Biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật của quản trị tài chính trong mua bán, sáp nhập công ty cổ phần

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LUẬT TÀI CHÍNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG MUA BÁN, SÁP NHẬP( MA) CÔNG TY CỔ PHẦN (Trang 38 - 42)

Hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật quản trị tài chính trong tái cấu trúc doanh nghiệp ở nước ta hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố. Trong đó, chủ yếu là hệ thống pháp luật; trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của các chủ thể pháp luật; công tác phổ biến; tuyên truyền, giáo dục pháp luật, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật. Để nâng cáo hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật cần đưa ra những hình thức, giải pháp phù hợp với thực tế và từng giai đoạn phát triển của đất nước. Có thể kể thực hiện thông qua các biện pháp sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A.

Các quy định về hoạt động M&A đang được quy định tại nhiều luật và văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, hơn nữa mới chỉ quy định chung chung, chưa có hệ thống chi tiết. Điều này vừa làm cho các chủ thể tham gia hoạt động M&A gặp khó khăn trong việc thực hiện, vừa làm cho các cơ quan quản lý nhà nước khó kiểm soát các hoạt động M&A. Từ đó, khiến các nhà đầu tư e ngại khi đầu tư vào Việt Nam dưới hình thức này. Hệ thống pháp luật cần có quy định chi tiết để điều chỉnh rõ ràng, chi tiết đồng thời có tính hợp lý trên cả hai phương diện: (i) Các thủ tục, nguyên tắc, phương pháp định giá, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia…; (ii) Các tình huống xử lý tài chính, lao động và các vấn đề phát sinh sau khi thực hiện thương vụ M&A.

Thứ hai, quản trị tài chính: định giá và lựa chọn phương pháp định giá phù hợp. Tại Việt Nam, tình trạng thiếu thông tin và các dữ liệu thống kế không đầy đủ, thiếu chính xác và không được cập nhật một cách đầy đủ đã làm cho vấn đề định giá doannh nghiệp rất khó khăn, nhất là với loại hình doanh nghiệp đặc biệt là CTCP. Tại thị trường Việt Nam, thông tin về doanh nghiệp mà nhà đầu tư hướng tới còn rất hạn chế và không có công cụ tìm kiếm hữu ích với nguồn dữ liệu đáng tin cậy để nhà đầu tư có thể thu thập thông tin. Trong khi đó, các công ty muốn được sáp nhập hoặc bán thường che giấu thông tin kinh doanh bất lợi, các khoản nợ hoặc các tranh chấp, kiện tụng, khiến nhà đầu tư gặp nhiều rủi ro khi không nắm được thông tin từ phía công ty mà họ dự định đầu tư. Việc định giá tài sản của CTCP là cực kỳ khó khăn vì tài sản có thể là các khoản cho vay, mỗi khoản vay đều có những rủi ro và thu nhập khác nhau. Chính vì vậy, nên sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau để có thể định giá tương đối chính xác giá trị của CTCP để không gây thiệt thòi cho cả người bán lẫn người mua. Pháp luật nên đặt ra các quy định ngiêm khắc để hạn chế việc che dấu thông tin gây bất lợi cho các chủ thể trong giao dịch tránh kiện tụng.

Thứ ba, lựa chọn thời điểm giao dịch mua bán, sát nhập và minh bạch thông tin. Mua bán sáp nhập doanh nghiệp hiện đang là xu thế trên thế giới trong tất cả các lĩnh vực, càng sôi động với khu vực có tính chi phối cao như khu vực tài chính.

Các CTCP Việt Nam cần có thái độ tích cực và chủ động tham gia vào xu hướng này, cần có quan điểm tích cực, xem sáp nhập mua lại giữa CTCP với các doanh nghiệp trong và ngoài nước là một tất yếu, khách quan, nên được nghiên cứu, sử dụng phù hợp với chiến lược phát triển và kinh doanh của từng lĩnh vực. Khi việc minh bạch hóa thông tin được thực hiện tốt, các nhà đầu tưu, các CTCP khác sẽ dễ dàng tiếp cận và cùng lên bản thảo kế hoạch sáp nhập cho một sự liên kết lớn và có hiệu qua hơn.

Thứ tư, phối hợp với các luật sư,các công ty tư vấn trong hoạt động M&A.

