BÀI 10: THUỐC THANH NHIỆT Mục tiêu học tập: Sau khi học xong học viên có khả năng
3. Phân loại các loại thuốc
4.2. Thanh nhiệt giải độc
Thuốc thanh nhiệt giải độc là những thuốc chữa bệnh do nhiệt độc, hỏa độc gây ra. Các vị thuốc này có tác dụng kháng sinh và chống viêm nhiễm, tính mát.
Dùng để chữa các bệnh: Mụn nhọt, viêm cơ, ngứa lở, viêm đường hô hấp, hạ sốt, dị ứng , v.v....
KIM NGÂN (Lonicera faponica Thunb) Tên khác: Nhẫn đông.
Bộ phận dùng: Hoa, cành, lá.
Trồng trọt, thu hái, chế biến:
Cây mọc hoang, hiện nay đã trồng ở nhiều nơi. Trồng bằng thân cây (dâm cành) vào mùa xuân hoặc thu.
Khi cây tốt ra hoa thì hái hoa sắp nở vào 9 - 10 giờ sáng, phơi khô hoặc sấy khô .
Cành lá thu hoạch quanh năm, phơi hoặc sấy khô.
Tính vị quy kinh:
Vị đắng ngợt, tính lạnh vào kinh phế vị, tâm, tỳ.
Công dụng:
Thanh nhiệt giải độc Chữa mụn nhọt, viêm cơ.
Chữa ngứa lở dị ứng, nổi mày đay.
Chữa lỵ, ban sởi.
Liều dùng, cách dùng: Ngày 12 - 16 gam dạng sắc, hãm.
* Bài thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng có kim ngân:
Kim ngân hoa 10 gam, ké đầu ngựa 4 gam sắc uống (DLVN).
SÀI ĐẤT ( Herba wedeliae)
Tên khác: Ngổ núi, húng trám, cúc nháp.
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất của cây sài đất.
Trồng trọt, thu hái, chế biến:
Cây mọc hoang, hiện nay đã trồng khăp nơi.
Cây được trồng quanh năm, trồng bằng thân cây. Trồng vào mùa xuân, mùa thu, thu hái vào tháng 3 tháng 4. Khi cây tốt ra hoa thì cắt cây lá rửa sạch phơi sấy khô. Hoặc dùng tươi làm thuốc.
Tính vị quy kinh: Vị đắng, hơi mặn, tính mát.
Vào ba kinh: tâm, phế, vị.
Công dụng:
Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, chỉ thống (giảm đau).
- Chữa mụn nhọt, đinh độc, viêm cơ, ngứa lở, dị ứng.
- Chữa sốt phát ban, sốt do viêm nhiễm.
- Chữa viêm tuyến vú, viêm màng tiếp hợp.
- Đắp tươi chống viêm giảm đau, giảm sưng mụn nhọt.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày dùng 20 - 40 gam dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng. Có thể dùng tươi vò lấy nước, lọc sạch để uống (liều 50 - 60 gam).
*Bài thuốc chữa mụn nhọt, mẩn tịt có sài đất:
Ké đầu ngựa 15 gam Cam thảo đất 12 gam Kim ngân 20 gam Sài đất 30 gam Sinh địa 20 gam Thổ phục kinh 15 gam Sắc uống ( hướng dẫn TNC
BỒ CÔNG ANH (Lactuca indica) Tên khác: Mũi mác, diếp đại.
Bộ phận dùng: Toàn cây trừ rễ Trồng trọt, thu hái, chế biến:
Cây mọc hoang, trồng dễ dàng bằng
hạt vào mùa xuân. Cây tốt lá thì thu hoạch, lấy toàn cây phần trên mặt đất rửa,
cắt ngắn 3 - 5cm phơi sấy khô.
Tính vị qui kinh: Vị ngọt hơi đắng, tính hàn Vào ba kinh: can, tỳ, vị.
Công dụng:
Giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt, tán kết.
