CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
3.4. Các giải pháp đối với Eximbank về vấn đề xử lý rủi ro thanh khoản
Trên thực tế cho thấy trong các tình huống rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng ảnh hưởng đến tình trạng thanh khoản của Eximbank thì Eximbank đã có những giải pháp ứng phó kịp thời, đảm bảo an toàn hoạt động. Tuy nhiên, đây chỉ là những rủi ro thanh khoản đơn giản và NHNN có thể can thiệp kịp thời, hiệu quả để kiểm soát rủi ro. Trong tương lai, khi mà quy mô hoạt động của hệ thống ngân
hàng Việt Nam ngày càng phát triển thì rủi ro thanh khoản tiềm ẩn càng lớn hơn, và nếu có khủng hoảng thanh khoản xảy ra thì Eximbank cần phải có các biện pháp đối phó tức thời, nhanh chóng, và đúng đắn. Do đó, luận văn cũng xin được đề xuất một số giải pháp tức thời nhằm đối phó với vấn đề thanh khoản sắp xảy ra.
Đối phó với các vấn đề sắp xảy ra
Về lý thuyết khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng là ít xảy ra, nhưng không có nghĩa là tuyệt đối không xảy ra. Trong tương lai, nếu phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thanh khoản đòi hỏi Eximbank phải có phản ứng nhanh vì thời gian rất quý giá. Có khả năng cuộc khủng hoảng thanh khoản chỉ kéo dài tối đa vài ngày và Eximbank có thể duy trì được khả năng hoàn thành các nghĩa vụ của mình hoặc thất bại; 24 giờ đầu tiên mới là thời khắc quan trọng nhất. Trong trường hợp này, tiền mặt phải sẵn sang trong tay; đừng mong sử dụng thị trường để tạo ra tiền mặt ngay vì tiền mặt trong tài khoản không phải cứ cần sử dụng là có ngay.
Hơn nữa, cuộc khủng hoảng liên quan đến tên tuổi lại rất công khai. Các đối tác của ngân hàng ở bên phía Nợ trong bảng cân đối kế toán sẽ thấy rủi ro của họ đang tăng vọt và mong muốn đảm bảo giao dịch của họ với ngân hàng; những người đi vay đầy lo lắng lại muốn biết liệu hợp đồng cho vay đã ký kết và các phương tiện thấu chi có được ngân hàng giám sát hay không; các phương tiện truyền thông muốn có được thông tin mới nhất để truyền thông đi trong công chúng…
Những cân nhắc và quyết định liên quan đến phần lập kế hoạch đề phòng khẩn cấp phải được hoàn thành trước và được các nhà quản lý và nhân viên trực tiếp tham gia vào cuộc khủng hoảng thanh khoản này thấu hiểu. Những gì không thực hiện được coi như bỏ qua vì chẳng có thời gian để quay trở lại giải quyết, ít nhất là trong vòng 24 giờ đầu tiên – giai đoạn nguy hiểm nhất.
Đây không phải là thời gian để nghiên cứu và họp hành kéo dài. Tuy nhiên, nhóm phụ trách “khủng hoảng” cần phải gặp gỡ, phân tích, xem xét và quyết định các bước trước mắt cần phải thực hiện, phân công các nhiệm vụ cụ thể cho những
người chịu trách nhiệm; quyết định về thẩm quyền được giao, ấn định cuộc họp tiếp theo và thiết lập luồng thông tin về tiến độ đã thực hiện và các sự kiện đặc biệt.
Trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản xảy ra, một số vấn đề cần được quyết định ngay lập tức và thực thi trong 24 giờ đầu tiên nhằm ổn định rủi ro thanh khoản và tối thiểu hóa thiệt hại do rủi ro thanh khoản gây ra, cụ thể bao gồm ba nội dung sau đây:
- Sử dụng các khoản dự trữ ngay lập tức: ngân hàng cần phải duy trì các nguồn dự trữ sơ cấp để sẵn sàng cung ứng ngay đáp ứng cầu về thanh khoản.
