NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Một phần của tài liệu Luận văn hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay (Trang 40 - 43)

Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN LUẬT

A. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

I. Những nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật thuế GTGT năm 2008 đã góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, khuyến khích xuất khẩu:

Luật thuế GTGT năm 2008 đã sửa đổi, giảm bớt các nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế (chuyển 3 nhóm từ không chịu thuế sang chịu thuế GTGT) đã tạo điều kiện cho việc tính thuế, khấu trừ thuế được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh; sắp xếp, điều chỉnh lại hợp lý các nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5% và 10% (chuyển một số nhóm hàng hóa từ thuế suất 5% sang áp dụng thuế suất 10%) đã góp phần nâng cao sự minh bạch về chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý của cả cơ quan thuế và người nộp thuế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu;

áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với vận tải quốc tế đã tạo điều kiện để khuyến khích phát triển hoạt động vận tải quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Việc hoàn thuế GTGT đầu vào đối với các dự án đầu tư đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển công nghệ, đầu tư đổi mới TSCĐ, góp phần thúc đẩy vốn đầu tư xã hội tăng trưởng. Thông qua áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu đã tạo điều kiện để doanh nghiệp hạ giá hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, từ đó khuyến khích xuất khẩu tăng trưởng mạnh qua các năm, cụ thể là:

- Số thuế GTGT hoàn cho các dự án đầu tư và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ tăng qua các năm: năm 2009 số thuế GTGT hoàn cho xuất khẩu và đầu tư là: 19.746 tỷ (trong đó hoàn cho xuất khẩu là 13.326 tỷ, hoàn cho đầu tư là 6.420 tỷ), năm 2010 là 33.426 tỷ (trong đó hoàn cho xuất khẩu là 22.394 tỷ,

41

hoàn cho đầu tư là 11.031 tỷ), năm 2011 là 48.604 tỷ (trong đó hoàn cho xuất khẩu là 31.882 tỷ, hoàn cho đầu tư là 15.707 tỷ) và ước năm 2012 là 52.711 tỷ (trong đó hoàn cho xuất khẩu là 35.402, hoàn cho đầu tư là 17.309).

- Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng đến năm 2010, 2011 đã tăng cao cả vể số tuyệt đối và tỷ lệ so với năm trước, cụ thể: năm 2009 đạt xấp xỉ 57,09 tỷ USD giảm 8,9% so năm 2008, năm 2010 đã tăng lên là 72,2 tỷ USD tăng 26,5%, năm 2011 đạt 96,9 tỷ USD tăng 34,2% và năm 2012 kim ngạch xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011.

II. Luật thuế GTGT năm 2008 đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, minh bạch các hoạt động kinh tế, chống gian lận; thúc đẩy hạch toán kế toán, sử dụng hoá đơn, chứng từ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp:

Luật năm 2008 đã bổ sung điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào: thời gian kê khai khấu trừ tối đa nâng từ 03 tháng lên 6 tháng; yêu cầu phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với giá trị mua vào từng lần từ hai mươi triệu đồng trở lên; quy định tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ thuế đầu vào để khuyến khích đầu tư, đã tạo thuận lợi hơn cho công tác hạch toán kế toán và bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp làm ăn chân chính, ngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT, chống thất thu ngân sách, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.

III. Thuế GTGT tiếp tục là nguồn thu quan trọng, ổn định, bảo đảm tỷ lệ động viên hợp lý cho Ngân sách Nhà nước nhằm đáp ứng nguồn tài chính cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội

Với bản chất là loại thuế tiêu dùng, thuế GTGT vẫn tiếp tục phát huy vai trò là loại thuế có số thu đóng góp vào Ngân sách nhà nước nhiều nhất,

42

đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, thuế GTGT càng phát huy vai trò là loại thuế gián thu đóng vai trò quan trọng do đây là loại thuế ít biến động và ít thay đổi hơn thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, thuế GTGT được nộp vào ngân sách kịp thời (ngay trong kỳ phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ) nên thuế GTGT tạo nguồn thu đều đặn cho nhà nước trong bối cảnh nhiều quốc gia phải đối mặt với tình trạng giảm lượng tiền mặt do số thu về thuế giảm và chi ngân sách tăng.

Trong 3 năm liên tục từ 2009 đến 2011, mặc dù nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng bởi kinh tế thế giới nhưng số thu từ thuế GTGT vẫn được bảo đảm, cụ thể:

Đơn vị tính: tỷ đồng

STT CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011

Ước TH 2012 1 Tổng thu NSNN 430.549 442.340 559.170 704.267 742.650

2 Thuế GTGT:

- Tổng thu chưa trừ hoàn thuế 125.554 146.146 204.964 253.111 263.684 - Tổng thu đã trừ hoàn thuế

(thực thu) 91.506 107.830 154.070 192.111 193.684 - Tỉ trọng số thực thu trong

tổng thu NSNN 21,25% 24,38% 27,55% 27,28% 26,08%

- Số thuế GTGT đã hoàn 34.048 38.000 50.900 61.000 70.000 IV. Thuế GTGT đã khuyến khích phát triển các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt:

Trước năm 2009 việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào khâu nội địa chỉ căn cứ vào hóa đơn GTGT của người bán, không có quy định về việc phải thanh

43

toán qua ngân hàng khâu kinh doanh trong nước nên đã phát sinh tình trạng nhiều doanh nghiệp lập hóa đơn khống (hóa đơn không kèm theo hàng hóa, dịch vụ và không kèm theo việc thanh toán tiền) để lợi dụng trốn thuế (không kê khai nộp thuế đối với giao dịch tiền mặt) chiếm đoạt tiền thuế.

Từ ngày 01/01/2009 để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì Luật thuế GTGT năm 2008 đã quy định một trong những điều kiện quan trọng là doanh nghiệp phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị trên hai mươi triệu đồng. Quy định trên đã thúc đẩy phát triển giao dịch thanh toán qua ngân hàng giữa các doanh nghiệp - đây là chủ trương lớn của Chính phủ và góp phần ngăn chặn gian lận trong việc khấu trừ, hoàn thuế GTGT, góp phần chống rửa tiền.

Một phần của tài liệu Luận văn hiệu quả thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở nước ta hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)