- Chữa mụn nhọt, lở ngứa, viêm cơ, đinh độc, viêm tuyến vú.
- Tràng nhạc, vết thương nhiễm trùng.
- Chữa chứng vị có hỏa uất.
- Đắp ngoài trị mụn nhọt.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày dùng 10 - 30 gam dạng sắc.
*Bài thuốc chữa sưng vú có bồ công anh:
Lá bồ công anh tươi 20 - 40 gam
Thêm ít muối giã nát vắt lấy nước uống, còn bã đắp lên nơi sưng.
XẠ CAN (Rhizoma belamcandae).
Tên khác: Rẻ quạt
Bộ phận dùng: Thân rễ.
Trồng trọt, thu hái, chế biến:
Được trồng làm cảnh và làm thuốc, trồng bằng rễ, trồng quanh năm, khi cây tốt thì lấy
cả thân rễ, rửa sạch thái phiến, phơi, sấy khô hoặc dùng tươi.
Tính vị qui kinh:
Vị đắng hơi cay, tính hàn, hơi độc. Vào hai kinh: Can, phế.
Công dụng:
Thanh nhiệt, giải độc, tán huyết tiêu đờm.
- Chữa viêm họng, viêm amidan
- Chữa mụn nhọt sưng độc, viêm hạch, tràng nhạc.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày dùng 3 - 6 gam, sắc uống, hoặc làm bột, làm viên ngậm uống.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.
* Bài thuốc chữa ho viêm họng có xạ can:
Xạ can 20 gam, húng chanh 20 gam.
Nấu thành cao lỏng 2/1, thêm đường bằng 30% lượng cao ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 1 - 2 thìa canh, trẻ em 1 thìa cà phê (Hướng dẫn TNCC).
DIẾP CÁ (Herba houttuyniae cordatae)
Tên khác: Lá giấp, ngư tinh thảo Bộ phận dùng: Toàn cây (trừ rễ) Trồng trọt, thu hái, chế biến:
Mọc hoang ở khắp nơi ẩm thấp hoặc trồng làm rau ăn gia vị trong nước.
Trồng bằng thân rễ. Nhân dân thường hái về ăn với cá. Thu hái vào hai mùa hạ, thu. Toàn cây hái về dùng tươi hoặc sấy khô làm thuốc.
Tính vị qui kinh: Vị chua, mùi tanh cá, tính mát vào kinh phế.
Công dụng:
Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng.
- Chữa kinh nguyệt không đều.
- Chữa kiết lỵ, trĩ và chảy máu
- Chữa viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm niệu đạo)
Liều dùng, cách dùng:
Ngày dùng 6 - 12 gam khô hay 20 - 40 gam tươi, dạng thuốc hoặc giã nát, lọc lấy nước uống.
3. Thanh nhiệt táo thấp
Thuốc thanh nhiệt táo thấp thường là những vị thuốc dùng để chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt ở trong hoặc thấp là hóa nhiệt.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm loét cổ tử cung.
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa: Viêm gan siêu vi trùng, viêm túi mật, đường dẫn mật, ỉa chảy, lị trực trùng....v.v.
RAU SAM (Herba Portulacae) Tên khác: Mã xỉ hiện
Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô. (Phần cây trên mặt đất).
Trồng trọt, thu hái, chế biến:
Rau sam mọc hoang khắp nơi, thu hái quanh năm thường vào các tháng 5 - 7 (mùa hè và thu). Ta hái cả cây (có
khi cắt bỏ rễ) rồi rửa sạch dùng tươi hoặc phơi sấy khô
Tính vị qui kinh: Vị chua, tính lạnh, vào 3 kinh: tâm, can, tỳ
Công dụng:
- Chữa huyết lỵ (lỵ ra máu)
- Chữa viêm bàng quang cấp, tiểu tiện đục,đái đỏ.
- Chữa giun sán (giun kim) Liều dùng, cách dùng:
Ngày dùng 6 - 12 gam khô sắc uống.