Trường hợp khủng hoảng thanh khoản xảy ra, kéo theo tâm lý khách hàng lo lắng và muốn rút tiền ra khỏi ngân hàng ngay lập tức. Việc ngân hàng sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng làm giảm bớt lo lắng trong khách hàng và củng cố thông tin về thanh khoản của ngân hàng, từ đó giảm bớt các gánh nặng về cầu thanh khoản.
- Đối phó với các mối quan hệ khách hàng: đối với các khách hàng cá nhân lẫn khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng cần phải bố trí sẵn các nhân viên chăm sóc khách hàng. Sau đó, ngân hàng cần phải quyết định chủ động bằng cách liên hệ trực tiếp với một số khách hàng lớn, sử dụng các kênh liên lạc có sẵn từ các thành viên hội đồng xuống đến các nhân viên chăm sóc khách hàng và cả các nhân viên giao dịch với khách hàng. Thông điệp phải luôn thống nhất: ngân hàng vẫn tiếp tục duy trì hoạt động bình thường và tất cả các cam kết đều được trân trọng; ngân hàng không hề gặp phải bất kỳ sự khủng hoảng thanh khoản nào;
- Thông báo cho Ngân hàng nhà nước: Thông tin về thanh khoản của ngân hàng cần phải được thông báo ngay lập tức cho Ngân hàng nhà nước trung ương và chi nhánh ở các tỉnh thành. Ngân hàng nhà nước với chức năng là người cứu cánh cuối cùng của ngân hàng thương mại, sẽ tích cực hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng thương mại, từ đó Eximbank có thể tận dụng được nguồn hỗ trợ từ phía NHNN để đáp ứng cho các nhu cầu về thanh khoản. Hơn thế nữa, người dân Việt Nam rất tin cậy vào sự điều hành của NHNN Việt Nam, do đó một thông điệp của NHNN về
tình trạng thanh khoản của ngân hàng sẽ ổn định hiệu quả niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.
Kết luận chương 3:
Căn cứ trên đánh giá thực trạng thanh khoản, quản lý thanh khoản và xử lý rủi ro thanh khoản Eximbank đã được đề cập trong chương 3, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý thanh khoản và xử lý rủi ro thanh khoản tại Eximbank. Cụ thể: nhóm các giải pháp đối với Ngân hàng nhà nước (5 giải pháp) liên quan đến điều hành chính sách, quản lý các ngân hàng thương mại; nhóm các giải pháp tăng cường quản lý thanh khoản tại Eximbank (6 giải pháp) liên quan đến việc xây dựng quy trình, tăng cường công tác dự báo thanh khoản, xây dựng kho dữ liệu tập trung, phát triển đội ngũ nhân lực liên quan đến quản lý thanh khoản, hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống quản lý vốn tập trung (FTP); nhóm các giải pháp đối với việc xử lý rủi ro thanh khoản tại Eximbank, luận văn đã đưa ra ba nội dung mà nhà quản trị cần cân nhắc thực hiện ngay tức khắc trong ngày xảy ra rủi ro thanh khoản, nội dung cụ thể gồm: sử dụng dự trữ sẵn có bù đắp ngay thiếu hụt thanh khoản, củng cố niềm tin của khách hàng thông qua gia tăng mối quan hệ gắn bó với khách hàng, thông báo NHNN để có sự hỗ trợ nguồn vốn kịp thời, đầy đủ.
Hy vọng các giải pháp đề xuất trong chương 4 có tính khả thi trong việc tăng hiệu quả quản lý thanh khoản và xử lý rủi ro thanh khoản tại Eximbank.
- Tìm hiểu về lý thuyết thanh khoản, quản lý thanh khoản, rủi ro thanh khoản, các nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản và hậu quả, các giải pháp xử lý khi rủi ro thanh khoản phát sinh. Trong đó, Luận văn cũng đề cập tới lý thuyết về hai phương pháp quản lý thanh khoản tĩnh và động trong hoạt động quản lý thanh khoản của NHTM.
