Tám lỗi cơ bản thường gặp khi lập kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng quản lý thời gian viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng (Trang 154 - 161)

CHƯƠNG 3: KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN

2. Tám lỗi cơ bản thường gặp khi lập kế hoạch kinh doanh

Lỗi cơ bản thứ nhất: Lần lữa, lâu dài trong việc lập kế hoạch kinh doanh.

Đây là lỗi cơ bản nhiều người từng làm nhất. bạn không nên chờ đợi cho tới khi bạn bắt buộc cần phải có một kế hoạch kinh doanh. Rất nhiều doanh nghiệp chỉ lập kế hoạch kinh doanh khi bị ngân hàng hoặc các nhà đầu tư thúc ép về vấn đề này.

Bạn đừng bao giờ chờ đợi cho tới khi thời gian rảnh sẽ lập kế hoạch kinh doanh. Ai cũng từng than thở rằng: "Không có thời gian rảnh để lập kế hoạch kinh doanh". Trên thực tế, công việc càng nhiều, càng bận rộn, càng cần chú tâm cho việc lên kế hoạch.

Một kế hoạch kinh doanh sẽ giúp công việc của bạn tiến hành một cách dễ dàng, không bị chồng chéo lên nhau, bạn có thể hoàn toàn chủ động được thời gian của mình khi bạn cần phải giải quyết nhiều công việc đồng thời.

Lỗi cơ bản thứ hai: Lạm dụng ý tưởng

Bạn không bán được các ý tưởng, các nhà đầu tư chỉ rót tiền cho những kế hoạch khả thi và có thể đưa lại lợi ích cho họ. Vậy nên bạn hãy coi kế hoạch chỉ là một cách để trình bày thông tin cần thiết chứ không nên lạm dụng nó.

Ý tưởng không nên đặt vào vị trí cao nhất. Một người kinh doanh không cần phải có ý tưởng đặc biệt khi bắt đầu, điều cần thiết là thời gian,sự kiên trì, tiền, kinh nghiệm.

Số doanh nghiệp thành công được mà chỉ dựa trên các ý tưởng mới là rất ít. So với một ý tưởng hiện có, bạn ít khi bán được một ý tưởng mới, bởi các nhà đầu tư không hiểu hết và họ cũng không chắc chắn rằng ý tưởng mới đó sẽ thành công hay thất bại.

Lỗi cơ bản thứ ba: tiền được vận hành không hợp lý

Lợi nhuận hoặc bất kỳ điều gì trong một kế hoạch kinh doanh đều chịu ảnh hưởng của dòng tiền. Mọi người đều chỉ chú ý tới lợi nhuận chứ ít khi quan tâm tới sự vận hành của dòng tiền trong kinh doanh. Công thức kinh doanh mà chúng ta được học là:

doanh số - (giá thành + chi phí) = lợi nhuận

154

Trên thực tế, suy nghĩ đó không hoàn toàn đúng vì chúng ta không thể sử dụng lợi nhuận trong kinh doanh, thứ mà chúng ta dùng chính là tiền mặt. Vậy nên chúng ta cần hiểu rất rõ về cách vận hành của dòng tiền. Hãy kèm một bảng dòng tiền vào kế hoạch kinh doanh của bạn.

Lỗi cơ bản thứ tư: kế hoạch kinh doanh được lập một cách dập khuôn và máy móc Bạn không cần quá nhiều sáng tạo trong việc lập kế hoạch kinh doanh, nhưng bạn cần điều chỉnh sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh thực tế của mình. Kế hoạch kinh doanh mang ý nghĩa rộng, bao gồm: kế hoạch hành động chi tiết,mục tiêu, kế hoạch tài chính, kế hoạch marketing và cũng có thể là kế hoạch của một người.

