Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác Động Của Chính Sách Cổ Tức Đến Sự Biến Động Giá Cổ Phiếu Nghiên Cứu Các Công Ty Niêm Yết (Trang 40 - 43)

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này dựa trên phương pháp nghiên cứu của Baskin (1989) và nghiên cứu của Hashemijoo và cộng sự (2012). Bài nghiên cứu áp dụng phân tích tương quan và phương pháp bình phương bé nhất cho hồi quy đa biến để kiểm định mối quan hệ giữa biến động giá cổ phiếu và chính sách cổ tức tại Việt Nam.

Trước tiên, biến động giá cổ phiếu được hồi quy dựa vào hai biến độc lập chính là tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức theo phương pháp bình phương bé nhất, thể hiện ở phương trình:

P.volj = a * D.yieldj + b * Payoutj + c + €j (1) Trong đó,

P.volj: biến động giá cổ phiếu công ty j D.yieldj: tỷ suất cổ tức của công ty j Payoutj: tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty j

€j: Sai số thống kê

Theo nghiên cứu của Baskin (1989) cho thấy có mối tương quan âm đáng kể giữa tỷ suất cổ tức với biến động giá cổ phiếu. Allen và Rachim (1996) không tìm thấy mối tương quan giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ suất cổ tức, nhưng có mối tương quan âm giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức. Hashemijoo và cộng sự (2012) kết luận rằng có mối tương quan âm đáng kể giữa biến động giá cổ phiếu với

tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức. Vấn đề đặt ra là có thể có một số yếu tố ảnh hưởng đến cả chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu. Để hạn chế vấn đề này, các biến kiểm soát được đưa vào phân tích. Các biến kiểm soát được giới thiệu bởi Baskin (1989), bao gồm quy mô công ty, biến động thu nhập, đòn bẩy nợ và tốc độ tăng trưởng.

- Rủi ro thị trường mà các công ty phải đối mặt có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu, do đó, thước đo biến động thu nhập (E.vol) được thêm vào làm biến kiểm soát trong phương trình hồi quy (1).

- Quy mô công ty cũng có thể ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu vì các công ty quy mô nhỏ thường ít đa dạng hóa trong các hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, có thể các công ty nhỏ có ít thông tin sẵn có cho các nhà đầu tư. Một lý do khác khiến cho quy mô tác động đến biến động giá cổ phiếu là cổ phiếu của các công ty quy mô nhỏ có thể có tính thanh khoản cao hơn nên giá cổ phiếu của các công ty nhỏ có thể biến động nhiều hơn so với các công ty lớn. Bên cạnh đó, các công ty nhỏ có nhiều cổ đông nhỏ lẻ hơn và họ thường sử dụng cổ tức như một công cụ truyền tín hiệu. Do đó, quy mô có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ tức.

Biến kiểm soát quy mô công ty (Size) được thêm vào phương trình hồi quy (1).

- Chính sách cổ tức có thể có mối tương quan với tốc độ tăng trưởng vì các công ty trong giai đoạn tăng trưởng có nhiều khả năng giữ lại thu nhập để đầu tư vào các cơ hội đầu tư mới. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng và biến động giá cổ phiếu có thể có quan hệ ngược chiều. Vì vậy, biến kiểm soát tăng trưởng (Growth) được thêm vào phương trình hồi quy (1).

- Cuối cùng, đòn bẩy nợ có thể có tác động đến biến động giá cổ phiếu. Việc vay nợ và chính sách cổ tức có thể có liên quan. Vì vậy, đòn bẩy nợ (Debt) được thêm vào làm biến kiểm soát trong phương trình hồi quy (1).

Sau khi đã thêm các biến kiểm soát, phương trình hồi quy được viết lại như sau:

P.volj =a*D.yieldj + b*Payoutj + c*Sizej + d*E.volj + e*Debtj + h*Growthj + €j(2) Trong đó,

P.volj: biến động giá cổ phiếu công ty j D.yieldj: tỷ suất cổ tức của công ty j Payoutj: tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty j Sizej: quy mô công ty j

E.volj: biến động thu nhập của công ty j Debtj: tỷ lệ nợ của công ty j

Growthj: tốc độ tăng trưởng tài sản của công ty j

€j: Sai số thống kê

Kỳ vọng về kết quả rằng tỷ suất cổ tức , tỷ lệ chi trả cổ tức, tốc độ tăng trưởng và quy mô công ty sẽ tỷ lệ nghịch với biến động giá cổ phiếu, tức khi có sự gia tăng trong tỷ suất cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức, tốc độ tăng trưởng và quy mô của một công ty, sẽ làm giảm sự biến động giá cổ phiếu của công ty đó (mối tương quan âm).

Trong khi đó, biến động thu nhập và đòn bẩy nợ sẽ có tương quan dương với biến động giá cổ phiếu, tức khi có sự gia tăng trong thu nhập và đòn bẩy nợ của một công ty, giá cổ phiếu của công ty đó sẽ biến động mạnh hơn.

Tóm tắt kỳ vọng về mối tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ở bảng 3.1:

Bảng 3.1: Kỳ vọng tương quan giữa các biến

Cặp tương quan Dấu kỳ vọng

Tỷ suất cổ tức và biến động giá cổ phiếu - Tỷ lệ chi trả cổ tức và biến động giá cổ phiếu - Biến động thu nhập và biến động giá cổ phiếu + Quy mô công ty và biến động giá cổ phiếu - Tốc độ tăng trưởng và biến động giá cổ phiếu -

Đòn bẩy nợ và biến động giá cổ phiếu +

Một phần của tài liệu Tác Động Của Chính Sách Cổ Tức Đến Sự Biến Động Giá Cổ Phiếu Nghiên Cứu Các Công Ty Niêm Yết (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)