CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
3.2.2. Thực trạng triển khai các nội dung xây dựng nông thôn mới
3.2.2.4. Xây dựng xã hội nông thôn giàu bản sắc văn hóa dân tộc
* Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
Trước khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Gia Bình chỉ có 3 xã đạt tiêu chí giáo dục - đào tạo, đến nay toàn huyện đã có 9/13 xã đạt tiêu chí này, trong đó phổ cập giáo dục trung học cơ sở có 13 xã đạt (bằng 100%); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học THPT đạt 90% trở lên có 10 xã đạt, 3 xã chƣa đạt, tăng 6 xã so với năm 2011; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 40% có 9/13 xã đạt, tăng 5 xã so với năm 2011[29].
1 gồm: 56 HTX dịch vụ nông nghiệp; 2 HTX chăn nuôi; 1 HTX nuôi trồng thuỷ sản tổng hợp; 1 HTX giống cây trồng; 1 HTX lâm nghiệp; 1 HTX cây cảnh, 2 HTX kinh doanh tổng hợp
41
Bảng 3.5. Tình hình thực hiện tiêu chí về giáo dục
TT Nội dung của tiêu chí Yêu cầu
Số xã chƣa đạt tiêu chí
Số xã đã đạt tiêu chí
1 Phổ cập giáo dục trung học cơ sở Ðạt 0 13
2
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đƣợc tiếp tục học THPT (phổ thông, bổ túc, học nghề)
90% 3 10
3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo >40% 4 9
Nguồn: Tổng kết 5 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2020 huyện Gia Bình[29].
Trong 5 năm qua, huyện đã rà soát quỹ đất xây dựng các trường chuẩn; phổ cập giáo dục bậc trung học; Cải tạo, nâng cấp, xây dựng các trường dạy nghề. Xây dựng cơ chế chính sách thực hiện chủ trương xã hội hoá trong lĩnh vực đào tạo nghề, hỗ trợ thanh niên nông thôn học nghề, nâng cao kỹ năng lao động. Mở các trung tâm dạy nghề đào tạo nghề cho nông dân. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến ngƣ cho các hộ nông dân.
* Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn
Toàn huyện đến nay có 8/13 xã đạt tiêu chí y tế, tăng 5 xã so với trước khi thực hiện xây dựng NTM. Cụ thể đối với nội dung xã có y tế đạt chuẩn quốc gia, các xã thực hiện rất tốt, có 11/13 xã đạt, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 70% trở lên có 8/13 xã đạt. Trong những năm qua ngành y tế Gia Bình đã nỗ lực đầu tƣ cơ sở hạ tầng và trang thiết bị khá đồng bộ. Cơ sở vật chất của nhiều trạm y tế xã đã đƣợc xây dựng theo đúng diện tích và quy mô nhà trạm, đội ngũ cán bộ ngành y tế thường xuyên bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho người dân tại các tuyến y tế cơ sở, Có cơ chế, chính sách để thu hút, động viên khuyến khích đối với y bác sỹ về công tác tại cơ sở; củng cố, phát triển mạng lưới y tế thôn. Huy động nhân dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia[29].
* Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn
42
Năm 2015, toàn huyện có 6 xã có 70% số thôn trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch. Tuy nhiên, vẫn còn 7 xã chƣa đạt.
Tuy nhiên so năm 2011 số xã đạt tiêu chí văn hóa đã tăng nhanh từ 1 xã lên 6 xã. Các di sản văn hóa đƣợc bảo tồn, phát huy giá trị, nhiều nghi thức văn hóa mới lành mạnh, tiến bộ đƣợc hình thành, phát triển. Huyện đã xây dựng và bảo tồn phát huy loại hình văn hóa tiêu biểu nhƣ các lễ hội, làng nghề truyền thống, di tích lịch sử cách mạng.
* Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Bảng 3.6. Tình hình thực hiện tiêu chí môi trường TT Nội dung của tiêu chí Yêu cầu Số xã chƣa đạt tiêu chí
Số xã đã đạt tiêu chí 1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp
vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia 90% 6 7
2 Các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn về
môi trường Ðạt 7 6
3
Không có các hoạt dộng suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển
môi trường xanh, sạch, đẹp Ðạt 4 9
4 Nghĩa trang đƣợc xây dựng theo quy
hoạch Ðạt 7 6
5 Chất thải, nước thải được thu gom và
xử lý theo quy định Ðạt 8 5
Nguồn: Tổng kết 5 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2020 huyện Gia Bình[29].