Lỗi cơ bản thứ 5: Sợ khi phải làm kế hoạch kinh doanh:

Lập kế hoạch kinh doanh không đến nỗi phức tạp như bạn nghĩ. Công việc này không khó như viết một cuốn tiểu thuyết hay là tác phẩm mang tính triết lý thật cao. Trong sách, trên mạng có rất nhiều mẫu để bạn tham khảo, thêm vào đó bạn cũng nên sử dụng các mẫu có sẵn trong các phần mềm chuyên nghiệp hay xin ý kiến của các chuyên gia, có điều kiện thì nên tham gia một lớp học ngắn hạn nào đó về kinh doanh.

Lỗi cơ bản thứ 6: Lập kế hoạch kinh doanh phát triển theo kiểu đột phát

Bạn sẽ không có khả năng ứng phó, đối mặt với các vấn đề xảy ra ngoài dự liệu khi bạn phát triển ý tưởng của mình theo những kế hoạch kinh doanh nhu thế này. Khi bạn thất bại, bạn sẽ mất niềm tin để tiếp tục công việc của mình.

Lỗi cơ bản thứ 7: Các mục tiêu không cu thể, chặt chẽ và rõ ràng

Người đọc sẽ cảm thấy bạn thổi phồng quá mức kế hoạch khi bạn dùng những từ ngữ hoa mỹ, hào nhoáng. Bạn nên nhớ là mục tiêu kế hoạch kinh doanh là kết quả công việc, trong đó bạn là người đề ra, theo dõi quá trình thực hiện những công việc này.

Cung cấp những con số, thời gian cụ thể, trách nhiệm quản lý, ngân sách và các mốc để hoàn thành là một việc làm rất thông minh và thuyết phục. Một kế hoạch kinh

155

doanh có được trình bày một cách thuyết phục nhưng vẫn có thể là vô nghĩa nếu không mang lại kết quả khả quan.

Lỗi cơ bản thứ 8: Đặt ưu tiên cho quá nhiều việc

Một chiến lược cần có sự tập trung, nhất quán. Vì vậy, bạn nên có một danh sách ưu tiên có từ 3-4 mục. Khi danh sách đó có tới 20 mục ưu tiên, đó không còn được gọi là một kế hoạch kinh doanh chiến lược bởi thiếu đi tính tập trung. Những kế hoạch như vậy sẽ thiếu đi tính hiệu quả.

156

3. “5W” và “1H” trong tổ chức sự kiện

“Nguyên tắc “5H” và “1H” cũng được áp dụng trong Event, hãy theo sát những nguyên tắc này khi lên kế hoạch cho một sự kiện.

WHY: Tại sao?

WHY đề cập đến mục đích tổ chức sự kiện? Hãy để nó bắt nguồn từ những gì bạn muốn từ sự kiện này. Ví dụ: Bạn muốn tổ chức sự kiện để nâng cao hình ảnh thương hiệu công ty, để tăng doanh thu của công ty, quảng bá sản phẩm/dịch vụ hoặc để thúc đẩy một chương trình cộng đồng v v…

Xác định mục tiêu của sự kiện khi bắt đầu lập kế hoạch sự kiện rất là rất quan trọng vì nó cung cấp cho bạn các hướng mà bạn nên tiếp tục để hoàn thành mục tiêu của bạn. Tổ chức một sự kiện mà không có mục tiêu rõ ràng là một sự lãng phí rất lớn về thời gian và nguồn lực.

WHAT: Cái gì?

Có nghĩa là những gì bạn sẽ làm trong sự kiện của mình, bao gồm:

Tên sự kiện: Tên của sự kiện này là gì? Ví dụ “Lễ hội hoa Đà lạt”

Thực đơn cho thức ăn và đồ uống: Danh sách các mặt hàng thực phẩm và đồ uống bạn sẽ phục vụ trong các sự kiện để khách hàng và đối tượng mục tiêu. Hãy luôn luôn tham khảo ý kiến của phía cung cấp (như nhà hàng, khách sạn, trung tâm hội nghị nơi đặt tiệc) khi quyết định chọn menu cho thức ăn và đồ uống, vì họ sẽ là những người biết rõ về vấn đề này hơn bạn, ví dụ như rượu vang được phục vụ như thế nào cho phù hợp (vang trắng khi ăn với thịt đỏ và vang đỏ dùng với hải sản) vì họ đã qua các khóa đào tạo. Hãy luôn nhớ thực đơn cũng nên đi theo chủ đề của sự kiện cũng như sở thích và tôn giáo của khách hàng khi quyết định chọn. Nếu đa số các khách mời của bạn là người ăn chay, thì hãy nên phục vụ nhiều các món chay trong bữa tiệc của sự kiện đó. Tương tự như vậy, nếu đa số khách hàng của bạn là những người có ý thức về sức khỏe (như bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng) thì hãy nên có một số mặt hàng

