Chương 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THỰC HIỆN LUẬT
C. MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN NGHỊ
4. Về ngưỡng đăng ký nộp thuế GTGT và phương pháp tính thuế
4.1. Ngưỡng đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, các nước đều áp dụng một phương pháp tính thuế (phương pháp khấu trừ). Việc có áp dụng phương pháp khấu trừ để tham gia vào hệ thống thuế GTGT hay không được phân biệt bằng việc thiết lập ngưỡng tính thuế GTGT. Ngưỡng tính thuế GTGT là một mức doanh thu, theo đó, người nộp thuế có doanh thu hàng năm hoặc trong 12 tháng liên tục trên ngưỡng sẽ khai nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
Để đơn giản thủ tục, tiết kiệm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, hạn chế hiện tượng gian lận hoá đơn để khấu trừ, hoàn thuế, từng bước theo lộ trình triển khai Chiến lược cải cách hệ thống thuế đã được ban hành, phù hợp với kinh nghiệm quản lý thuế tiên tiến, có ý kiến đề nghị bổ sung ngưỡng đăng ký thuế để áp dụng phương pháp khấu trừ thuế GTGT.
4.2. Về phương pháp tính trực tiếp trên GTGT:
4.2.1. Về cách tính trực tiếp trên GTGT:
Để đảm bảo đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí cho người nộp thuế, đề nghị sửa đổi phương pháp tính trực tiếp theo hướng: Ngoài quy định xác định GTGT “bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào”, bổ sung làm rõ cách tính tỷ lệ % GTGT ấn định trên doanh thu do Chính phủ quy định như trường hợp cơ sở kinh doanh hạch toán được doanh số nhưng không tập hợp đầy đủ được chi
57
phí đầu vào theo quy định của Nghị định của Chính phủ hiện hành.
4.2.2. Về đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp:
- Đối với đối tượng dưới ngưỡng: Với việc sửa đổi bổ sung ngưỡng đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trình bày ở trên, đề nghị bổ sung người nộp thuế có doanh thu dưới ngưỡng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
- Đối với hộ cá nhân kinh doanh: Đề nghị sửa đổi chuyển hộ kinh doanh sang nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp.
- Đối với nhà thầu nước ngoài: Để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng và phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam trong một số lĩnh vực cụ thể, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung quy định giao Chính phủ hướng dẫn những trường hợp nhà thầu nước ngoài phải tính nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
5. Khấu trừ thuế GTGT:
5.1. Đối với hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất kinh doanh nhưng bị tổn thất mà không được bồi thường:
Quá trình sản xuất kinh doanh thường chịu rủi ro tổn thất do nhiều nguyên nhân bất khả kháng, như: thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ khác, hàng hoá mất phẩm chất phải tiêu huỷ (nhất là thực phẩm),... . Đối với những rủi ro tổn thất này, Luật thuế GTGT năm 2008 chưa quy định rõ về việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ bị tổn thất mà không được bồi thường.
Để nâng cao cơ sở pháp lý, đề nghị sửa đổi bổ sung quy định khấu trừ thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng bị tổn thất.
5.2. Đối với thời hạn kê khai khấu trừ thuế không quá 6 tháng:
58
Thời gian qua, nhiều trường hợp bỏ sót không kê khai số thuế đầu vào được khấu trừ muộn hơn 06 tháng phát sinh do những nguyên nhân khách quan: doanh nghiệp mới thành lập mà bộ phận kế toán chưa thạo việc, nhân sự thay đổi, di chuyển địa điểm làm thất lạc hồ sơ, bên bán không xuất hoá đơn do chưa được thanh toán... . Do bị khống chế thời gian 06 tháng nên doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT, dẫn đến gặp khó khăn.
Thực tế thời gian kê khai, khấu trừ càng lâu thì doanh nghiệp càng bị thiệt do vốn bị chiếm dụng. Đối với cơ quan quản lý, nếu để quá lâu mới đưa vào kê khai khấu trừ sẽ rất khó xác minh, đối chiếu khi cần thiết do doanh nghiệp cung cấp không còn tồn tại hoặc không xác định được đã kê khai nộp thuế đầu ra của đơn vị bán hàng hay chưa, từ đó dễ tạo kẽ hở dẫn đến lợi dụng để kê khai, khấu trừ chiếm đoạt tiền thuế.
Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước quy định về thời hạn kê khai khấu trừ thuế GTGT khác nhau. Có nước quy định 3 tháng, song có nước quy định 4 năm. Thời hạn kê khai khấu trừ thuế GTGT của Trung Quốc hiện nay là 180 ngày tính từ ngày phát hành hóa đơn (trước đây là 90 ngày), thời hạn kê khai khấu trừ thuế GTGT của Bun-ga-ri hiện là 12 tháng (trước đây là 3 tháng). Trong khi đó, đối với Anh, thời hạn kê khai thuế GTGT được nâng từ 3 năm lên 4 năm từ 01/4/2009.
Để bảo đảm quyền lợi và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đề nghị nâng thời hạn được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào tối đa là 12 tháng kể từ tháng phát sinh hóa đơn, chứng từ thay cho thời hạn 6 tháng hiện hành.
5.3. Về thanh toán qua ngân hàng:
Tại khoản 2 Điều 12 Luật thuế GTGT có quy định điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhằm bảo đảm chặt chẽ như chi NSNN thông qua cơ chế giám
59
sát của các bên thứ ba là 02 ngân hàng nơi mở tài khoản của người mua và của người bán.
Trong quá trình thực hiện phát sinh vướng mắc. Để giải quyết vướng mắc đã có quy định một số trường hợp như bù trừ công nợ, uỷ quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng,… đều được coi là thanh toán qua ngân hàng. Vì vậy để bao quát hết các trường hợp phát sinh trong thực tế, đề nghị sửa thuật ngữ
“thanh toán qua ngân hàng” thành “thanh toán không dùng tiền mặt”.