- Cách làm: Dùng vân các ngón tay, lòng bàn tay. Các ngón tay khít lại với nhau. Tay của thầy thuốc di chuyển vòng tròn trên da người bệnh, có thể cùng chiều họăc ngược chiều kim đồng hồ.
- Vị trí làm: Thường xoa ở bụng, ngực, mặt hoặc nơi xưng đau.
- Tác dụng: Lý khí hòa trung (Tăng cường tiêu hóa) thông khí huyết, làm hết sưng, giảm đau.
7.2. Xát
- Cách làm: Dùng gốc bàn tay xát trực tiếp lên da theo hướng thẳng nhất định.
- Vị chí làm: Thường xát ở lưng và tứ chi
- Tác dụng: Thông kinh lạc, dẻo gân cốt, lý khí, giảm đau, khu phong tán hàn, kiện tỳ vị, thanh nhiệt.
Hình 14: Xát 7.3. Miết
- Cách làm: Dùng vân ngón tay cái miết trực tiếp vào da bệnh nhân sao cho da ở phía truớc tay căng da, ở phía sau tay trùng lại.
- Vị chí làm: Trán, ngực, bụng, lưng.
- Tác dụng: Khai khiếu, trấn tĩnh, bình can, giáng hỏa, sáng mắt, kiện tỳ.
Hình 15: miết, phân, hợp 7.4. Phân
- Cách làm: Dùng vân ngón tay cái hoặc vân ngón tay trỏ, từ cùng một chỗ tẽ ra hai bên theo hướng trái ngược nhau sao cho da bệnh nhân căng ra.
- Vị chí làm: Đầu, ngực, bụng, lưng.
- Tác dụng: Hành khí, tán huyết, bình can, giáng hỏa.
7.5. Hợp
- Cách làm: Dùng vân ngón tay cái, vân ngón trỏ hay ô mô út của hai tay từ hai chỗ khác nhau, đi ngược chiều và cùng đến một chỗ.
- Vị chí làm: Trán, lưng, bụng.
- Tác dụng: Bình can, giáng hỏa, trợ chính khí, giúp tiêu hóa.
7.6. Véo
Có hai cách véo
- Cách làm : + Véo đơn thuần: Dùng vân ngón cái và ngón trỏ véo da lên thành một nếp rồi buông tay ra ngay.
- Vị chí làm: Thường véo ở trán, lông mày.
+ Véo cuộn: Dùng lòng bàn tay véo da lên thành một nếp vừa véo vừa cuộn đẩy nếp da di chuyển theo chiều trái ngược nhau.
- Vị chí làm: Thường véo ở vùng lưng, tứ chi.
-Tác dụng: Bình can, giáng hỏa, thanh nhiệt, khu phong, tán hàn, nâng cao chính khí.
7.7. Vờn
- Cách làm: hai bàn tay hơi cong, bao lấy một vị trí, rồi chuyển động ngược chiều, kéo theo cả da thịt người bệnh chỗ đó chuyển động theo.
Dùng sức phải nhẹ nhàng, vờn từ trên xuống từ dưới lên.
- Vị chí làm: Dùng ở chân tay, vai, lưng.
- Tác dụng : Hành khí, hoạt huyết, thông kinh lạc, giãn cơ, giảm đau.
7. 8. Day
- Cách làm: Dùng gốc bàn tay hoặc vân ngón cái, hoặc vân ngón trỏ hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và day vòng tròn cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
- Vị chí làm: Lưng, bụng, tay, chân, huyệt và á thị huyệt
- Tác dụng: Giãn cơ giảm xưng, giảm đau, khu phong thanh nhiệt.
7.9. Lăn
- Cách làm Dùng mô bàn tay và mô ngón út, các ngón tay để cong tự nhiên, vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay lần lượt lăn trên da thịt bệnh nhân hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và ngón tay, các ngón tay hơi nắm lại vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay lần lượt lăn trên da thịt bệnh nhân.
- Vị chí làm: Lưng, mông, gáy và tứ chi.
- Tác dụng: Khu phong, tán hàn, thông kinh lạc, giảm đau, lưu thông khí huyết, làm khớp vận động được dễ dàng.
7.10. Bóp
- Cách làm: Tùy theo vị trí mà sử dụng cho thích hợp có thể dùng cả bàn tay hoặc 5 ngón tay hoặc ngón cái và ngón trỏ bóp trực tiếp vào da thịt bệnh nhân, lực nặng hay nhẹ tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân.
Nếu ở lưng và mông dùng cả bàn tay Nếu ở chân, tay, vai dùng cả 5 ngón tay Nếu ở cổ dùng ngón cái và ngón trỏ.
- Vị chí làm: Làm ở đầu, cổ, lưng, mông, tứ chi
- Tác dụng: Khu phong, tán hàn, thông kinh lạc,giảm đau.
7.11. Vỗ (phát)
- Cách làm: Bàn tay hơi khum, lòng bàn tay hơi lõm các ngón tay sát vào nhau, vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay, phát từ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh và phát ra tiếng kêu bôm bốp. Khi phát da sẽ đỏ lên một vùng do thay đổi áp lực của không khí trong lòng bàn tay gây ra.
- Vị chí làm: Vai, lưng, mông, tứ chi.
- Tác dụng: Thông kinh lạc, mềm cơ, giảm sức căng, khai khiếu, tỉnh thần.
7. 12. Đấm
- Cách làm: nắm tay lại, bờ dưới của bàn tay đấm liên tiếp vào da thịt của bệnh nhân, có thể đấm cả một tay hoặc hai tay lực nặng nhẹ tùy từng người bệnh.
- Vị chí làm: Vai, lưng, mông, tứ chi
- Tác dụng: Thông kinh lạc, khu phong, tán hàn, bình can, giáng hỏa.
Hình 16; đấm, bóp, vờn, rung 7.13. Ấn.
- Cách làm: Dùng vân ngón cái, hoặc gốc bàn tay, ấn vào da thịt người bệnh theo chiều từ từ tăng dần, lực nặng hay nhẹ tùy theo từng người bệnh. Khi ấn có thể day gọi là ấn day.
- Vị chí làm: Thường ấn vào huyệt hoặc á thị huyệt hoặc những nơi cơ và dây chằng co cứng.
- Tác dụng: Thông kinh lạc, giảm đau, giãn cơ.
7.14. Bấm
- Cách làm: Dùng đầu ngón cái đã cắt ngắn móng tay bấm vào da thịt bệnh nhân với góc 45o so với mặt da. Bấm từ từ tăng dần, lực nặng nhẹ tùy theo từng người bệnh.
Chú ý: khi bấm huyệt không được làm giập nát tổ chức gây phù nề, bầm tím.
- Vị chí làm: Nơi co cứng, các huyệt hoặc á thị huyệt - Tác dụng: Thông kinh lạc, giãn cơ, giảm đau.
Hình 17: ấn huyệt, bấm huyệt 7.15. Rung
- Cách làm Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế, hai tay buông thõng, thày thuốc đứng, hai tay nắm chặt tay bệnh nhân hơi kéo căng tay, rung từ nhẹ đến nặng, như một làm sóng chuyển động từ cổ tay đến khớp vai.
- Vị chí làm: ở tay
- Tác dụng: Làm trơn khớp, mềm cơ, giăn dây chằng, tăng cường phạm vi hoạt động của khớp.
7.16. Vận động
Tùy theo từng khớp mà có cách vận động khác nhau và theo nguyên tắc sau:
+ Vận động theo chức năng sinh lý của từng khớp + Biên độ vận động tùy tình trạng của khớp.
- Cách làm: Một tay cố định phía trên khớp cần vận động, một tay vận động khớp theo phạm vi hoạt động bình thường của mỗi khớp. Nếu khớp hoạt động bị hạn chế cần kéo giãn khớp. Trong khi vận động và phải chú ý hết sức đến phạm vi hoạt động lúc đó của khớp. Tránh làm quá mạnh gây quá đau cho người bệnh.
- Tác dụng: Thông lý, mở khớp, làm tăng sức hoạt động của các chi.
* Câu hỏi lượng giá 1. Chọn 1/5
Động tác xoa bóp nào mà khi tiến hành thủ thuật thầy thuốc dùng gốc bàn tay tỳ vào da và đẩy bàn tay đi theo một hướng nhất định
A: Xoa B: Xát C: Day D: Đấm
E: Lăn
3. Trình bày cách làm, tác dụng của 16 kĩ thuật xoa bóp?