CỎ SỮA NHỎ LÁ (Herba euphorbia thymifoliae)
Bộ phận dùng: Toàn cây Trồng trọt, thu hái, chế biến:
Cây mọc hoang khắp nơi, thu hái quanh năm, nhưng tốt hơn là hái về mùa hè. Dùng cây tươi rửa sạch giã vắt nước cốt hoặc phơi sấy khô sắc uống.
Tính vị qui kinh: Chưa xác định Công dụng:
- Chữa lỵ, (lỵ ra máu), trẻ em ỉa phân xanh - Chữa mụn nhọt
- Tăng sữa cho phụ nữ sau đẻ tắc tia sữa, băng huyết.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày dùng 16 - 20 gam khô sắc uống. Dùng tươi 100 - 150 gam giã vắt nước cốt hoặc sắc uống.
KHỔ SÂM DÙNG LÁ (Croton tonkinensis Gagnep) Bộ phận dùng: Dùng lá phơi khô của cây khổ sâm.
Tính vị qui kinh: vị đắng, tính lạnh Vào kinh: Tâm, tỳ, thận, đại trường Trồng trọt, thu hái, chế biến:
Cây mọc hoang và trồng khắp nơi, trồng bằng hạt. Cây sống nhiều năm, thu hoạch lá quanh năm phơi hoặc sấy khô.
Công dụng:
- Chữa lỵ nhiễm trùng
- Chữa viêm bàng quang: Đái rắt, đái ra máu - Chữa đau dạ dày theo công thức kinh nghiệm
Liều dùng, cách dùng: Ngày uống 4-6 gam sắc uống.
MƠ TAM THỂ (Folium paederiae tomentosae) Tên khác: Dây mơ lông, mỏ tròn, ngưu bì
đống.
Bộ phận dùng: Lá
Trồng trọt, thu hái, chế biến:
- Dây mơ lông, mơ tam thể mọc hoang khắp nơi và được trồng làm gia vị, làm thuốc. Trồng bằng thân cây (cắt các đoạn dây trồng). Tốt nhất trồng vào mùa xuân, ngoài ra có thể trồng quanh năm. Thu hái quanh năm. Khi dùng thì hái lá tươi rửa sạch thái nhỏ, dùng tươi hay phơi sấy khô.
Tính vị qui kinh: Vị hơi đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát.
Công dụng:
- Chữa lỵ ra máu
- Chữa viêm ruột viêm dạ dày.
- Kích thích tiêu hóa (Trong trường hợp ăn uống kém ngon) Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 10 - 20 gam khô sắc uống.
- Dùng lá tươi 30 - 50 gam/ ngày.
XUYÊN TÂM LIÊN (Andrographis paniculate)
Tên khác: Cây công cộng, khổ đởm thảo.
Bộ phận dùng:
Dùng toàn phần cây, lá hoa phía trên mặt đất,
Trồng trọt, thu hái, chế biến:
Mọc hoang, hiện nay được trồng khắp nơi, trồng bằng hạt vào mùa xuân. Cây được thu hái quanh năm.
Tính vị qui kinh:
Vị đắng, tính lạnh, vào kinh phế, vị đủ, đại trường, tiểu trường.
Công dụng:
- Chữa lỵ cấp tính, chàm, viêm bàng quang.
- Chữa viêm họng, viêm amidan, viêm phổi, phế quản.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày dùng 10 - 20 gam sắc uống hoặc dạng bột, viên ngày 2- 4 gam uốnghoặc 3 lần trong một ngày.
NÚC NÁC (VỎ) Cortex oroxyli
Tên khác: Mộc hồ điệp, hoàng bá nam Bộ phận dùng: Vỏ thân
Trồng trọt, thu hái, chế biến: Núc nác mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta
- Vỏ núc nác thu hoạch quanh năm tốt nhất vào mùa xuân hạ. Bóc vỏ về rửa sạch, thái mỏng
phơi hoặc sấy khô.
Tính vị qui kinh: Vị đắng tính mát.