- Luận văn cũng phân tích một số trường hợp rủi ro thanh khoản xảy ra tại một số NHTM thế giới và NHTM Việt Nam. Trong đó tập trung vào bốn ví dụ điển hình: rủi ro thanh khoản tại Argentina năm 2001, rủi ro thanh khoản tại ngân hàng Northern Rock năm 2007, NHTM cổ phần Á Châu năm 2003 và tháng 8/2012, khủng hoảng thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng đầu năm 2008. Từ đó, luận văn đưa ra những nhận định liên quan, và các bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý thanh khoản tại các NHTM Việt Nam.
- Luận văn đã đánh giá thực trạng thanh khoản tại Eximbank từ năm 2006 đến tháng 6/2013; thực trạng quản lý thanh khoản tại Eximbank như khuôn khổ pháp lý, cơ cấu quản lý thanh khoản, tính hệ thống đo lường thanh khoản trong mối tương quan với các loại rủi ro khác, công tác đo lường, dự báo, cảnh báo thanh khoản và kế hoạch ứng phó với những bất ngờ; thực trạng xử lý rủi ro thanh khoản tại Eximbank trong tình huống rủi ro thanh khoản tại ACB tháng 8/2012. Từ đó, đưa ra đánh giá về công tác quản lý thanh khoản tại Eximbank có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận thực tiễn về thanh khoản và thực trạng quản lý thanh khoản, xử lý rủi ro thanh khoản tại Eximbank, luận văn đã đưa ra các giải pháp cụ thể đối với phía Ngân hàng nhà nước và bản thân Eximbank trong việc tăng cường quản lý thanh khoản và xử lý rủi ro thanh khoản.
tin và bài học từ các sự kiện rủi ro thanh khoản tại một số NHTM nước ngoài và một số NHTM Việt Nam, luận văn hy vọng trong tương lai hoạt động quản lý thanh khoản của NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam sẽ hoàn toàn theo phương pháp hiện đại, an toàn và hiệu quả hơn, đưa ngân hàng phát triển và bắt kịp với sự phát triển của các ngân hàng trong nước và trên thế giới.
Người viết luận văn cũng xin gửi lời cảm ơn tới cô Dương Thị Bình Minh đã hướng dẫn nhiệt tình, đưa ra những định hướng rõ ràng, cụ thể để người viết luận văn hoàn thành tốt luận văn này; cũng xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị Phòng quản lý rủi ro thị trường (trực thuộc Khối giám sát hoạt động), Phòng kế toán tổng hợp, Phòng điều hành tài sản Nợ, tài sản Có đã hỗ trợ người viết luận văn trong công tác thu thập số liệu, và các dữ liệu, thông tin liên quan đến hoạt động quản lý thanh khoản tại Eximbank.
Người viết luận văn xin chân thành cảm ơn.
Đỗ Thị Kim Cúc và Trần Thị Cúc và Bùi Mai Phương, 2009. Quản trị rủi ro thanh khoản của các NHTM trên thế giới và một số bài học rúi ra cho các NHTM Việt Nam. Tiểu luận tài chính tiền tệ. Đại học ngoại thương,.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2009. Thông tư 15/2009/TT-NHNN ban hành ngày 1 0/08/2009 “Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với Tổ chức tín dụng”
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư 13/2010/TT/NHNN ban hành ngày 20/05/2010, hiệu lực ngày 01/10/2010 “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng”
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT/NHNN ngày 20/05/2010.
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2010. Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT/NHNN ngày 20/05/2010.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, 2007. Dự án xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tại Eximbank. Tài liệu nội bộ của Eximbank.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, 2010. Đề án tổng thể cơ chế quản lý vốn tập trung tại Eximbank. Tài liệu nội bộ của Eximbank.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, 2006-2012. Báo cáo thường niên của Eximbank từ năm 2006 đến năm 2012.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, 2006-Tháng 6/2013.
Báo cáo tài chính của Eximbank đã được kiểm toán từ năm 2006 đến tháng 6/2013.
ngân hàng thương mại. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế TP.HCM.
Nguyễn Văn Tiến, 2005. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
Northcentral University, USA và Saithanh Solutions Company, 2006. Quản trị rủi ro – cẩm nang dành cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, tài liệu sử dụng trong Hội thảo “Quản trị rủi ro dành cho ngân hàng thương mại”
ngày 4 & 5/8/2006, TP.HCM.
