Các giải pháp đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 70)

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH

4.2. Các giải pháp đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

Từ những vấn đề lý luận về xây dựng nông thôn mới, những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và khó khăn trong quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua và trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ trong những năm tiếp theo. Tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Gia Bình cụ thể:

4.2.1 Nâng cao hiệu quả việc thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư

Thứ nhất: thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích để thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng KTXH; đồng thời tiếp tục dành vốn nhà nước tập trung đầu tư vào các công trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng là sự nghiệp chung, vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của toàn xã hội, mọi người dân đều có trách nhiệm tham gia đóng góp, trước hết là trong thực hiện chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; bảo đảm lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, người dân và nhà đầu tư. Vận động, hướng dẫn các hộ nông dân huy động nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất, chỉnh trang nhà cửa, xây dựng đường thôn, xóm và các công trình văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh và giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp. Đa dạng hóa các hình thức đóng

55

góp bằng tiền, bằng ngày công lao động, bằng vật tƣ, tài sản của nhân dân. Áp dụng rộng rãi cơ chế hỗ trợ vật tƣ để dân tự làm các công trình không yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Tích cực vận động nhân dân hiến đất để mở rộng đường giao thông, chỉnh trang các cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục...

Thứ hai: Việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cƣ tại chỗ phải phù hợp với điều kiện kinh tế của nhân dân. Nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển tuỳ thuộc vào khả năng phát triển sản xuất. Vốn tín dụng đầu tƣ dài hạn, vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ đầu tƣ quốc gia sẽ tập trung cho phát triển trang trại, các khu chăn nuôi tập trung, khu trồng trọt sản xuất hàng hóa. Đổi mới, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài, có cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút đầu tƣ vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng.

Thứ ba: Cách thức sử dụng nguồn vốn trong các dự án thuộc kết cấu hạ tầng nhƣ kiên cố hoá kênh mương, xây dựng đường giao thông nông thôn phải cân đối và lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách , vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân vàvốn vay. Huy động, lồng ghép các nguồn lực nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu , nhất là cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế. Trong điều kiện huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và xã hội còn khó khăn, đồng thời không để xảy ra nợ đọng . Đối với công trình trong diện buộc phải đầu tƣ, cần tính toán lựa chọn hình thức, quy mô, kết cấu đảm bảo tối ƣu về kinh tế kỹ thuật, tiết kiệm vốn, nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Đồng thời tiếp tục phát huy sáng kiến của các xã đã hoàn thành NTM, tránh lãng phí, thất thoát vốn đầu tư, ưu tiên các phần việc giúp tăng thu nhập cho người dân; đa dạng hoá hình thức huy động sức dân (lao động, đất đai, vật tƣ, tiến vốn...) với tinh thần tự nguyện và tránh tình trạng huy động quá sức nông dân.

Thứ tư: nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư kết cấu hạ tầng.

Khẩn trương rà soát, hoàn thiện thể chế để tạo môi trường thuận lợi thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ. Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tƣ, Luật Đầu tƣ công, Luật Đô thị, các luật khác có liên quan và các văn bản dưới luật để tạo thuận lợi cho phát triển hạ tầng.

Tăng cường tư vấn, giám sát độc lập nhằm nâng cao chất lượng công trình; kiểm soát chặt chẽ suất đầu tƣ, rút ngắn tiến độ thực hiện đề đƣa vào khai thác sử dụng và quản lý có hiệu quả.

Hoàn thiện cơ chế phân cấp đầu tƣ, phân bổ nguồn vốn để vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp, vừa bảo đảm

56

sự quản lý thống nhất của trung ương, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội để mọi người dân ủng hộ và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng của đất nước.

4.2.2. Hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống điều hành, quản lý thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

- Thứ nhất: Các chính sách hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, chính sách hỗ trợ tín dụng Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định 800/QĐ-TTG, hỗ trợ trực tiếp cho Chương trình xây dựng NTM, trong đó: Hỗ trợ 100% từ ngân sách Trung ương cho công tác quy hoạch; đường giao thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hoá xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng NTM cho cán bộ xã, thôn, cán bộ HTX. Hỗ trợ một phần từ ngân sách Trung ương cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất, dịch vụ; nhà văn hoá thôn; côngtrình thể thao thôn; hạ tầng các khu sản tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản. Thực hiện cơ chế đầu tƣ theo Quyết định 800: quy định về chủ đầu tƣ; cấp quyết định đầu tƣ; lựa chọn nhà thầu;

giám sát cộng đồng.

Thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình MTQG, chương trình dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn nông thôn như: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình phòng chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình; chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS; chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu...

Tiếp tục thực hiện các chính sách của tỉnh về hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn: Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND, ngày 20/5/2010 về quy định hỗ trợ xây dựng khu vực tập kết, vận chuyển rác thải khu vực nông thôn; Quyết định số 52/2010/QĐ-UBND, ngày 20/5/2010 về quy định chế độ hỗ trợ kinh phí cho công tác

"dồn điền đổi thửa" giai đoạn 2009 - 2011 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định số 53/2010/QĐ-UBND, ngày 20/5/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về quy định chế độ hỗ trợ đầu tư xây dựng dự án nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quyết định

57

số 166/QĐ-UBND, ngày 29/12/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành quy định hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Thứ hai: Cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư

Tạo cơ chế, chính sách thông thoáng, môi trường hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư.

Chuyển một bộ phận dự án sang hình thức đầu tƣ xây dựng, chuyển giao (BT); hình thức xây dựng, khai thác, chuyển giao (BOT) và hình thức hợp tác công tƣ (PPP) nhằm giảm đầu tƣ công, tăng đầu tƣ bằng nguồn vốn xã hội. Huy động vốn đầu tƣ của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp nhƣ: chợ, điện, công trình cấp nước sinh hoạt, thu gom, xử lý rác thải, bến đò, bến phà... Doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, hoặc tỉnh, được ngân sách hỗ trợ sau đầu tư, được hưởng ưu đãi theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/2010 của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn. Cần có những cơ chế tạo điều kiện có sự tham gia trực tiếp của người dân với vai trò chủ thể và các tầng lớp, các tổ chức xã hội, gắn phát triển kinh tế với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Có nhƣ vậy mới bảo đảm nông thôn phát triển bền vững. Việc đó sẽ bảo đảm một không gian kinh tế, văn hóa, xã hội ổn định, sinh thái bền vững cho sự phát triển chung của đất nước, tạo điều kiện cho công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra có hiệu quả, ít tốn kém; cần chú ý tới tính chất đa dạng cả về điều kiện sống, tập quán, tài nguyên... trong xây dựng các mô hình nông thôn mới, không nên khuôn mẫu áp đặt chung cho mọi nơi.

4.2.3. Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Thứ nhất: Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ tham gia chỉ đạo, thực hiện chương trình xây dựng NTM.

Thực tế cho thấy công tác tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ tham gia chương trình xây dựng NTM của huyện vẫn chƣa đƣợc chú trọng. Hiện đội ngũ cán bộ các cấp trong huyện hiểu về Chương trình xây dựng NTM còn rất hạn chế. Đây là một chương trình lớn, tổng hợp, lực lượng cán bộ tham gia chỉ đạo, quản lý tương đối lớn, đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng để chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn người dân tổ chức thực hiện.

Tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên (ở các ngành, đoàn thể chính trị từ tỉnh đến cơ sở) là lực lƣợng nòng cốt cho công tác tuyên truyền; tập huấn cho cán bộ xây dựng NTM của các cấp để có kiến thức tuyên truyền, hướng dẫn người dân tổ chức thực hiện. Đào tạo,

58

bồi dƣỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành, thực thi của cán bộ xây dựng NTM ở các cấp: tỉnh, huyện, xã, thôn, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM. Để làm được điều này huyện Gia Bình cần chú trọng:

- Xác định rõ đối tƣợng cần đào tạo bồi dƣỡng bao gồm: cán bộ của các phòng, ban có liên quan được giao nhiệm vụ thực hiện nội dung của Chương trình xây dựng NTM, thành viên Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện, thị xã, thành phố; cán bộ công chức xã; cán bộ đảng, đoàn thể; cán bộ được cấp trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện qui hoạch của xã; hành viên Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã, Ban quản lý xây dựng NTM và Ban giám sát cộng đồng; cán bộ thôn, bí thư thôn; trưởng thôn, thành viên Ban phát triển thôn.

- Xác định nội dung đào tạo, bồi dưỡng: Theo khung chương trình (hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Quan điểm, chủ trương của các cấp quản lý của tỉnh. Văn bản hướng dẫn của các cấp chính quyền, của ban, ngành chuyên môn, của ban chỉ đạo chương trình...Tập huấn chuyên môn cho cán bộ điều phối chương trình xây dựng NTM.

- Xác định hình thức đào tạo, bồi dƣỡng: Đối với cán bộ cấp tỉnh, huyện đào tạo riêng, tập trung theo lớp. Đối với cán bộ xã, thôn đào tạo riêng, tập trung theo lớp. Mỗi lớp từ 7 - 10 ngày; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng: Từ ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương) bố trí hàng năm để thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng NTM; cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng: Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn) chủ trì phối hợp với các trường, cục, vụ, viện xây dựng kế hoạch để thực hiện. Trên cơ sở đó có thể tính toán đƣợc số cán bộ các cấp trong tỉnh cần phải đào tạo, bồi dƣỡng.

- Ngoài việc đào tạo về chuyên môn và chính trị, tất cả đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở cần đƣợc bồi dƣỡng các kiến thức về nông thôn mới bằng việc thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về xây dựng nông thôn mới.

Vì vậy, huyện cần chủ động bố trí nguồn kinh phí hoặc phối hợp với các sở, ngành tổ chức các lớp tập huấn về xây dựng nông thôn mớicho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới cấp huyện, đặc biệt là cấp xã, thôn, tổ chức các chuyến tham quan học tập cách làm hay, những điển hình tiên tiến ở các địa phương trong và ngoài tỉnh để tổ chức cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới đƣợc đi tham quan,

59

học tập từ đó về vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi địa phương nhằm nâng cao hiệu quả, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn huyện

Thứ hai: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Xây dựng NTM là công việc bắt đầu từ người dân, đem lại lợi ích cho người dân, do nhân dân làm chủ. Để làm đƣợc nhƣ vậy cần có sự quan tâm, tập trung chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy, chính quyền về công tác tuyên truyền, vận động. Cần phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân để họ hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa và tầm quan trọng, từ đó chủ động, tích cực tham gia chung sức xây dựng nông thôn mới. Đa dạng các hình thức tuyên truyền, thường xuyên đổi mới về nội dung và hình thức, tập trung tuyên truyền, đối thoại về cơ chế, chính sách mới; tuyên truyền các mô hình tiêu biểu trong các lĩnh vực, các mô hình phát triển sản xuất hàng hóa có liên doanh, liên kết; phương pháp, cách làm hay, nhân rộng các mô hình điển hình.

Thứ ba: Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên có chuyên môn tốt, có tinh thần trách nhiệm, nắm chắc về nội dung, phương pháp tuyên truyền phải phong phú, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để dân người dân hiểu rõ được mục tiêu cụ thể của nông thôn mới. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác tuyền truyền ở cơ sở. Bên cạnh việc làm cho mọi người hiểu về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới, cán bộ cần tăng cường tổ chức các buổi đối thoại, trao đổi trực tiếp với cộng đồng dân cư, người dân. Giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Vận động các gia đình đóng góp ngày công lao động, hiến đất xây dựng NTM.

4.2.4. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập

Thứ nhất: Xây dựng, phát triển các cụm công nghiệp làng nghề góp phần quan trọng giải quyết công ăn việc làm,chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn, tăng thu nhập cho người dân, bảo tồn nghề truyền thống, đặc biệt là khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Tăng cường liên kết, hợp tác trong sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức kinh tế ở nông thôn cụ thể: Tăng cường tuyên truyền, vận động thống nhất nhận thức về các quan điểm phát triển kinh tế hợp tác và HTX, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về kinh tế hợp tác, tư vấn, giúp đỡ các HTX lựa chọn ngành nghề sản xuất, kinh doanh phù hợp, các xã chủ động xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ quản lý, nghiệp

60

vụ cho khu vực kinh tế tập thể, có chính sách thu hút cán bộ quản lý, kỹ thuật về HTX làm việc, đặc biệt là các kỹ sư nông nghiệp, tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp với HTX, giữa các HTX với nhau, thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu, tạo điều kiện cho HTX phát triển, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước, phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với phát triển kinh tế tập thể.

Thứ hai: Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp phát huy thế mạnh, tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác của các cơ quan nghiên cứu khoa học đầu ngành quốc gia, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, nhằm tăng nhanh năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản; xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung;

thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng các mô hình cơ giới hóa đồng bộ của một HTX từ sản xuất-chế biến-bảo quản sản phẩm; hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật; xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại; hỗ trợ vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến. Nâng cao năng lực thực tế của đội ngũ quản lý, nhà nghiên cứu, đẩy mạnh mô hình liên kết 4 nhà: quản lý - khoa học - doanh nghiệp - nông dân.

Thứ ba: Đẩy mạnh hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Để thực hiện tốt tiêu chí thu nhập và tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đat 90%, trong thời gian tới huyện Gia Bình cần phải đẩy mạnh công tác dạy nghề để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Đồng thời, chuyển một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Để giải quyết việc này, huyện cần thực hiện: Khảo sát thực tế nhằm xác định rõ nhu cầu học nghề, ngành nghề phù hợp với tình hình phát triển KT - XH của địa phương. Bổ sung, xây dựng, hoàn thiện các chính sách quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc tuyển dụng, sử dụng lao động qua đào tạo, nhất là ở các địa phương bị thu hồi nhiều đất. Tăng cường các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm. Hỗ trợ tổ chức sản xuất kinh doanh sau khi học nghề, khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống tạo điều kiện công ăn việc làm cho quần chúng nhân dân.

4.2.5. Hoàn thiện công tác quy hoạc xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)