Năm 2015 toàn huyện có 5/8 xã đạt tiêu chí môi trường, tăng 3 xã so với năm 2011. Công tác vệ sinh môi trường được huyện quan tâm, đầu tư kinh phí lên tới 575.437 triệu đồng. 94,19% dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó dùng nước sạch đạt 36,68%[29].
3.2.2.5. Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và an ninh trật tự
* Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn
Năm 2015 toàn huyện có 12 xã đạt tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị - xã hội, chỉ còn lại 1 xã chưa đạt tiêu chí này, tăng 8 xã so với năm 2011, đây là một bước tiến lớn
43
trong quá trình xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội của huyện[29].
Huyện đã chú trọng công tác tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã đƣợc đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã; bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
Bảng 3.7. Tình hình thực hiện tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị - xã hội TT Nội dung của tiêu chí Yêu
cầu
Số xã chƣa đạt tiêu chí
Số xã đã đạt tiêu chí
1 Cán bộ xã đạt chuẩn Đạt 1 12
2
Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính
trị cơ sở theo quy định. Đạt 0 13
3 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn
“trong sạch, vững mạnh” Đạt 1 12
4
Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã
đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên Đạt 1 12 Nguồn: Tổng kết 5 năm thực hiện chương trình MTQG và mục tiêu, giải pháp thực hiện đến năm 2020 huyện Gia Bình[29].
* Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
Trước khi thực hiện chương trình NTM vẫn còn 2 xã chưa đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội, nhƣng đến nay, cả 13 xã đã hoàn thành tiêu chí này. Các xã đã chủ động ban hành nội quy, quy ƣớc làng xóm về trật tự, an ninh, nhiều năm trên địa bàn huyện không để xảy ra các tệ nạn lớn, làm tốt công tác bảo vệ an ninh, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Đã chủ động đấu tranh ngăn chặn các âm mưu, hoạt động chống phá của thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh nông thôn; xử lý tốt các vấn đề phức tạp phát sinh, không để bị động, bất ngờ; đẩy mạnh tấn công trấn áp tội phạm, tạo sự chuyển biến rõ nét về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn[29].
Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho lƣợng lực lƣợng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
3.3 Đánh giá chung về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
44 3.3.1 Kết quả đạt được
Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, bộ mặt nông thôn của Gia Bình có nhiều đổi thay rõ rệt:
- Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch đƣợc tiến hành đồng bộ và nhất quán. Trong thời gian qua, với sự nỗ lực các ngành, các cấp, sự tham gia vào cuộc của nhân dân, đặc biệt sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, tỷ lệ hoàn thành công tác lập quy hoạch đã đạt đƣợc kết quả cao. Nội dung các đồ án về cơ bản đáp ứng đƣợc các yêu cầu, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định 193/QĐ-TTg. Nhƣ vậy đến hết năm 2014, 100% các xã trong huyện đã có quy hoạch chung NTM, trong đó quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đã hoàn thành về cơ bản, đạt tỷ lệ cao nhất 100%[29].
- Hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc cải thiện rõ rệt: công tác xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn, trong đó đặc biệt là việc cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn đạt nhiều kết quả với 43 công trình thủy lợi, 32 công trình trường học, 8 nhà văn hóa, nâng cấp và xây mới 8 trạm y tế xã, 68 điểm tập kết chung chuyển rác thải. Chương trình nước sạch nông thôn, nước sạch đô thị được quan tâm đầu tư với tổng kinh phí đầu tƣ lên tới 575.437 triệu đồng.
- Kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất ngày càng hợp lý và hiệu quả, cơ cấu lao động có bước chuyển dịch mạnh mẽ giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Các làng nghề nông thôn đƣợc khôi phục và phát triển, tạo nhiều việc làm, góp phần thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo nhiều việc làm cho nhân dân. Cùng với sự ra đời của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhiều làng nghề đƣợc khôi phục và phát triển đã thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn trong dân cƣ, tạo đƣợc việc làm tại chỗ cho hàng chục vạn lao động và đào tạo, bồi dƣỡng những lao động phổ thông thành lao động có kỹ thuật. Mặc dù điều kiện kinh tế, xã hội của huyện còn gặp nhiều khó khăn nhƣng lĩnh vực giảm nghèo, an sinh xã hội vẫn đƣợc ƣu tiên bố trí nguồn lực thực hiện và đạt đƣợc những kết quả tích cực. Các chính sách giảm nghèo vẫn tiếp tục đƣợc bố trí kinh phí thực hiện và phát huy tác dụng tích cực.
- Từng bước xây dựng xã hội nông thôn giàu bản sắc văn hóa dân tộc, trình độ dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, công tác giáo dục được đẩy mạnh
45
cả về số lượng và chất lượng, công tác vệ sinh môi trường được quan tâm, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng mạnh, hệ thống thoát nước thải chung đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Tỷ lệ số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh tăng mạnh.
Các di sản văn hóa đƣợc bảo tồn, phát huy giá trị, nhiều nghi thức văn hóa mới lành mạnh, tiến bộ đƣợc hình thành, phát triển. Huyện đã xây dựng và bảo tồn phát huy loại hình văn hóa tiêu biểu nhƣ các lễ hội, làng nghề truyền thống, di tích lịch sử cách mạng.
- Hệ thống chính trị cơ sở đƣợc xây dựng vững mạnh, an ninh trật tự đƣợc giữ vững, trong nhiều năm trở lại đây trên địa bàn huyện không để xảy ra các tệ nạn lớn, công tác an ninh đƣợc giữ vững, công tác phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội được tăng cường. Đã chủ động đấu tranh ngăn chặn các âm mưu, hoạt động chống phá của thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh nông thôn; xử lý tốt các vấn đề phức tạp phát sinh, không để bị động, bất ngờ; đẩy mạnh tấn công trấn áp tội phạm, tạo sự chuyển biến rõ nét về trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.
Bảng 3.8. Kết quả rà soát đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình
Tiêu chí Tổng số
xã đạt % Ghi chú Nhóm 1:
Quy hoạch 1. Quy hoạch 10 76.9
Nhóm 2:
Hạ tầng kinh tế- xã hội
2. Giao thông 4 30.8
3. Thủy lợi 5 38.5
4. Điện 13 100
5. Trường học 10 76.9
6. Cơ sở vật chất văn hóa 5 38.5
7. Chợ nông thôn 10 76.9
8. Bưu điện 13 100
9. Nhà ở dân cƣ 12 92.3
Nhóm 3:
Kinh tế sản xuất
10. Thu nhập 12 92.3
11. Hộ nghèo 7 53.8
12. Cơ cấu lao động 5 38.5
13. Hình thức tổ chức sản 8 61.5
46 xuất
Nhóm 4:
Văn hóa, xã hội, môi trường
14. giáo dục 9 69.2
15. Y tế 8 61.5
16. Văn hóa 6 46.2
17. Môi trường 5 38.5
Nhóm 5:
Hệ thống chính trị
18. Hệ thống tổ chức chính
trị 12 92.3
Có 1 xã cận
chuẩn
19. An ninh, TTXH 13 100
Tổng số xã đạt 19 tiêu chí 4 30,77
Tổng số xã đạt từ 15-18 tiêu chí 6 46,15 Tổng số xã đạt từ 10-14 tiêu chí 3 23,08
Tổng số xã đạt từ 5-10 tiêu chí 0 0
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Gia Bình[26]
Sau 5 năm thực hiện, Gia Bình có 4 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM, các xã còn lại đạt từ 6 đến 18 tiêu chí. Nhƣ vậy, trong quá trình triển khai thực hiện 19 tiêu chí của chương trình MTQG về xây dựng NTM, có một số tiêu chí đạt được kết quả tới hơn 70% như: quy hoạch xây dựng NTM, trường học, chợ nông thôn, nhà ở dân cư,... Đặc biệt, đến nay huyện đã sớm hoàn thành nhiều tiêu chí, đạt tỷ lệ hơn 80% nhƣ: thu nhập, điện nông thôn, bưu điện, hệ thống chính trị ở cơ sở, an ninh trật tự xã hội ở nông thôn… Có thể nói, đây là những tiền đề ban đầu rất quan trọng đối với quá trình xây dựng NTM ở huyện Gia Bình. Mục tiêu phấn đấu năm 2016 có thêm từ 3-4 xã đạt chuẩn NTM và đến năm 2020 có 10/13 đạt NTM, 3 xã còn lại đạt từ 16-18 tiêu chí NTM.