Peter S.Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản tài chính.
Rudolf Duttweiler, 2010. Quản lý thanh khoản trong ngân hàng. Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM.
Trần Huy Hoàng, 2010. Quản trị ngân hàng. Nhà xuất bản Lao động xã hội.
Trần Thị Thu Trang, 2012. Hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại NHTM cổ phần Bưu điện Liên Việt. Luận văn thạc sĩ. Đại học kinh tế TP.HCM
Danh mục tài liệu tiếng Anh
Ngân hàng thương mại ING, 2013. Giải pháp quản lý thanh khoản
<http://www.ingcommercialbanking.com/eCache/ENG/19/764.html>
- Quyết định 131/06/EIB/QĐ-HĐQT ngày 01/09/2006 về việc ban hành Quy định về chính sách quản lý tài sản Có – tài sản Nợ tại Eximbank.
- Quyết định 469/2010/EIB/QĐ-HĐQT ngày 28/09/2010 về việc ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Eximbank.
- Quyết định 470/2010/EIB/QĐ-HĐQT ngày 28/09/2010 về việc ban hành quy định về quản lý khả năng chi trả của Eximbank.
- Quyết định 2106/2010/EIB/QĐ-HĐQT ngày 01/12/2010 về việc ban hành quy định về Hệ thống chỉ số đo lường thanh khoản và kế hoạch quản lý khả năng chi trả trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản tại Eximbank.
- Quyết định 2107/2010/EIB/QĐ-TGĐ ngày 01/12/2010 về việc ban hành hướng dẫn triển khai mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress-test).
- Quyết định 2108/2010/EIB/QĐ-TGĐ ngày 01/12/2010 về việc ban hành quy định Hệ thống báo cáo về khả năng chi trả, khả năng thanh khoản, Hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và các giải pháp xử lý của Eximbank.
- Quyết định 618/2010/EIB/QĐ-HĐQT ngày 30/12/2010 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ủy ban quản lý tài sản Nợ - tài sản Có (ALCO).
- Quyết định 1188/2012/EIB/TB-TGĐ ngày 03/05/2012 về việc hạn mức đảm bảo thanh toán tại Eximbank.
Đơn vị: tỷ đồng
Thực tế Quy định
1001 Hà Nội 30 12
1700 Ba Đình 23 8
1701 Long Biên 15 14
1702 Hai Bà Trưng 6 4
1900 Quảng Ninh 14 2
1603 Hải Phòng 15 6
1703 Đống Đa 10 5
1704 Cầu Giấy 7 2
1602 Vinh 19 3
1002 Đà Nẵng 6 3
1600 Hùng Vương 12 2
1200 Nha Trang 12 3
1901 Quảng Nam 3 1
1601 Quảng Ngãi 12 3
1201 Buôn Ma Thuột 7 3
1202 Đà Lạt 12 3
1604 Huế 7 1
1000 Hội sở 200 30
2000 Sở Giao Dịch 1 43 83
1004 Chợ Lớn 21 17
1007 Hòa Bình 10 7
1401 Sài Gòn 25 20
1012 Quận 10 41 10
1015 Quận 11 12 8
1400 Tân Định 9 10
1404 Cộng Hòa 12 7
1802 Thủ Đức 16 7
1403 Quận 7 16 10
1402 Quận 4 9 6
2100 Bình Phú 8 6
2101 Phú Mỹ Hưng 9 8
2103 Bình Tân 5 4
2102 Tân Sơn Nhất 6 10
2104 Quận 3 2 2
1800 Bình Dương 22 6
1801 Đồng Nai 12 7
1803 Bà Rịa 16 5
1003 Cần Thơ 21 9
1500 Tây Đô 16 2
1501 Mỹ Tho 19 5
1503 Long An 2 4
1502 An Giang 17 4
1504 Bạc Liêu 1 1
Hệ thống 784 337
Tồn quỹ Chi nhánh
Khu vực Mã CN
KV Hà NộiKV Miền TrungKV Tp.HCMKV Đông Nam Bộ
KV ĐB.Sông Cửu Long
Thực tế Quy định
1001 Hà Nội 3,653 397
