Giả thuyết của bài nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác Động Của Chính Sách Cổ Tức Đến Biến Động Giá Cổ Phiếu Của Các Công Ty Niêm Yết (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giả thuyết của bài nghiên cứu

H0: Không có mối quan hệ đáng kể giữa biến động giá cổ phiếu và suất sinh lợi cổ tức.

H1: Có mối quan hệ đáng kể giữa biến động giá cổ phiếu và suất sinh lợi cổ tức.

Giả định rằng biến động giá cổ phiếu có mối quan hệ ngược chiều với suất sinh lợi cổ tức. (Baskin, 1989) giải thích tác động ngược chiều của suất sinh lợi cổ tức đến biến động giá cổ phiếu dựa trên tác động về hiệu ứng thời gian, tỷ suất sinh lợi, kinh doanh chênh lệch giá, và thông tin. Tác giả sử dụng mô hình tăng trưởng Gordon để chứng minh tác động về thời gian. Baskin giả định rằng tỷ suất chiết khấu KE và tốc độ tăng trưởng cổ tức là không đổi.

Theo mô hình (Gordon, 1962), giá cổ phiếu được tính như sau:

) (

1

r E

T

T K G

P D

= +

(I)

Trong đó:

PT : giá cổ phiếu tại thời điểm t KE : tỷ lệ chiết khấu

Gr : tốc độ tăng trưởng cổ tức không đổi

Lấy đạo hàm bậc nhất theo KE từ phương trình (I):

2 )^

(

)

( 1

r E

T E

PT

G K

D dK

d

= − +

(II)

Phương trình 2 có thể diễn tả như sau:

) / (

) / (

) /

(

1 T

T E E

T

E T

P D

K K

P

dK dP

+

− =

(III)

Phương trình (III) chỉ ra rằng cổ phiếu của công ty có suất sinh lợi cổ tức cao thì ít nhạy cảm với sự thay đổi trong tỷ suất chiết khấu và được mong đợi là có biến động giá cổ phiếu thấp hơn, với điều kiện tất cả các biến khác không đổi. Vì vậy, giả thuyết rằng suất sinh lợi cổ tức có tác động ngược chiều đối với biến động giá cổ phiếu.

(Baskin, 1989) sử dụng một số giả định để chứng minh ảnh hưởng của tỷ suất sinh lợi để giải thích sự tác động ngược chiều của suất sinh lợi cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức đến biến động giá cổ phiếu như mô tả sau đây:

a. Doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả cổ tức không đổi (1-B) với B là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại.

b. Công ty có một tỷ suất sinh lời nội bộ R cho tất cả số tiền tái đầu tư nên tốc độ tăng trưởng G sẽ được tính G = B * R.

c. Công ty không có phát hành cổ phần mới.

d. Tỷ lệ chiết khấu KE là không đổi.

Thay R bằng BR vào phương trình (I) ta có:

BR K

P D

E T

T

= +1

(IV)

Lấy đạo hàm bật nhất của PT theo R ta có:

2 )^

(

1

BR K

BD dR

dP

E T T

= +

(V) Phương trình (V) có thể diễn tả như sau:

) / (

) / (

) / (

1 T

T T

T

P D

BR R

P

dR dP

+

− =

(VI)

Phương trình (VI) cho thấy rằng suất sinh lợi cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức có tác động ngược chiều đến độ nhạy cảm của cổ phiếu theo tỷ suất sinh lợi dự kiến.

(Baskin, 1989) cũng giải thích tác động ngược chiều của suất sinh lợi cổ tức lên biến động giá cổ phiếu dựa trên hiệu ứng kinh doanh chênh lệch giá. Hiệu ứng kinh doanh chênh lệch giá được dựa trên giả định rằng thị trường tài chính thì không hiệu quả và các nhà đầu tư có thông tin tốt hơn có thể được hưởng lợi từ việc định giá sai. Để chứng minh ảnh hưởng này, (Baskin, 1989) sử dụng mô hình sau đây với các giả định sau:

Pa: giá cổ phiếu

Pf: hiện giá theo cổ tức mong đợi tương lai (dự đoán dựa trên thông tin hoàn hảo)

I: tỷ lệ chiết khấu Vì vậy, Pa = (1_I) Pf

D: cổ tức dự kiến cho khoảng thời gian KE: Tỷ lệ chiết khấu thích hợp

G: tỷ lệ lãi vốn mong đợi

Vì vậy, chúng ta có:

Pf G KE = D +

(VII)

Nhà đầu tư có đầy đủ thông tin sẽ nhận ra cổ phiếu được định giá thấp và mua tại mức giá P. Nhà đầu tư này được hưởng cổ tức dự kiến (D/Pa) và lãi vốn G. Như vậy, lợi nhuận kỳ vọng cho nhà đầu tư với đầy đủ thông tin (KF) sẽ là:

KF = D/Pa + G = KE + I (D/Pa) (VIII) Phương trình (VIII) hàm ý rằng suất sinh lợi cổ tức cao hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận do chênh lệch giá cao hơn bởi vì lợi nhuận vượt trội phụ thuộc vào suất sinh lợi cổ tức và tỷ lệ chiết khấu I. Cuối cùng, hiệu ứng thông tin cho thấy chính sách cổ tức truyền tín hiệu về tình hình tương lai của công ty.

3.1.2. Gi thuyết 2:

H0: không có mối quan hệ đáng kể giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức.

H1: có mối quan hệ đáng kể giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ lệ chi trả cổ tức.

(Baskin, 1989) giải thích tác động ngược chiều giữa tỷ lệ chi trả cổ tức lên biến động giá cổ phiếu dựa trên tỷ suất sinh lợi và ảnh hưởng thông tin.

Tác giả lập luận rằng tỷ lệ chi trả cổ tức có thể được sử dụng như là một hình mẫu để dự đoán về sự tăng trưởng và cơ hội đầu tư vì vậy các doanh nghiệp có tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn có ít biến động trong giá cổ phiếu hơn. Tác giả cũng giải thích rằng tỷ lệ chi trả cổ tức cao có thể được hiểu như sự ổn định của một công ty và làm giảm sự biến động trong giá cổ phiếu của công ty đó.

Một phần của tài liệu Tác Động Của Chính Sách Cổ Tức Đến Biến Động Giá Cổ Phiếu Của Các Công Ty Niêm Yết (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)