3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 3.3.2.1 Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong quá trình xây dựng nông thôn mới, huyện Gia Bình gặp phải một số hạn chế, cụ thể:
- Thứ nhất: Nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện khá hạn chế và dàn trải trong đầu tư. Trong tổng số hơn 600 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn chủ yếu có được từ ngân sách nhà nước 47 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 436,5 tỷ đồng, còn lại rất ít là nguồn đầu tƣ của huyện và các nguồn lực khác. Theo cơ
47
cấu nguồn vốn, ngoài mức quy định Nhà nước hỗ trợ, phần huy động cần sự đóng góp của dân là không nhỏ. Thực tế cho thấy, ở Gia Bình việc huy động nguồn lực trong dân là rất khó khăn. Một phần do người dân đang tập trung cho mở rộng sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, một phần do đặc thù tập quán. Qua kết quả khảo sát sơ bộ, có thể tính toán bình quân mỗi xã cần khoảng 100 tỷ đồng. Năm 2011, ngân sách tỉnh mới chi 120,235 tỷ đồng, ngân sách xã 670 triệu đồng cho xây dựng NTM, vốn dân góp chƣa có.
Huy động vốn khó khăn nên việc thực hiện đầu tƣ còn nhỏ giọt, dàn trải, vốn còn thiếu rất nhiều so với giá trị dự án, công trình đã đƣợc phê duyệt. Cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ không đảm bảo như cơ chế huy động nguồn vốn của chương trình; hầu hết chỉ trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn từ cộng đồng doanh nghiệp, nguồn từ dân góp chưa huy động tối đa, chưa tương xứng với tiềm năng. Có rất ít các dự án trong các lĩnh vực quan trọng, phức tạp về kĩ thuật và xã hội như: Xử lí ô nhiễm môi trường các làng nghề, xử lí rác thải, cấp nước sinh hoạt... được triển khai, các hủ tục văn hóa lạc hậu vẫn còn tồn tại…
Với một lƣợng vốn cần hỗ trợ lớn nhƣ vậy thì ngân sách huyện cũng rất khó khăn, trong khi thị trường bất động sản “đóng băng”, việc đấu giá quyền sử dụng đất cũng gặp khó. Việc huy động nguồn lực gặp nhiều khó khăn nhƣ trên, cũng là trở ngại rất lớn đến kế hoạch xây dựng NTM của Gia Bình.
- Thứ hai: Các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp còn hạn chế, chƣa thu hút đƣợc các hộ, các doanh nghiệp đầu tƣ, trong khi đó thủ tục hành chính tiếp nhận đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn còn rườm rà, phức tạp. Ngoài ra nhận thức về chủ trương, cách thức tiếp cận chương trình chưa tốt, không tính toán kỹ nguồn lực đầu tư nên nhiều địa phương chưa tập trung cho những việc dễ trước, dẫn đến nguồn lực bị dàn trải, phân tán, lãng phí. Do đó, chƣa tập trung huy động tối đa nguồn lực, nhất là nguồn lực trong dân và cộng đồng doanh nghiệp, để gánh nặng cho đầu tƣ công nên rất khó đạt đƣợc mục tiêu.
- Thứ ba: Nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng phát triển kinh tế -xã hội đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới của một số cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân còn hạn chế. Năng lực cán bộ lãnh đạo một số địa phương còn hạn chế, chƣa chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên; công tác chỉ đạo, điều hành chƣa chủ động, tập trung, còn thiếu cương quyết, ít am hiểu địa bàn, thiếu kinh nghiệm quy hoạch nông thôn, quy hoạch phát triển sản xuất nên chất lƣợng quy hoạch chƣa cao, ở