Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN LUẬT
B. NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI
Luật thuế GTGT năm 2008 đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản, minh bạch để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh, phù hợp với thực tiễn của nước ta những năm qua và từng bước phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên quá trình thực hiện, Luật thuế GTGT năm 2008 vẫn bộc lộ một số vướng mắc, vẫn có điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa phù hợp với nguyên tắc của thuế GTGT, một số quy định còn phức tạp không thuận lợi trong quá trình thực hiện gây vướng mắc cho cả cơ quan thuế lẫn người nộp thuế, chưa có những quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường. Cụ thể:
1. Về đối tượng không chịu thuế:
- Tiêu thức xác định nhóm hộ cá nhân kinh doanh không phải nộp thuế GTGT căn cứ theo mức tiền lương tối thiểu áp dụng đối với doanh nghiệp mà không theo doanh thu nên không phù hợp với bản chất thuế GTGT là thuế gián thu thu theo hàng hoá dịch vụ, gây khó khăn, phức tạp cho cả người nộp thuế và công tác quản lý.
44
- Một số nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế có tiêu thức xác định không chịu thuế chưa được quy định rõ hoặc được quy định vừa theo mục đích sử dụng, vừa theo bản chất của hàng hoá, dịch vụ hoặc theo đối tượng cung cấp nên phát sinh vướng mắc trong thực hiện, làm tăng chi phí, thủ tục, tốn kém thời gian của người nộp thuế. Ví dụ: dịch vụ cấp tín dụng, dịch vụ phục vụ công cộng về vệ sinh, sản phẩm in là tiền. Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2010 đã có quy định tách bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm nông nghiệp thành một số dịch vụ bảo hiểm mới mà tính chất thuộc nhóm dịch vụ bảo hiểm không chịu thuế GTGT nên cần sửa đổi cho đồng bộ.
2. Về giá tính thuế:
- Từ ngày 01/01/2012, Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 có hiệu lực thi hành quy định thu thuế bảo vệ môi trường đối với một số loại hàng hoá. Tuy nhiên, Luật thuế GTGT chưa quy định cụ thể về giá tính thuế GTGT đối với hàng hoá đã chịu thuế bảo vệ môi trường nên cần bổ sung làm rõ, bảo đảm đồng bộ với Luật thuế bảo vệ môi trường.
- Luật thuế GTGT sửa đổi năm 2008 đã chuyển hầu hết các loại máy móc, thiết bị loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu sang chịu thuế GTGT. Khi cho thuê lại, cơ sở kinh doanh phải tính nộp thuế GTGT trên toàn bộ giá cho thuê lại và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đã nộp tại khâu nhập khẩu. Như vậy quy định loại trừ giá đi thuê của nước ngoài không còn phù hợp với thực tế.
3. Về thuế suất 0%:
Qua tổng hợp kinh nghiệm những nước áp dụng thuế GTGT, việc áp dụng thuế suất 0% căn cứ theo nguyên tắc về“địa điểm tiêu dùng” để xác định nơi đánh thuế đối với hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Theo nguyên tắc này, hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng tại nước nào thì thuế GTGT được thu tại nước đó. Hàng hoá, dịch vụ được tiêu dùng ngoài lãnh thổ của
45
một nước - diễn ra ở nước ngoài - thì sẽ được coi là xuất khẩu (không phải nộp thuế GTGT tại nước xuất khẩu và người cung cấp hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ thuế đầu vào phát sinh tại nước xuất khẩu).
Luật thuế GTGT quy định áp dụng thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhưng chưa quy định cụ thể nguyên tắc xác định hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nên phát sinh vướng mắc trong thực hiện, nhất là đối với dịch vụ xuất khẩu trong bối cảnh các hoạt động kinh doanh ngày càng mở rộng cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Do chưa rõ nguyên tắc áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nên phát sinh vướng mắc trong thực hiện. Cụ thể:
(i) Một số trường hợp nếu chỉ căn cứ vào người mua nước ngoài là tổ chức không có cơ sở thường trú hoặc với cá nhân nước ngoài không phải là đối tượng cư trú tại Việt Nam thì chưa thể xác định là hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, vì các dịch vụ này được cung cấp và tiêu dùng tại VN. Ví dụ:
dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch, tổ chức sự kiện cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
(ii) Một số trường hợp nếu căn cứ vào địa điểm tiêu dùng ở nước ngoài sẽ xác định được hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nhưng nếu căn cứ vào người mua nước ngoài là tổ chức có cơ sở thường trú (hoặc chính tổ chức, cá nhân Việt Nam mua nhưng tiêu dùng ở nước ngoài) thì không thể xác định là hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu. Đặc biệt trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia cung ứng hàng hoá, dịch vụ ở ngoài Việt Nam. Ví dụ:
- Doanh nghiệp Việt Nam mua, bán hàng hoá trên thị trường quốc tế mà hàng hoá mua, bán không đi qua lãnh thổ Việt Nam; như Piaggio Việt Nam điều hành thương mại khu vực Châu Á (mua xe từ Ý để phân phối cho các nước Châu Á);
46
- Giao dịch hàng hoá giữa 02 (hai) doanh nghiệp Việt Nam, là người nộp thuế GTGT tại Việt Nam, nhưng việc chuyển giao và tiêu dùng hàng hoá thực hiện hoàn toàn ở nước ngoài; như Castrol Việt Nam cung cấp xăng dầu cho một số doanh nghiệp vận tải biển quốc tế; doanh nghiệp Việt Nam mua máy móc, thiết bị từ nước ngoài để cung cấp cho các dự án đầu tư ở nước ngoài khác của tổ chức Việt Nam.