Do một thực tế đã có nhiều công ty muốn mua và cũng có không ít công ty muốn bán nhưng phần nhiều trong số họ không có những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ M&A, cũng như không biết được sau M&A sẽ như thế nào. Thủ tục phê duyệt các giao dịch M&A tại Việt Nam cũng khá rườm rà, khi hầu hết các giao dịch cần phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Quá trình phê duyệt trong thực tế có thể lên đến nhiều tháng, đặc biệt, nếu M&A liên quan đến lĩnh vực kinh doanh có điều kiện thì thời gian sẽ dài hơn bởi phải chờ nhiều cơ quan khác nhau phê quyệt. Mà các giao dich M&A không chỉ là phép cộng đơn thuần các doanh nghiệp lại với nhau, một giao dịch M&A kéo theo hàng loạt các vấn đề như tư cách pháp nhân, vấn đề tài chính, thương hiệu, thị phần, thị trường, kiểm sát tập trung kinh tế, kiểm soát giao dịch cổ phiếu,... Do đó, khi CTCP có ý định giao dich M&A thì vai trò của các công ty tư vấn rất quan trọn góp phần hỗ trợ, tư vấn cho CTCP các vấn đề.

Từ đó, pháp luật trở nên linh hoạt, vận dụng mang lại hiệu quả cao trong giao dịch M&A.

Thứ năm, cần tổ chức cập nhật kiến thức về hoạt động M&A cho các DN Việt Nam để DN nhận thức rõ được điểm mạnh, điểm yếu của DN mình trong thời kỳ hội nhập. Các bên cần suy nghĩ theo mô hình hợp tác - phát triển và cùng có lợi khi đàm phán, thương thảo các thương vụ M&A...

Thứ sáu, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân sự, phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu… để trở thành nhà thiết lập thị trường M&A cho bên mua và bên bán gặp nhau được thuận tiện, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho các bên.

Thứ bảy, để pháp luật vào đời sống phổ biến để các doah nghiệp tiếp cận và thực hiện hiệu quả pháp luật thì đi đôi với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cơ quan nhà cần có các biện phương thức truyền thông đăng tải các thông tin lên website của các cơ quan nhà nước đồng thời Tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tại Việt Nam, tiềm ẩn nhu cầu phát triển hoạt động M&A là rất lớn và sẽ góp phần tái cấu trúc và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các công ty tại Việt Nam. Bên cạnh các giải pháp vĩ mô để cải thiện khung pháp lý, nâng cao vai trò của nhà nước VIệt Nam trong định hướng lộ trình thúc đẩy hoạt động M&A, và giải pháp từ phía các công ty cổ phần và các chủ thể liên quan được trình bày sẽ góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động sáp nhập và mua bán lại Doanh nghiệp thành công.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Luận án tiến sĩ luật học của Trần Bảo Ánh: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam.

2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – Biên soạn Nguyễn Tuyết Khanh 3. Một số vấn đề sáp nhập và mua lại doanh nghiệp và tình hình Việt Nam – PGS.TS. Nguyễn Trường Lạng và Nguyễn Thị Quỳnh Thư.

4.Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến độ tin cậy của thông tin tài chính trong các doanh nghiệp – tapchicongthuong.vn.

5.Ban kiểm soát của công ty là gì ? Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát nội bộ - luatduonggia.vn.

6. Ban kiểm soát công ty cổ phần Khái niệm, đặc điểm và quyền hạn – Công ty luậth TNHH LAWKEY.

7.Vai trò và chức năng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp – SMART TRAIN.

8. Mối quan hệ của kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ - apt.

9. Ban kiểm soát công ty cổ phần – TÂN THÀNH THỊNH.

10.Kiểm toán viên là gì ? các công việc kiểm toán viên phải làm - iconicJob Vietnam.

11.Luật doanh nghiệp 2020.

12. Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển DN nhà nước thành công ty cổ phần) 13. Pursuing MA in Vietnam Final 2018 VN.PDF (home.kpmg)

14.Tạp chí tài chính kinh doanh: https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh- doanh/vuong-mac-trong-thuc-hien-quy-dinh-ve-mua-ban-va-sap-nhap-tai-viet- nam-333080.html

15. https://khoinghiep.thuvienphapluat.vn/bai-viet/nhung-dieu-can-biet-ve-due- diligence-tham-dinh-doanh-nghiep-359.html

16. https://www.giamdoc.net/ke-toan-kiem-toan/tai-chinh-dong-tien-cong-ty-cua- ban-dang-gia-bao-nhieu-phan-2)

17.https://m.tinnhanhchungkhoan.vn/lo-hong-dinh-gia-doanh-nghiep- post184429.html

18. https://bnews.vn/co-hoi-m-a-tren-thi-truong-viet-nam-bai-1-nhieu-tin-hieu-lac- quan/183042.html

19. https://m.tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/thuc-trang- hoat-dong-mua-ban-sap-nhap-doanh-nghiep-tai-viet-nam-143068.html

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN MÔN LUẬT TÀI CHÍNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG MUA BÁN, SÁP NHẬP( MA) CÔNG TY CỔ PHẦN (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w