157

thực phẩm ít calo trong thực đơn mà bạn chọn, nếu nạn không muốn họ về nhà với một cái dạ dày trống rỗng. Cũng nên lưu ý về điều kiện khí hậu. Tránh phục vụ đồ ăn và thức uống trái mùa. Như phục vụ kem / đồ uống lạnh vào mùa đông, thực phẩm làm nóng (như thức ăn cay) trong mùa hè.

Thông tin về sự kiện: Tất cả các thông tin về sự kiện? Ví dụ như “Sự kiện hội nghị khách hàng tiêu biểu của Vietcombank”

Thông tin khách mời: Ai sẽ là khách mời chính? Danh sách khách mời có thể bao gồm các tổ chức, nhà tài trợ, các đối tác, khách hàng và đặc biệt người phương tiện truyền thông.

Chủ đề sự kiện (Theme): Một sự kiện có thể dựa trên một chủ đề cụ thể như: Đất, đại dương, đỏ, trắng,… Chủ đề dựa trên các sự kiện nói chung hoặc đám cưới. Như chúng ta có thể chọn chủ đề hoa cho một đám cưới chẳng hạn. Trong một sự kiện có chủ đề, tất cả mọi thứ từ ăn mặc, trang trí, trò chơi, âm nhạc, quà tặng, thực phẩm và đồ uống đều dựa trên một chủ đề cụ thể.

Các nhà cung cấp dịch vụ: Ai sẽ là nhà cung cấp dịch vụ? Bất kì một sự kiện nào cũng cần những nhà cung cấp về trang thiết bị hay là nhân sự như: Âm thanh ánh sáng, thiết bị nghe nhìn, hoa tươi, quà tặng, quay phim, nhiếp ảnh, nghệ sĩ, biểu diễn, trang trí,…

Quy định đối với khách mời: Đây là những quy định đối với các vị khách như cách ăn mặc hoặc kiến thức về sản phẩm của công ty mà họ đang tham gia sự kiện này.

Vào cửa: Xác định hình thức vào cửa. Có thể là bán vé, vào cửa tự do hoặc gửi thư mời – tùy loại hình và tính chất Event.

Quà tặng: Hãy xác định bạn sẽ tặng quà gì cho khách và tặng họ khi nào: khi họ vào cửa, khi họ chiến thắng một trò chơi hoặc khi họ rời bữa tiệc.

158

Chiến dịch truyền thông quảng cáo: Làm thế nào để truyền thông đến các các nhà tài trợ, đối tác và các sự kiện khách hàng trước, tại sự kiện và sau sự kiện một cách tốt nhất. Bạn có thể xem thêm bài Để quảng bá trước sự kiện hiệu quả.

Lịch trình: Các hoạt động sẽ xảy ra trong sự kiện: thời gian, nội dung cụ thể…

Ngân sách: Để xác định ngân sách cho sự kiện của bạn, hãy tìm hiểu chi phí cho sản xuất, thuê mướn, nhân sự, ý tưởng và marketing, PR cho sự kiện. Để xác định chi phí sản xuất, hãy tạo ra một danh sách (checklist) các dịch vụ hậu cần được sử dụng trong sự kiện này và sau đó tổng hợp các chi phí thuê, sản xuất. Bạn có thể xác định chi phí marketing trên cơ sở chi phí quảng cáo trước đây của một sự kiện tương tự. Nếu là lần đầu tiên làm, hãy hỏi kinh nghiệm của những người làm trước hoặc nhờ một đơn vị chuyên nghiệp trong việc thực hiện những chiến dịch quảng cáo như thế này (đối với những sự kiện có quy mô lớn). Dựa trên phí sản xuất và chi phí marketing, xác định chi phí quản lý (tức là chi phí để điều hành kinh doanh) trong chi phí quản lý này là bao gồm lệ phí và tiền lương của nhân viên. Thường thì phí quản lý sẽ được tính vào khoảng từ 10% – 15% tùy tính chất sự kiện và quy định của các công ty. Là một người làm sự kiện, bạn phải có khả năng tận dụng các hạng mục sản xuất, tiếp thị và chi phí vận hành cũng như bạn phải có khả năng tạo ra lợi nhuận đáng kể. Quản lý các sự kiện và quản lý ngân sách trước, trong và sau sự kiện là một bài toán khá khó khăn và đòi hỏi sự giúp đỡ từ một chuyên gia có kinh nghiệm. Tốt hơn hãy để việc này cho kế toán hoặc cấp trên nếu bạn chưa đủ kinh nghiệm.

Hãy luôn nắm nguyên tắc “5W và 1H” để tránh thiếu sót khi lên kế hoạch cho event WHEN: Khi nào?

Khi nào tổ chức sự kiện (ngày và thời gian)? Hãy lưu ý những điều sau khi lựa chọn ngày và thời gian cho sự kiện:

1) Chọn ngày và thời gian theo mục tiêu tiện lợi và có khán giả. Ví dụ như: không tổ chức các sự kiện trong những ngày làm việc, thời gian diễn ra các lễ hội khác. Thời gian tốt nhất để tổ chức sự kiện là những ngày cuối tuần như thứ bảy hoặc chủ nhật.

159

2) Hãy chắc chắn rằng thời gian sự kiện của bạn diễn ra không cùng thời điểm với những sự kiện lớn hơn và quan trọng hơn. Ví dụ: sẽ không phải là ý hay nếu bạn tổ chức buổi rockshow cùng thời điểm với rockshow miễn phí của Honda (cùng 1 tuần chẳng hạn), vì tất nhiên khán giả sẽ tham gia rockshow miễn phí hơn là mua vé để xem một show (có vẻ như) nhỏ hơn.

3) Lưu ý về thời tiết và khí khậu. Thật là thảm họa nếu tổ chức các sự kiện ngoài trời vào một ngày khi thời tiết có bão hoặc mưa lớn đã được dự kiến. Ở đây, bạn có thể nhờ vào kinh nghiệm của chính bạn nếu bạn đã quen thuộc với các điều kiện khí hậu của khu vực nơi bạn dự định tổ chức các sự kiện hoặc thông qua chương trình dự báo thời tiết. Hãy tìm hiểu về thời tiết vào ngày diễn ra sự kiện của bạn và có những phương án dự phòng phù hợp.

WHERE: Ở đâu?

Nơi mà bạn sẽ tổ chức sự kiện (tức là địa điểm)? Có thể tham khảo thêm ở bài “Các loại hình địa điểm trong event”

WHO: Ai?

Bạn sẽ tổ chức sự kiện cho ai, nhà tài trợ của bạn, đối tác, khách hàng và đối tượng mục tiêu? Có bao nhiêu đối tượng mục tiêu mà bạn đang mong đợi để tham gia vào sự kiện và tại sao bạn nghĩ họ sẽ tham gia? Điều này sẽ làm cơ sở để bạn vận động tài trợ bởi vì nhà tài trợ rất muốn biết có bao nhiêu phần trăm người tham dự sự kiện là khách hàng mục tiêu của họ.

HOW: Như thế nào?

Sự kiện đó sẽ được tiến hành như thế nào, điều này phụ thuộc vào tính chất của sự kiện (chương trình ca nhạc, hội nghị khách hàng, lễ ra mắt, khai trương,…), yêu cầu của khách hàng, ý tưởng của người lên kế hoạch. Không có một quy chuẩn chung cho việc này.

160

Một phần của tài liệu Bài giảng kỹ năng quản lý thời gian viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng (Trang 154 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)