- Người nộp thuế của Việt Nam cung cấp dịch vụ ở nước ngoài, hoặc vừa ở nước ngoài, vừa ở Việt Nam cho khách hàng Việt Nam, như khảo sát, thiết kế, giám sát thi công, biểu diễn nghệ thuật;
- Doanh nghiệp bảo hiểm bán bảo hiểm cho doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá mua theo giá FOB và cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng theo giá CIF;
- Doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ vận tải giữa các cảng nước ngoài.
- Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện xây dựng, lắp đặt ở nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam khác hoặc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, như xây dựng các công trình tại Lào, Cam pu chia, Công gô, Miến Điện,... .
4. Về ngưỡng đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Tính đến ngày 01/01/2012, số lượng doanh nghiệp tăng lên khoảng 162.000 doanh nghiệp so với thời điểm năm 2008 khi ban hành Luật. Số lượng lớn doanh nghiệp tăng thêm này đều phải kê khai nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khiến chi phí, thời gian kê khai, nộp thuế GTGT đối với người nộp thuế và chi phí quản lý của cơ quan thuế đều tăng mạnh tương ứng. Một số ít doanh nghiệp lợi dụng cơ chế thông thoáng trong việc thành lập doanh nghiệp để thành lập doanh nghiệp chỉ nhằm mua bán hoá đơn, lợi dụng hoá đơn khống để khấu trừ, hoàn thuế làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, gây thất thu cho NSNN.
Thực tế này đòi hỏi phải có cơ chế ngưỡng đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để khắc phục những vướng mắc hiện hành, như
47
kinh nghiệm các nước đã thực hiện và đạt kết quả tốt.
Các chuyên gia quốc tế (IMF, WB, IFC) khi đánh giá hệ thống thuế GTGT của Việt Nam cũng cho rằng việc không quy định ngưỡng phải đăng ký hiện hành đã đẩy các doanh nghiệp/ĐTNT nhỏ vào hệ thống thuế GTGT đã dẫn đến sự không hiệu quả khi đánh giá chi phí quản lý bỏ ra trên một đồng tiền thuế thu được. Vì vậy, các tổ chức này đều khuyến nghị Việt Nam cần quy định một mức ngưỡng đăng ký thuế GTGT, đồng thời áp dụng chế độ thuế đơn giản đối với những đối tượng dưới ngưỡng quy định.
5. Về phương pháp tính thuế:
Cùng với việc áp dụng ngưỡng đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cần thiết đơn giản hoá cách tính thuế đối với người nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng. Đối với hộ kinh doanh cá thể hiện đang được lựa chọn nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nếu thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật, thực tế qua kiểm tra, thanh tra cho thấy hầu như không có hộ cá nhân kinh doanh nào đáp ứng được điều kiện này. Do vậy quy định lựa chọn phương pháp tính thuế vừa không phù hợp với thực tiễn, vừa dẫn đến vướng mắc trong việc xác định phương pháp tính thuế đối với hộ cá nhân kinh doanh.
Đối với nhà thầu nước ngoài, việc cho phép lựa chọn phương pháp tính thuế khiến doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được với nhà thầu nước ngoài trong một số lĩnh vực như dầu khí.
6. Về khấu trừ, hoàn thuế:
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế cho phép doanh nghiệp được lựa chọn kê khai theo quý (thay cho theo tháng) nên các quy định về khấu trừ, hoàn thuế tại Luật thuế GTGT chưa bao quát được những trường hợp kê khai theo quý mới được sửa đổi, bổ sung.
- Quá trình thực hiện các quy định về khấu trừ thuế đã phát sinh vướng
48
mắc trong việc khấu trừ thuế đối với hàng hoá, dịch vụ bị tổn thất, thời hạn tự điều chỉnh trong trường hợp có sai sót về kê khai khấu trừ. Luật thuế GTGT cũng chưa quy định cụ thể về hàng hoá xuất khẩu mang theo người khi xuất cảnh để khuyến khích du lịch mua sắm. Quy định về mức tiền tối thiểu 200 triệu đồng để được hoàn thuế đối với đầu tư và xuất khẩu đến nay không còn phù hợp với sức mua thực tế. Chính sách cho phép cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong 03 (ba) tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết đã phát sinh vướng mắc: Do quy định 03 tháng là ngắn nên số chi từ quỹ hoàn thuế tăng nhanh trong những năm gần đây, dẫn đến khó khăn cho quỹ hoàn thuế; đồng thời một số đối tượng lợi dụng thành lập doanh nghiệp mua bán hoá đơn và giận lận hoàn thuế.