Công dụng:
- Chữa lỵ - Chữa dị ứng
- Chữa chứng hoàng đản (vàng da)
- Chữa lở sơn.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày dùng 5-10 gam vỏ khô, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng
HOÀNG LIÊN (Rhizoma coptidis) Tên khác: Hoàng liên chân gà.
Bộ phận dùng: Thân rễ của cây Hoàng liên chân gà và một số hoàng liên khác.
Trồng trọt, thu hái, chế biến:
- Cây hoàng liên mọc hoang ở các vùng núi cao 1500 - 2000 m (thường có ở Hoàng Liên Sơn).
- Hoàng liên trồng bằng hạt. Khi lấy hạt về nên trồng ngay để lâu không mọc, trồng vào tháng 4 hoặc tháng 5. ở vùng đất trên núi cao 1200-2000m.
- Trồng sau 5 năm thì có thể thu hoạch. Thu hoạch tốt nhất vào mùa thu đông. Thu hái thân rễ về rửa sạch phơi hay sấy khô là được.
Tính vị qui kinh:
Vị đắng, tính lạnh, vào 5 kinh: Tâm, can, đởm, vị và đại tràng.
Công dụng:
- Chữa tả, lỵ, bệnh trĩ.
- Chữa chứng sốt cao vật vã mê sảng.
- Chữa tâm phiền mất ngủ
Liều dùng, cách dùng: Ngày dùng 2 - 12 gam, dạng thuốc sắc.
VÀNG ĐẮNG (Coscinium usitatum pierre) Tên khác: Dây đằng giang, hoàng đằng, v.v.v.
Bộ phận dùng: Thân, rễ.
Trồng trọt, thu hái, chế biến:
Mọc hoang rất phổ biến ở vùng rừng núi miền đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Thu hái quanh năm, lấy rễ, thân về thái mỏng phơi khô.
Tính vị qui kinh: Tính hàn, vị đắng.
Công dụng:
- Chữa lỵ, chữa sốt.
- Chữa đau mắt.
- Chữa chứng hoàng đản do gan mật.
Liều dùng, cách dùng:
Ngày dùng 4 - 6 ga có thể 12 gam dạng thuốc sắc, bột NHÂN TRẦN (Herba Adennosmatis caerulei)
Bộ phận dùng: Dùng bộ phân trên mặt đất, Tính vị: vị đắng, cay, tính hơi hàn.
Quy kinh: nhập vào 4 kinh tỳ, vị, can, đởm.
Công dụng:
Thanh thấp nhiệt can đởm, dùng trong bệnh viêm gan vàng da, viêm túi mật, sốt cao, tiểu tiện ít, nước tiểu đỏ
Phát tán, giải biểu nhiệt: dùng trong bệnh vừa nóng, vừa rét, đau đầu, mũi ngạt, chảy nước mũi,
Sáp niệu: dùng trong bệnh nước tiểu đục trắng, tiểu tiện không cầm
Liều dùng: 20 - 40 gam, Sắc uống.
THẢO QUYẾT MINH (Semen Cassiae) Bộ phận dùng: Là hạt của cây thảo quyết minh, cây muồng ngủ: Cassia tora L . Họ Vang
Tính vị: vị ngọt đắng, tính hơi hàn.
Quy kinh: Can, đởm, thận.
Công dụng:
- Thanh can hỏa, giải uất nhiệt của kinh can, dùng chữa đau mắt đỏ, mắt sợ ánh sáng, nhiều nước mắt, làm sáng mắt khi bị mờ,
- Hạ áp: dùng đối với bệnh cao huyết áp, phối hợp với cúc hoa, hoa hòe.
- An thần: dùng khi tinh thần căng thẳng dẫn đến mất ngủ, phối hợp với táo nhân, lá vông.
- Nhuận tràng thông tiện: Ngoài ra còn có tác dụng lợi mật, nhuận gan, giúp cho tiêu hóa được tốt.
Liều dùng: 20 - 40 gam.