1700 Ba Đình 419 197
1701 Long Biên 535 186
1702 Hai Bà Trưng 116 60
1900 Quảng Ninh 306 54
1603 Hải Phòng 518 655
1703 Đống Đa 181 52
1704 Cầu Giấy 121 110
1002 Đà Nẵng 547 56
1600 Hùng Vương 88 26
1200 Nha Trang 421 54
1901 Quảng Nam 21 2
1601 Quảng Ngãi 134 17
1602 Vinh 276 28
1201 Buôn Ma Thuột 259 25
1202 Đà Lạt 292 31
1604 Huế 94 12
1000 Hội sở 6,043 2,000
2000 Sở Giao Dịch 1 473 1,191
1004 Chợ Lớn 334 366
1007 Hòa Bình 224 186
1401 Sài Gòn 355 404
1012 Quận 10 208 231
1015 Quận 11 193 276
1400 Tân Định 366 284
1404 Cộng Hòa 173 180
1802 Thủ Đức 144 180
1403 Quận 7 266 334
1402 Quận 4 134 176
2100 Bình Phú 174 104
2101 Phú Mỹ Hưng 80 258
2103 Bình Tân 45 74
2102 Tân Sơn Nhất 246 295
2104 Quận 3 64 87
1800 Bình Dương 376 87
1801 Đồng Nai 86 106
1803 Bà Rịa 222 144
1003 Cần Thơ 275 50
1500 Tây Đô 52 15
1501 Mỹ Tho 103 21
1503 Long An 36 21
1502 An Giang 235 35
1504 Bạc Liêu 9 11
18,898 9,078
Mã CN Khu vực Chi nhánh
KV Tp.HCMKV Đông Nam Bộ
KV ĐB.Sông Cửu LongKV Hà NộiKV Miền Trung
4.1 Rủi ro thanh khoản ngân hàng ở Argentina năm 2001 Diễn biến sự việc
Năm 2001, nền kinh tế Argentina lại bắt đầu phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng trầm trọng: GDP giảm mạnh 4%, nền kinh tế bị thu hẹp 10%-15%, tỉ lệ thất nghiệp đạt mức kỉ lục 25%, thiếu vốn và thâm hụt tài khóa nặng nề.
Vào tháng 4 năm 2001, các nhà chức trách đã ban hành một loạt biện pháp trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng song song với hạn chế thâm hụt tài khoá. Tuy nhiên, các biện pháp này không những không làm chững lại sự suy thoái kinh tế mà còn khiến cho Argentina lún sâu hơn vào khủng hoảng. Sự thiếu minh bạch trong việc thực thi các chính sách này cộng với những mâu thuẫn giữa những nhà ban hành chính sách đã làm giảm lòng tin của thị trường. Việc nới lỏng dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng với mục đích ban đầu là làm tăng thanh khoản nhưng thực tế lại làm giảm chất lượng tín dụng và giảm khả năng thu hút vốn của các ngân hàng.
Chỉ số niềm tin đối với Argentina bị giảm sút là các dòng tiền gửi bị rút ồ ạt khỏi ngân hàng. Từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2001, 15 tỉ đô đã bị rút ra khỏi tài khoản tại các ngân hàng.
Sau sự rút chạy của dòng vốn đầu tư nước ngoài, tháng 12/2001, chính phủ Argentina đã thông qua một nhóm đạo luật mới được biết đến dưới cái tên Corralito.
Theo đó, các tài khoản ngân hàng trong toàn quốc đều bị đóng băng trong vòng 12 tháng. Chủ tài khoản chỉ được phép rút một lượng nhỏ tiền, phục vụ cho chi tiêu cá nhân (1.000USD/tháng/tài khoản) và thay các khoản tiền gửi bằng trái phiếu chính phủ thời hạn 10 năm. Biện pháp cứng rắn này của chính phủ Argentina có tác dụng giảm bớt dòng tiền ồ ạt bị rút ra.
Một số nhận định
Rủi ro thanh khoan tại Argentina do 4 nguyên nhân chính sau đây: