CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
3.1. Định hướng quản lý thanh khoản của Eximbank đến năm
3.1.1. Mục tiêu quản lý thanh khoản.
Hội đồng quản trị và Ban điều hành của Eximbank xác định quản lý thanh khoản là một trong những mục tiêu mà Eximbank phải quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Hai mục tiêu chính được xác định trong công tác quản lý thanh khoản tại Eximbank:
- Thường xuyên đo lường và đánh giá các loại rủi ro thanh khoản mà Eximbank có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh; giám sát rủi ro thanh khoản trong mối quan hệ với các rủi ro khác…đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng.
- Sử dụng hiệu quả tài sản có, tài sản nợ, tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông 3.1.2. Nội dung quản lý thanh khoản tại Eximbank đến năm 2020.
- Tiếp tục duy trì việc triển khai hệ thống phân tích và báo cáo, cảnh báo rủi ro thanh khoản, khả năng chi trả thông qua bảng phân tích tài sản Có và tài sản Nợ theo thời gian đáo hạn thực tế, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động;
- Vận hành và điều chỉnh phù hợp mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress test);
- Đồng thời tiến hành quản lý chặt chẽ dòng tiền ra, vào của cả hệ thống trên cơ sở hoàn thiện việc quản lý nguồn vốn tập trung nhằm quản lý tốt thanh khoản và tăng hiệu quả sử dụng vốn, tối đa hóa lợi nhuận.
- Tăng cường hoạt động của Ủy ban quản lý tài sản Có – tài sản Nợ (ALCO) thuộc Tổng giám đốc và Ủy ban quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị nhằm
mục đích nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong toàn hệ thống, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, an toàn và bền vững đến năm 2020.
- Có kế hoạch quản lý và cân bằng hợp lý giữa các khoản mục tài sản có, tài sản nợ trên Bảng cân đối kế toán nhằm sử dụng có hiệu quả các tài sản Có và đảm bảo khả năng thanh khoản cho Eximbank.
- Đưa ra các dự báo về lãi suất và biên độ dao động của lãi suất quy định tại từng thời kỳ. Từ đó, đưa ra các kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn phù hợp đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn tại Eximbank.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN
Eximbank hoạt động trong môi trường kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Ngân hàng nhà nước, nên thanh khoản của Eximbank không tránh khỏi những ảnh hưởng từ chính sách điều hành của Ngân hàng nhà nước, hoặc ảnh hưởng nếu một ngân hàng nào đó bị rủi ro thanh khoản. Từ đó, đề tài đề cập đến giải pháp đối với ngân hàng nhà nước nhằm tăng cường quản lý thanh khoản tại các NHTM nói chung và tại Eximbank nói riêng. Những giải pháp đề xuất như sau:
3.2.1. Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt:
Nhìn chung, trong thời gian qua, chính sách tiền tệ được thực thi bởi Ngân hàng Nhà nước đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, ổn định tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, tăng cường dự trữ ngoại hối, giữ mức lạm phát trong vòng kiểm soát theo hướng thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đôi khi còn quá tham vọng, theo đuổi nhiều mục tiêu, làm giảm hiệu quả tác động của chính sách này đối với nền kinh tế; tạo ra sự mâu thuẫn không đáng có trong việc phát đi tín hiệu cho thị trường.
Điều này thể hiện rất rõ ở thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008, các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ chỉ tập trung vào lĩnh vực tiền tệ. Và dường như để thể hiện quyết tâm chống lạm phát đến cùng của mình, Ngân hàng
Nhà nước đã thực hiện hàng loạt giải pháp mạnh, trong đó việc phát hành tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng được xem là một biện pháp hành chính khá mạnh. Kết quả, thị trường tiền tệ bị xáo trộn, các ngân hàng chạy đua lãi suất nhằm thu hút tiền gửi đáp ứng nhu cầu thanh khoản, thị trường chứng khoán, bất động sản sụt giảm,... Trong tình huống kiềm chế lạm phát, việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt là cần thiết, nhưng việc sử dụng liên tiếp nhiều biện pháp mạnh như thế trong một khoảng thời gian chưa đủ để thị trường thích ứng, nên được xem xét cẩn trọng hơn. Hơn nữa, lạm phát không chỉ do nguyên nhân từ tiền tệ, cho nên, muốn kiềm chế thành công cơn tăng giá phải thực hiện nhiều gói giải pháp đồng bộ từ các lĩnh vực khác ngoài lĩnh vực tiền tệ, tín dụng.
3.2.2 Minh bạch, công khai trong các chính sách tiền tệ, quản lý:
NHNN cần tính toán chi tiết, công khai khi đưa ra các chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng. Việc đưa ra chính sách đã cần sự tính toán chi tiết, quá trình thực hiện chính sách cũng hết sức minh bạch, tránh để ngân hàng và khách hàng của ngân hàng hoang mang. Với những chính sách tạo ra thay đổi lớn, NHNN cần có sự giải thích công khai về mục tiêu và lộ trình thực hiện với các TCTD có liên quan. Thêm vào đó, NHNN cần lường trước những diễn biến theo sau một quyết định mang tầm vĩ mô để có những phòng ngừa thích hợp hoặc chia nhỏ trong quá trình thực hiện.
3.2.3 Kiểm soát việc thành lập ngân hàng thương mại:
Hiện nay có quá nhiều ngân hàng thương mại hơn mức cần thiết tại Việt Nam. Do đó, để có được một hệ thống ngân hàng mạnh, nên sáp nhập các ngân hàng nhỏ và xem xét sáp nhập các ngân hàng thương mại lớn thành những ngân hàng tầm cỡ trong khu vực. Việc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, và đảm bảo ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả thông qua đảm bảo khả năng chi trả của các ngân hàng. Trong tiến trình xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thực sự vững mạnh, cần đề ra quy chế, quy định đối với các ngân hàng không đáp được các tiêu chuẩn chung, có
thể tính đến việc sáp nhập, mua lại những ngân hàng này, hạn chế việc một ngân hàng bị phá sản ảnh hưởng dây chuyền đến hệ thống các ngân hàng.
3.2.4 Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại:
Công tác giám sát từ xa các ngân hàng thương mại hiện nay vẫn được chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhưng tính xác thực của các báo cáo giám sát này để phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô chưa cao, chưa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng. Do đó, Ngân hàng nhà nước cần phải tăng cường hoạt động giám sát các ngân hàng thông qua hoạt động thanh tra định kỳ, trực tiếp giám sát hoạt động, cũng như các báo cáo yêu cầu từ tổng quát đến chi tiết từng khách hàng, bút toán của các ngân hàng thương mại. Từ đó, Ngân hàng nhà nước mới bắt kịp và sâu sát tình hình hoạt động thực sự của các ngân hàng thương mại để có chính sách điều hành phù hợp, hiệu quả.
3.2.5. Hỗ trợ các NHTM củng cố thanh khoản đi kèm các giải pháp, quy định cứng rắn:
Khi rủi ro thanh khoản xảy ra với một ngân hàng, NHNNN cần có biện pháp thích hợp như đứng ra bảo lãnh và hỗ trợ vốn kịp thời làm ổn định niềm tin của công chúng, tránh được phản ứng dây chuyền lan sang các ngân hàng khác, hạn chế rủi ro trong phạm vi một ngân hàng. Tuy nhiên, các giải pháp hỗ trợ của NHNN có thể làm cho các NHTM có tâm lý ỷ lại, chỉ tập trung vào huy động và sử dụng vốn nhằm thu về lợi nhuận cao mà không chú trọng công tác quản lý thanh khoản. Do đó, trong một số trường hợp cần thiết, NHNN xem xét việc phá sản, sáp nhập đối với các ngân hàng thương mại nhỏ, nhằm tăng cường khả năng thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng.