng văn hóa công sở trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội nhằm giúp văn hóa công sở của cơ quan ngày một tốt hơn.