Các công cụ hỗ trợ lập mục tiêu

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng quản lý thời gian viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng (Trang 30 - 34)

Trong phần này, chúng tôi giới thiệu với bạn 2 phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và rất hiệu quả để hỗ trợ bạn trong quá trình xác định và lập mục tiêu cho mình.

7.1. Sơ đồ tư duy (Mindmap)

Khi bạn thực hiện phân loại các mục tiêu, bạn sẽ nhận thấy có nhiều mục tiêu sẽ giống nhau, hoặc bạn có quá nhiều mục tiêu. Khi đó bạn nên gom các mục tiêu tương tự nhau thành một mục tiêu. Nếu bạn có quá nhiều mục tiêu thì cần phải xem xét, cân nhắc lại những mục tiêu đó và rút gọn lại danh sách mục tiêu có ý nghĩa nhất, quan trọng nhất với bản thân bạn.

30

Sơ đồ tư duy (Mindmap) được mệnh danh "công cụ vạn năng cho bộ não", là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo, hiện đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng, đã và đang đem lại những hiệu quả thực sự đáng kinh ngạc, nhất là trong lĩnh vực giáo dục và kinh doanh. Lập sơ đồ tư duy là một cách thức cực kỳ hiệu quả để ghi chú. Các sơ đồ tư duy không chỉ cho thấy các thông tin mà còn cho thấy cấu trúc tổng thể của một chủ đề và mức độ quan trọng của những phần riêng lẻ trong đó đối với nhau. Nó giúp bạn liên kết các ý tưởng và tạo các kết nối với các ý khác.

Phương pháp này được Tony Buzan phát triển vào cuối thập niên 60 như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh.

Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn. Sơ đồ tư duy là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1

31

câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Các bước tạo sơ đồ tư duy:

1. Viết hay vẽ đề tài vào giữa trang giấy và vẽ một vòng bao bọc nó. Việc sử dụng màu sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ. Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính ngắn gọn.

2. Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đường (hay một đường có mũi tên ở đầu tùy theo quan hệ từ đối tượng trung tâm đối với ý phụ bên ngoài) đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm và nối với một ý phụ.

3. Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ sung cho ý đó.

4. Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý.

5. Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được sơ đồ chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc).

7.2. Não công (Brainstorming) Brainstorming (Não công/Tấn công não/tập kích não/Động não) là một kỹ thuật ban đầu được tạo ra để tìm ý tưởng trong làm việc theo nhóm. Kỹ thuật này được sáng tạo từ năm 1941, nhằm giải quyết các vấn đề, được Alex F. Osborn, một nhà quản trị

quảng cáo, giới thiệu trong cuốn sách Applied Imagination.

Bao nhiêu ý tưởng thì đủ? Một ý tưởng mới mẻ có thể làm vừa lòng rất nhiều người mà hằng ngày họ luôn làm những công việc bình bình. Tuy nhiên, nếu bạn có hơn

32

một ý tưởng thì sao? Vậy thì quá tuyệt rồi! Câu trả lời cho câu hỏi trên là giới hạn của số ý tưởng đưa ra chính là tất cả những ý tưởng mà bạn còn có thể nghĩ ra và phát triển được. Nói cách khác, hãy bỏ qua những giới hạn và bắt bộ não của bạn hoạt động hết khả năng, khi đó bạn sẽ thật sự bị bất ngờ trước khả năng sáng tạo của chính mình.

Sử dụng kỹ thuật não công rất đơn giản. Bạn hãy chuẩn bị một cây bút và giấy trắng để có thể viết tất cả những điều bạn hay cả nhóm của bạn đang suy nghĩ ra. Hãy viết bất cứ thứ gì có trong đầu bạn ra mặt giấy (brain dumping), không cần phải suy nghĩ nó là một ý tưởng tốt hay chỉ là một suy nghĩ thoảng qua trong đầu. Bạn càng không cần phải bận tâm đến việc mình có viết đẹp, ngay hàng thẳng lối hay không, nếu cần diễn tả một hình ảnh, cứ việc vẽ ra nếu bạn thích, nhưng hãy phác hoạ thật nhanh chóng, hay khi phát hiện ra mình viết sai thì cũng chẳng cần phải quay lại để sửa chữa, hãy để suy nghĩ của bạn liên tục.

Đừng chỉ suy nghĩ về chỉ 1 thứ mà hãy suy nghĩ đến tất cả những thứ có liên quan đến nó. Cứ viết và đừng dừng bút để suy nghĩ. Nếu bạn dừng bút trong khoảng thời gian dài hơn 10 giây, điều đó có nghĩa là bạn đã khai thác quá nhiều về ý tưởng đó, hãy lập tức bỏ qua một bên và quay sang những thứ liên quan khác, ta sẽ quay lại với nó sau. Có thể bạn cảm thấy hơi ngớ ngẩn, nếu chỉ viết ra tất cả mọi thứ như vậy thì bạn sẽ đạt được cái gì cụ thể?

Mục đích của quá trình não công này không phải là tìm được chính xác một ý tưởng hoàn thiện mà là đưa ra được càng nhiều ý tưởng càng tốt, do đó e ngại khi viết ra những điều mà bình thường bạn nghĩ sẽ rất ngớ ngẩn, ví dụ như xây dựng một ngôi nhà không cần tới mái chẳng hạn, thật sự thì bạn cũng đã thấy bây giờ đã có những ngôi nhà không có mái trong thực tế.

Trong não công thì vấn đề được xem xét từ nhiều khía cạnh và nhiều góc độ khác nhau. Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá.

33

Ngoài việc đưa ra thật nhiều ý tưởng, não công còn giúp ta phân tích kỹ vấn đề, tự xem xét tất cả vấn đề có thể xảy ra khi trong khi ta liên tục đặt ra những câu hỏi: Nếu vậy, giả sử như …

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng quản lý thời gian viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)