*Mục tiêu học tập: Sau khi học xong học viên có khả năng:
1. Kể được tên các cây thuốc (vị thuốc) thuốc chỉ khái hóa đờm, bình xuyễn
2. Trình bày bộ phận dùng, phương pháp trồng trọt - thu hái - chế biến, tính vị - qui kinh, công công dụng, cách dùng và liều dùng của cây thuốc, vị thuốc chỉ khái hóa đờm, bình xuyễn.
*Nội dung
1. ĐẠI CƯƠNG 1. 1. Định nghĩa
Thuốc chữa ho và long đờm là thuốc có tác dụng làm gỉam hay hết cơn ho, làm long đờm hoặc tiêu trừ đờm dãi. Thường thuốc giảm ho có tác dụng long đờm và thuốc long đờm
có tác dụng giảm cơn ho.
1.2. Tác dụng chung
- Chữa ho khan, ho thành cơn - Chữa hen xuyễn, khó thở.
- Trừ đờm (làm long đờm hay giảm đờm) (hàn đờm hoặc nhiệt đờm).
2. CÁC VỊ THUỐC
HÚNG CHANH (Coleus aromaticus Benth)
Tên khác: Rau thơm lộng, rau tần,
Bộ phận dùng: Lá tươi của cây húng chanh.
Trồng trọt, thu hái, chế biến
Cây được trồng khắp nơi để lấy lá làm gia vị và làm thuốc. Trồng bằng thân cây.
Tính vị quy kinh: vị hơi chua, mùi thơm, tính ấm. Vào kinh phế.
Công dụng
- Chữa ho, viêm họng, ho khạc ra máu.
- Chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi.
- Còn dùng ngoài để giã đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn.
Liều dùng cách dùng
Ngày dùng 10 - 16 gam tươi dạng sắc, hãm hoặc nhai ngâm tươi.
TANG BẠCH BÌ (Cortex mori radicis) Tên khác: Vỏ rễ cây dâu, vỏ rễ dâu.
Bộ phận dùng:
Lấy rễ dâu to bóc lấy vỏ, cạo phần vỏ xanh bên ngoài đi phơi hay sấy khô.
Trồng trọt, thu hái, chế biến:
Cây dâu mọc hoang và được trồng khắp nơi để nuôi tằm và làm vị thuốc.Trồng vào mùa xuân, trồng bằng cành, khi cây tốt ta thu hoạch sau vài năm ta đào lấy
rễ, bóc vỏ, phơi hay sấy khô hoặc thái nhỏ tẩm mật sao khô.
Tính vị quy kinh: vị hơi ngọt, tính hàn vào kinh phế.
Công dụng
- Chữa ho, đờm đặc, viêm họng, viêm phế quản.
- Chữa ho ra máu, ho gà, hen khó thở.
- Lợi tiểu, chữa phù thũng, bí tiểu tiện.
Liều dùng cách dùng: Ngày 6 - 12 sắc uống.
Thường tẩm với mật sao vàng để chữa ho. Dùng sống chữa phù thũng.
NHÓT (Elaeagnus ladifolia L)
Bộ phận dùng: lá, rễ và quả, dùng tươi hay phơi khô.
Trồng trọt, thu hái, chế biến:
Nhót được trồng khắp nơi để lấy quả ăn.
Lấy lá, lấy quả, lấy rễ phơi sấy khô làm thuốc.
Tính vị kinh quy: vị chua, tính bình.
Công dụng:
Lá nhót: Chữa lỵ
Chữa ho, hen xuyễn, nhiêu đờm.
Chữa cảm mạo.
Quả nhót: chữa lỵ, ỉa chảy.
Rễ nhót: chữa mụn nhọt nấu nước rửa tắm chữa ghẻ lở, mụn nhọt.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày dùng: Lá 6 - 10 gam sắc uống. Quả 10 - 16 gam sắc uống.
TRÚC LỊCH (Succus bambusae) Tên khác: Nước tre non.
Bộ phận dùng: Nước của cây tre non.
Chế biến:
Lấy tre non tươi nướng lên, vắt lấy nước hoặc uốn cong cây tre non buộc cọc ghim vào miệng bình hứng, để một đêm nước tre chảy vào bình.
Tính vị quy kinh: Vị ngọt, tính rất lạnh. Vào kinh tâm, vị, đại tràng.
Công dụng:
Hoạt đờm, thanh hoả, nhuận táo, chỉ khát.
Liều dùng, cách dùng: 40 - 60 ml hâm nóng uống.
BÁCH BỘ (Radix stemonae tuberosae) Tên khác: Dây ba mươi, dây dẹt ác.
Bộ phận dùng: Rễ
Trồng trọt, thu hái, chế biến Cây mọc hoang ở rừng, đồi núi.
Thu hái vào mùa đông đào lấy củ già rửa sạch, cắt bỏ ở hai đầu đồ vừa chín hoặc nhúng nước sôi. Loại nhỏ để nguyên, loại to có thể bổ đôi, rồi phơi nắng hoặc sấy khô.
Tính vị quy kinh: Vị đắng, ngọt, tính hơi ấm. Vào kinh phế.
Công dụng
Ôn phế, nhuận phế, chỉ ho, sát trùng, nhất là ho lâu ngày do viêm phế quản mạn tính (hàn đờm).
Sát trùng ghẻ lở.
Tẩy giun (nhất là giun kim).
Liêu dùng, cách dùng
Ngày dùng 10 - 16 gam dạng thuốc sắc, cao lỏng, hoặc viên.
BÁN HẠ (NAM) Rhizoma Typhonii
Bộ phận dùng: Dùng thân rễ của cây bán hạ Typhonium trilobatum Schott (bán hạn nam).
Họ ráy - Araceae.
Tính vị: Vị cay, tính ấm.
Quy kinh: vào 2 kinh tỳ, vị.
Công Dụng
- Làm táo thấp, trừ đàm, chỉ ho
- Giáng nghịch cầm nôn: dùng để điều trị khí nghịch lên mà gây nôn,
Liều dùng: 4 - 12 gam.
* Câu hỏi đánh giá:
1. Kể tên các vị thuốc trong nhóm thuốc ho , long đờm 2. Nêu công dụng của lá nhót
3. Trình bày tác dụng chung của các vị thuốc ho, long đờm